@Trung Kiên
Đối với
tôi, ngày ấy chỉ còn là ký ức đau buồn, tuổi hổ của chính mình, của bố mẹ, người
thân trong gia đình, đáng nhẽ điều đó cần được chôn vùi mãi mãi trong quá khứ. Thực
ra lúc đó tôi là một thanh niên mới lớn, tràn đầy tuổi thanh xuân nhưng hơm
chơi, sống buông thả, thực dụng mong có nhiều tiền để thảo mãn cái “dụng vọng”
tầm thường của riêng mình. Đúng là cặm bẫy cuộc đời không từ một ai, nghe theo
lời “đường mật” của kẻ xấu, với tôi lúc đó làm sao nhận thức hết được việc gì
nên làm, việc gì không nên làm, tôi tham gia biểu tình, thể hiện sự bồng bột của
tuổi mới lớn, tôi “nhiệt tình” quậy phá hòng thể hiện cái tôi trước những kẻ đã
cấp tiền cho tôi thỏa mãn điều tôi mong muốn. Nhưng tôi đâu có biết rằng đằng
sau đó là những cặm bẫy “quyền lực ngầm”
ép tôi trượt dài với những việc làm xấu xa, để tự đánh mất đi cuộc sống tốt đẹp
của chính mình, làm ảnh hưởng tới gia đình và người thâm... rồi bước ngặt cuộc
đời của tôi đã sang trang mới, sau hơn ba năm cải tạo, được sự giúp đỡ của quản
giáo, tôi miệt mài học nghề và dần phân biệt được cái đúng, cái sai,... rời xa
môi trường ấy, hiện nay tôi đã có việc làm và thu nhập ổn định, niềm vui của
gia đình lại trở lại, tôi chợt nhớ đến một câu nói “Nỗi bất hạnh làm ra con người, còn con người làm ra hạnh phúc”...
Thực tình tôi không muốn nhắc lại quá khứ đau buồn ấy, nhưng cuộc đời thật trớ
trêu và đâu phải dễ dàng như mình mong muốn. Hôm rồi tình cờ đọc bài viết của
tác giả Trần Nhật Phong trên trang “Danlambao” với tựa đề “Thiên tai hay nhân họa” suy
nghĩ hoài, tôi mới quyết định viết ra những dòng tâm tư của chính mình để chia
sẻ cùng các bạn gần xa, có chăng giúp ích gì cho mọi người.
Hãy khoan nói về bài viết của Nhật
Phong, trước tiên hãy nhìn vào lối sống thực dụng của tôi trước đây và một
bộ phận người trong xã hội hiện nay. Nó là căn bệnh của một cuộc sống buông
thả, thờ ơ và có những hành xử thô bạo, làm trái luân thường, đạo lý. Đối với tôi
lúc đó và họ bây giờ thì những giá trị đạo đức, nhân cách, hay tâm hồn chỉ là
một màng bông bóng mỏng manh mà cái được coi trọng và chú tâm đó là “lợi ích”,
những thứ mà họ có thể đong đếm tính toán được bằng tiền bạc, vật chất nhằm
thỏa mãn bản thân. Họ sẵn sàng chọn một công việc theo thị hiếu xã hội, một
công việc có thể kiếm ra nhiều tiền chứ không phải theo sở thích hay khả năng
của bản thân. Không coi trọng pháp luật, không coi trọng đạo đức nên dễ dàng có
những hành vi như bạo lực, cướp bóc,…cao hơn có thể phản bội lại chính Tổ quốc,
dân tộc mình một cách mù quáng chỉ vì để
thỏa mãn một lối sống hưởng thụ, hưởng lạc quá mức của họ. Hậu
quả của lối sống thực dụng ấy để lại khiến bao người phải ngao ngán bởi nó đã
làm tha hóa con người, ảnh hưởng tới xã hội và tương lai của đất nước… Sống
thực dụng khơi dậy trong con người những ham muốn bản năng, làm họ chỉ mong
muốn, có cơ hội để chạy theo lối sống hưởng lạc, chạy theo những lợi ích trước
mắt mà quên đi bản thân của mỗi người cần phải phấn đấu, cần phải có mục tiêu,
ước mơ và nghị lực. Nếu nhìn vào mối quan hệ giữa người với người hiện nay, thì
những người sống thực dụng nói chung sẽ thấy mối quan hệ luôn mang bản chất vụ
lợi, coi vật chất là thứ để đánh giá chứ không để tình cảm lành mạnh chứng
minh. Và ở trong cuộc sống cũng vậy, họ luôn vô trách nhiệm, bàng quang trước
mọi việc, vô cảm trước những mảnh đời bất hạnh, những cái đau của đồng loại,
không biết đấu tranh chống lại cái sai, cái xấu cũng như không bao giờ họ ủng
hộ cái đúng, cái tốt. Cụ thể hơn, trong xã hội ta còn nhiều khiếm khuyết phải
loại bỏ như nạn tham những, lãng phí, băng hoại đạo đức, lối sống, nhưng đặc
biệt hơn đang tồn tại trường hợp những người hoặc nhóm người bằng các thủ đoạn
chính trị đã cướp đoạt quyền lực của nhân dân, biến nhân dân thành đối tượng bị
cai trị. Nhân dân sau khi ủy quyền thì mất quyền, còn người được ủy quyền thì
dần dần bị quyền lực làm tha hóa do lối sống thực dụng “sống chết mặc bay, tiền
thầy bỏ túi”. Họ sử dụng quyền lực không phải để bảo vệ và phục vụ nhân dân như
mục đích ban đầu, mà để phục vụ lợi ích của cá nhân, gia đình, dòng họ, cho một
nhóm người, họ quay lại ức hiếp nhân dân, biến nhân dân từ chủ nhân của quyền
lực thành đối tượng bị chèn ép, bị ức hiếp, bị tước đoạt, những đối tượng này đang
bị xã hội lên án và sẽ bị loại bỏ... Nhưng một vấn đề nữa cũng cần phải được xã
lên án, hiện nay đang tồn tại một nhóm người, chính những con người này lại thể
hiện thực dụng theo kiểu khác, họ triệt để lợi dụng mặt trái nhức nhối trong xã
hội để vụ lợi, làm tiền, bôi xấu chế độ, gây phương hại đến đất nước, phá vỡ sự
bình yên mà nhân dân ta đang thụ hưởng... Trong số đó phải nhắc tới các gương
mặt anh tài cần nhắc tới như Nguyễn Quang A, Nguyễn Đình Cống, Bùi tín, Nguyễn
Thái Hợp... và gần đây phải kể đến Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh... Trở lại bài viết của Trần Nhật Phong, tôi thấy trong đó có
nhiều nội dụng kích động lòng người, hàm hồ trong so sánh, thiếu thông tin về
tình hình trong nước, phiến trong nhận xét, đánh giá... Câu hỏi đặt ra là, liệu
y đã làm được gì cho đất nước, cho dân tộc, có chăng y cũng là tên lính xung
kích chống cộng bằng những bài viết hư cấu, xuyên tạc theo dụng ý của mình, chỉ
vì hám tiền, thực dụng mà bất chấp tất cả, xét về bản chất cũng giống như nhóm
người kể trên, có chăng chỉ khác nhau ở thủ đoạn mà thôi, đến đây tôi lại chợt liên
tưởng đến câu nói của ai đó “Đừng bận tâm
về những điều người ta nói xấu sau lưng bạn, vì họ là những người chỉ bới móc
sai lầm trong đời bạn thay vì lo sửa sai lỗi lầm của chính mình!”.
Trước
thông tin sai trái từ các phần tử kể trên đang tung lên các trang mạng như hiện
nay và bài học từ những gì tôi đã trải qua... Vậy bằng cách nào, để có một cuộc
sống lành mạnh thì mỗi chúng ta hãy sống biết khát khao, có khát vọng, lí
tưởng, có những hoài bão và mục đích sống để mình biết phấn đấu, mình có động
lực, biết phân biệt cái đúng, cái sai. Khi đó bạn sẽ cảm thấy từng phút, từng
giờ đáng để trân trọng thì làm sao có thể bị cám dỗ bởi những lối sống ích kỉ,
tầm thường. Bên cạnh đó, gia đình, cha mẹ và cả xã hội luôn là chỗ dựa tinh
thần vững chắc cho ban, cho tôi và cho tất cả chúng ta. Chúng ta hãy tự rút ra
cho mình bài học nhận thức rồi hãy hành động. Phải đấu tranh với chính bản thân
mình để loại trừ lỗi sống thực dụng vô lối. Hãy hành động tích cực, hãy chủ
động tìm và nắm bắt cơ hội, hãy hướng tới tương lai tốt đẹp cho chính mình. Và
hãy nhớ rằng “việc hội nhập với cuộc sống hiện đại là rất cần thiết nhưng không
phải vì thế mà đánh mất đi những giá trị chuẩn mực truyền thông tốt đẹp của dân
tộc”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét