Chủ tịch nước đề nghị, nếu ai đó còn có ngần ngại, còn có bất đồng, chúng ta hãy nói với các bạn ấy rằng Mẹ hiền Việt Nam lúc nào cũng dang rộng cánh tay đón nhận tất cả những người con của mình về với Tổ quốc. Không có lý do gì, sự bất đồng gì ngăn cản sự đoàn kết, thống nhất quốc gia trong sự nghiệp phát triển, xây dựng đất nước của chúng ta.
>>Bài 1: Tôn trọng sự thật một giai đoạn lịch sử
>>Bài 2: Trải nghiệm thực tế để thay đổi định kiến
>>Bài 1: Tôn trọng sự thật một giai đoạn lịch sử
>>Bài 2: Trải nghiệm thực tế để thay đổi định kiến
Tháng 6/2007, trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã có cuộc gặp gỡ với kiều bào tại quận Cam - một địa chỉ hội tụ đông đảo người Việt di cư sau 30/4/1975. Bằng tình cảm ấm áp, chân tình, Chủ tịch nước chia sẻ: “Chúng ta nghĩ Tổ quốc là cái gì xa xôi, nhưng Quốc văn giáo khoa thư nói rằng, đó là những gì gần gũi nhất... Tôi mong bà con của mình, hãy vì quê hương đất nước, gác bỏ những khác biệt của mình, hãy đoàn kết lại, cùng nhau xây dựng Mẹ hiền Việt Nam, đất nước Việt Nam giàu mạnh, hùng cường”.
Chủ tịch nước đề nghị, nếu ai đó còn có ngần ngại, còn có bất đồng, chúng ta hãy nói với các bạn ấy rằng Mẹ hiền Việt Nam lúc nào cũng dang rộng cánh tay đón nhận tất cả những người con của mình về với Tổ quốc. Không có lý do gì, sự bất đồng gì ngăn cản sự đoàn kết, thống nhất quốc gia trong sự nghiệp phát triển, xây dựng đất nước của chúng ta.
Tháng 7/2013, nhân chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dành thời gian gặp mặt đại diện cộng đồng người Việt, lưu học sinh, sinh viên Việt Nam, bạn bè Mỹ và Liên hợp quốc. Tại cuộc gặp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh rằng, Việt Nam quyết tâm tiếp tục công cuộc đổi mới, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, không ngừng tạo cơ hội để tăng cường quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ và tăng cường gắn kết với cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Chủ tịch nước chia sẻ những quan tâm, hoan nghênh những nỗ lực và kết quả hoạt động của người Việt Nam tại Hoa Kỳ; đồng thời bày tỏ mong muốn hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực một cách thiết thực, góp phần tích cực vào tiến trình hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như đem lại những lợi ích thiết thực cho hai nước và khu vực.
Ngày nay, Việt Nam giành được những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng, quan hệ quốc tế với xu hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, các quan điểm, tư duy cũng có nhiều đổi mới so với trước. Đó là điều kiện để chúng ta thực hiện hiệu quả hơn, sâu rộng hơn, thực chất hơn vấn đề hòa giải, hòa hợp dân tộc. Lực lượng người Việt cực đoan ngày càng suy yếu về số lượng và phạm vi hoạt động nhưng tăng cường mức độ chống phá với thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hòa giải, hòa hợp dân tộc cũng như sự phát triển nói chung.
Với truyền thống hòa hiếu của dân tộc Việt Nam, chúng ta nhất quán thực hiện chủ trương khép lại quá khứ, hướng tới tương lai - Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Điều này được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ trong diễn văn tại lễ kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: “Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - thành công, thành công, đại thành công”, đồng bào ta ở trong nước cũng như ở nước ngoài, mỗi người chúng ta hãy nêu cao tinh thần dân tộc, lòng yêu nước thương nòi, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, không phân biệt quá khứ, vượt lên trên những khác biệt, cùng nhau chân thành hòa hợp dân tộc, vun đắp và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, tất cả vì một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh như mong muốn cuối cùng trong Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu”.
Trong việc thực hiện hòa giải, hòa hợp dân tộc, qua nghiên cứu, đánh giá thực tiễn, theo chúng tôi cần nhất quán những quan điểm sau:
Thứ nhất, lấy lợi ích dân tộc, gốc rễ đồng bào làm điểm tựa. Dân tộc Việt Nam có truyền thống tương thân, tương ái thì dù sinh sống ở đâu, cái nghĩa đồng bào vẫn là điểm trọng. Con cái có thể lúc này hay lúc khác vì các lý do khác nhau mà ra đi, mà có những khác biệt nhưng đất mẹ luôn bao dung, rộng vòng tay đón những đứa con trở về. Quan điểm của Đảng ta luôn thể hiện tinh thần đó và việc thực hiện hiệu quả hơn nữa Nghị quyết 36/NQ-TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài là một yêu cầu khách quan. Nghị quyết đã đánh giá một cách toàn diện, thực chất hệ thống chủ trương, chính sách, pháp lý, hành chính đối với kiều bào và đề ra những giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.
Thứ hai, tôn trọng lịch sử, không khoét sâu hận thù. Có cuộc chiến tranh nào mà không có đau thương, mất mát, không có chia ly kẻ đi, người ở, không có những hận thù. Nhưng tất cả khi đã là quá khứ, chúng ta phải biết để nó lại đằng sau, biết lấy đó làm bài học để tránh lặp lại. Việc những người Việt từng phải đối đầu giữa hai bên chiến tuyến, đó là một giai đoạn lịch sử mà dân tộc ta trải qua với bao biến cố để có được độc lập, thống nhất như ngày hôm nay. Việc bộ phận người Việt sau 30/4/1975 di cư sang Mỹ và nhiều nước khác cũng là một sự thật lịch sử và dù ra đi với bất kỳ lý do gì, chúng ta cũng nên có cách nhìn nhận ôn hòa.
Thứ ba, lấy chân thành để xóa thù hận: Những khác biệt trong quan điểm giữa bộ phận người Việt ở nước ngoài, nhất là tại Mỹ với đất nước cần được giải quyết bằng sự chân tình. Trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước, chúng ta đến với họ bằng sự thực tâm, chủ động mở rộng tiếp xúc cả với những người còn có định kiến, mặc cảm với Nhà nước và chế độ; tạo điều kiện để những người đã phục vụ trong chế độ cũ, những người hoạt động tôn giáo, văn hóa - nghệ thuật, xã hội… có tinh thần dân tộc được trở về quê hương. Tất cả các hoạt động này đã tác động tích cực đến cộng đồng cũng như dư luận trong và ngoài nước, bà con dần hiểu hơn, tin tưởng hơn vào chính sách của Nhà nước ta. Bắc nhịp cầu qua ngăn cách, xóa bỏ khác biệt trong ý thức họ không đơn giản, nó đòi hỏi những nỗ lực to lớn cả từ phía Nhà nước cũng như từ phía cộng đồng người Việt trong và ngoài nước. Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để thực hiện mục tiêu ấy bởi tinh thần dân tộc, sự bao dung và lòng yêu nước, một truyền thống bền vững.
Thứ tư, cần phản bác những quan điểm cực đoan, có tính chất lợi dụng vấn đề hòa giải, hòa hợp để chống đất nước. Đó là những quan điểm được bơm vá, bôi vẽ, xuyên tạc làm sai lệch bản chất như cho rằng, đối với người Việt Nam thì không thể có hòa giải, hòa hợp hay đặt ra điều kiện, muốn hòa giải, hòa hợp thì Đảng Cộng sản Việt Nam phải từ bỏ Chủ nghĩa Mác - Lê nin, phải từ bỏ Chủ nghĩa xã hội… Hòa giải, hòa hợp là nguyện vọng chính đáng, xuất phát từ cội nguồn dân tộc và thực hiện trên cơ sở lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, do đó không thể có chuyện đặt ra yêu cầu, điều kiện như trên. Đòi xóa bỏ Đảng Cộng sản, đòi đa nguyên, đa đảng, đòi từ bỏ chủ nghĩa xã hội thực chất là sự xảo trá của những kẻ chống phá, lợi dụng chiêu bài hòa giải, hòa hợp để xuyên tạc, áp đặt. Hòa hợp dân tộc, xóa đau thương chiến tranh là đòi hỏi khách quan, mở ra cơ hội khép lại quá khứ, gạt bỏ hận thù, thành kiến, chân thành hòa giải, hòa hợp, đó là một chính sách vĩ mô lâu dài chứ không phải là thủ đoạn chính trị như luận điệu xuyên tạc của kẻ địch.
Thứ năm, hòa giải hòa hợp là xu thế tất yếu của thời đại. Cần nhận thức rằng, dù còn những khác biệt, những vách ngăn chưa được tháo gỡ song xu thế đồng thuận và ủng hộ công cuộc phát triển đất nước ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết, trở thành nguyện vọng chung của hầu hết người Việt Nam. Dù ở đâu, bất cứ ai cũng có quyền về quê hương đất mẹ để thăm lại cố hương, nhớ lại tuổi thơ yên bình, gặp lại người thân, thắp nén nhang cho người thân đã khuất, không có gì cản trở những ý nguyện tốt đẹp của bất cứ ai đối với đất nước mình. Sự chống phá chỉ là thiểu số và ngày càng lạc lõng, đơn điệu trong xu thế phát triển đất nước, sự hội nhập sâu rộng, đặc biệt là quan hệ hợp tác toàn diện Việt – Mỹ.
Về giải pháp, thời gian tới, cần thực sự thể hiện tinh thần hòa hợp dân tộc, phát huy cao độ truyền thống đại đoàn kết toàn dân, đề cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, chủ động đến với kiều bào, chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng để bà con kiều bào thấy Đảng và Nhà nước là chỗ dựa vững chắc trong quá trình hội nhập, ổn định cuộc sống, giữ gìn bản sắc dân tộc, đặc biệt là duy trì Tiếng Việt.
Bên cạnh đó, phải thực sự coi trọng nguồn lực của cộng đồng, xóa bỏ mọi rào cản, phân biệt giữa đồng bào trong nước và đồng bào ở nước ngoài trong xây dựng chính sách, tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho bà con về nước kinh doanh và đầu tư, tạo điều kiện cho bà con kiều bào đóng góp cho đất nước trong khả năng của mình bằng những hình thức phù hợp. Điểm nữa, chủ động có những biện pháp đột phá trong vận động kiều bào, đồng thời kiên quyết đấu tranh, cô lập, tiến tới làm tan rã các lực lượng cực đoan, phản động. Công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại cần có những bước đột phá, phù hợp với tình hình, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ ngày nay.
Chủ tịch nước đề nghị, nếu ai đó còn có ngần ngại, còn có bất đồng, chúng ta hãy nói với các bạn ấy rằng Mẹ hiền Việt Nam lúc nào cũng dang rộng cánh tay đón nhận tất cả những người con của mình về với Tổ quốc. Không có lý do gì, sự bất đồng gì ngăn cản sự đoàn kết, thống nhất quốc gia trong sự nghiệp phát triển, xây dựng đất nước của chúng ta.
Tháng 7/2013, nhân chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dành thời gian gặp mặt đại diện cộng đồng người Việt, lưu học sinh, sinh viên Việt Nam, bạn bè Mỹ và Liên hợp quốc. Tại cuộc gặp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh rằng, Việt Nam quyết tâm tiếp tục công cuộc đổi mới, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, không ngừng tạo cơ hội để tăng cường quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ và tăng cường gắn kết với cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Chủ tịch nước chia sẻ những quan tâm, hoan nghênh những nỗ lực và kết quả hoạt động của người Việt Nam tại Hoa Kỳ; đồng thời bày tỏ mong muốn hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực một cách thiết thực, góp phần tích cực vào tiến trình hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như đem lại những lợi ích thiết thực cho hai nước và khu vực.
Ngày nay, Việt Nam giành được những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng, quan hệ quốc tế với xu hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, các quan điểm, tư duy cũng có nhiều đổi mới so với trước. Đó là điều kiện để chúng ta thực hiện hiệu quả hơn, sâu rộng hơn, thực chất hơn vấn đề hòa giải, hòa hợp dân tộc. Lực lượng người Việt cực đoan ngày càng suy yếu về số lượng và phạm vi hoạt động nhưng tăng cường mức độ chống phá với thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hòa giải, hòa hợp dân tộc cũng như sự phát triển nói chung.
Kiều bào đến thăm đảo Trường Sa. |
Trong việc thực hiện hòa giải, hòa hợp dân tộc, qua nghiên cứu, đánh giá thực tiễn, theo chúng tôi cần nhất quán những quan điểm sau:
Thứ nhất, lấy lợi ích dân tộc, gốc rễ đồng bào làm điểm tựa. Dân tộc Việt Nam có truyền thống tương thân, tương ái thì dù sinh sống ở đâu, cái nghĩa đồng bào vẫn là điểm trọng. Con cái có thể lúc này hay lúc khác vì các lý do khác nhau mà ra đi, mà có những khác biệt nhưng đất mẹ luôn bao dung, rộng vòng tay đón những đứa con trở về. Quan điểm của Đảng ta luôn thể hiện tinh thần đó và việc thực hiện hiệu quả hơn nữa Nghị quyết 36/NQ-TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài là một yêu cầu khách quan. Nghị quyết đã đánh giá một cách toàn diện, thực chất hệ thống chủ trương, chính sách, pháp lý, hành chính đối với kiều bào và đề ra những giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.
Thứ hai, tôn trọng lịch sử, không khoét sâu hận thù. Có cuộc chiến tranh nào mà không có đau thương, mất mát, không có chia ly kẻ đi, người ở, không có những hận thù. Nhưng tất cả khi đã là quá khứ, chúng ta phải biết để nó lại đằng sau, biết lấy đó làm bài học để tránh lặp lại. Việc những người Việt từng phải đối đầu giữa hai bên chiến tuyến, đó là một giai đoạn lịch sử mà dân tộc ta trải qua với bao biến cố để có được độc lập, thống nhất như ngày hôm nay. Việc bộ phận người Việt sau 30/4/1975 di cư sang Mỹ và nhiều nước khác cũng là một sự thật lịch sử và dù ra đi với bất kỳ lý do gì, chúng ta cũng nên có cách nhìn nhận ôn hòa.
Thứ ba, lấy chân thành để xóa thù hận: Những khác biệt trong quan điểm giữa bộ phận người Việt ở nước ngoài, nhất là tại Mỹ với đất nước cần được giải quyết bằng sự chân tình. Trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước, chúng ta đến với họ bằng sự thực tâm, chủ động mở rộng tiếp xúc cả với những người còn có định kiến, mặc cảm với Nhà nước và chế độ; tạo điều kiện để những người đã phục vụ trong chế độ cũ, những người hoạt động tôn giáo, văn hóa - nghệ thuật, xã hội… có tinh thần dân tộc được trở về quê hương. Tất cả các hoạt động này đã tác động tích cực đến cộng đồng cũng như dư luận trong và ngoài nước, bà con dần hiểu hơn, tin tưởng hơn vào chính sách của Nhà nước ta. Bắc nhịp cầu qua ngăn cách, xóa bỏ khác biệt trong ý thức họ không đơn giản, nó đòi hỏi những nỗ lực to lớn cả từ phía Nhà nước cũng như từ phía cộng đồng người Việt trong và ngoài nước. Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để thực hiện mục tiêu ấy bởi tinh thần dân tộc, sự bao dung và lòng yêu nước, một truyền thống bền vững.
Thứ tư, cần phản bác những quan điểm cực đoan, có tính chất lợi dụng vấn đề hòa giải, hòa hợp để chống đất nước. Đó là những quan điểm được bơm vá, bôi vẽ, xuyên tạc làm sai lệch bản chất như cho rằng, đối với người Việt Nam thì không thể có hòa giải, hòa hợp hay đặt ra điều kiện, muốn hòa giải, hòa hợp thì Đảng Cộng sản Việt Nam phải từ bỏ Chủ nghĩa Mác - Lê nin, phải từ bỏ Chủ nghĩa xã hội… Hòa giải, hòa hợp là nguyện vọng chính đáng, xuất phát từ cội nguồn dân tộc và thực hiện trên cơ sở lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, do đó không thể có chuyện đặt ra yêu cầu, điều kiện như trên. Đòi xóa bỏ Đảng Cộng sản, đòi đa nguyên, đa đảng, đòi từ bỏ chủ nghĩa xã hội thực chất là sự xảo trá của những kẻ chống phá, lợi dụng chiêu bài hòa giải, hòa hợp để xuyên tạc, áp đặt. Hòa hợp dân tộc, xóa đau thương chiến tranh là đòi hỏi khách quan, mở ra cơ hội khép lại quá khứ, gạt bỏ hận thù, thành kiến, chân thành hòa giải, hòa hợp, đó là một chính sách vĩ mô lâu dài chứ không phải là thủ đoạn chính trị như luận điệu xuyên tạc của kẻ địch.
Thứ năm, hòa giải hòa hợp là xu thế tất yếu của thời đại. Cần nhận thức rằng, dù còn những khác biệt, những vách ngăn chưa được tháo gỡ song xu thế đồng thuận và ủng hộ công cuộc phát triển đất nước ngày càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết, trở thành nguyện vọng chung của hầu hết người Việt Nam. Dù ở đâu, bất cứ ai cũng có quyền về quê hương đất mẹ để thăm lại cố hương, nhớ lại tuổi thơ yên bình, gặp lại người thân, thắp nén nhang cho người thân đã khuất, không có gì cản trở những ý nguyện tốt đẹp của bất cứ ai đối với đất nước mình. Sự chống phá chỉ là thiểu số và ngày càng lạc lõng, đơn điệu trong xu thế phát triển đất nước, sự hội nhập sâu rộng, đặc biệt là quan hệ hợp tác toàn diện Việt – Mỹ.
Về giải pháp, thời gian tới, cần thực sự thể hiện tinh thần hòa hợp dân tộc, phát huy cao độ truyền thống đại đoàn kết toàn dân, đề cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, chủ động đến với kiều bào, chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng để bà con kiều bào thấy Đảng và Nhà nước là chỗ dựa vững chắc trong quá trình hội nhập, ổn định cuộc sống, giữ gìn bản sắc dân tộc, đặc biệt là duy trì Tiếng Việt.
Bên cạnh đó, phải thực sự coi trọng nguồn lực của cộng đồng, xóa bỏ mọi rào cản, phân biệt giữa đồng bào trong nước và đồng bào ở nước ngoài trong xây dựng chính sách, tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho bà con về nước kinh doanh và đầu tư, tạo điều kiện cho bà con kiều bào đóng góp cho đất nước trong khả năng của mình bằng những hình thức phù hợp. Điểm nữa, chủ động có những biện pháp đột phá trong vận động kiều bào, đồng thời kiên quyết đấu tranh, cô lập, tiến tới làm tan rã các lực lượng cực đoan, phản động. Công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại cần có những bước đột phá, phù hợp với tình hình, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ ngày nay.
Đăng Trường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét