Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Tham nhũng ở tổ chức chống tham nhũng Minh bạch quốc tế!

Tham nhũng là khái niệm thường dùng để chỉ các viên chức chính quyền hay những kẻ được giao quyền, lợi dụng quyền lực để tìm kiếm lợi ích bất hợp pháp hoặc cá nhân, làm trái với phương châm đạo đức và luật lệ. Tiếng Anh Corruption xuất phát từ tiếng Latin "corruptus" – ngày nay còn có nghĩa rộng hơn: suy đồi, thối nát. Tham nhũng, đến lượt lại gây ra những hiện tượng tiêu cực khác trong xã hội, thí dụ: phe nhóm, suy đồi đạo đức…
Tổ chức phi chính phủ - NGO có tên Minh bạch quốc tế (Transparency International – TI) được thành lập năm 1993 ở Đức, người sáng lập là Peter Eigen, 1 cựu giám đốc World Bank. Với tuyên bố chống tham nhũng và điều tra, nghiên cứu tham nhũng qui mô quốc tế của mình, hàng năm họ đưa ra các báo cáo tình hình tham nhũng ở nhiều quốc gia và bảng xếp hạng “nhận thức tham nhũng” cũng như 1 số loại báo cáo khác về tham nhũng và nhân quyền dân chủ.
Nhưng họ lại làm tất cả những điều này bằng phương pháp tham nhũng!
Ai đó có thể ngạc nhiên về 1 nhận định như vậy, nhưng theo đúng khái niệm tham nhũng: là lợi dụng quyền lực để tìm kiếm lợi ích cá nhân! Cá nhân ở đây có thể hiểu là 1 cá nhân cụ thể, 1 tổ chức hay 1 nhóm lợi ích, còn lợi ích không chỉ là tiền, mà còn là lợi thế kinh tế, chính trị hay danh vọng… Minh bạch quốc tế đang lợi dụng quyền của họ để tham nhũng!
Một bài viết đã từng đề cập 1 ít đến điều này: Liberals - Tự do thực sự là phi tự do P-3;
Trong bài viết này, chúng ta xem xét chi tiết hơn vấn đề tham nhũng ở phương Tây, những kẻ đang lợi dụng nó để chống chế độ và bản chất tham nhũng của tổ chức gọi là Minh bạch quốc tế, cũng như tại sao Nga phải tìm lối đi riêng. Bài viết sử dụng một số nguồn tư liệu thu thập được trên Internet.
Tham nhũng ở phương Tây!
Phương Tây, các tổ chức quốc tế của họ thường lấy chủ đề tham nhũng để gây sức ép với các quốc gia họ không ưa, để giành lợi thế chính trị, hay đơn giản là kinh tế, đầu tư cho các tập đoàn của họ. Thậm chí, tham nhũng được lấy làm nguyên cớ để họ kích động các phe phái trong nước biểu tình, chống đối, bạo loạn lật đổ.
Nhưng, như đã từng có nhận xét: Thực sự tham nhũng nằm ở cơ chế CNTD phương Tây; Do đó, tất nhiên các chế độ phương Tây rất tham nhũng, có điều truyền thông của họ ỉm đi và chỉ nói đến tham nhũng ở các nước thế giới thứ 3.
Cơ quan chống tham nhũng EU – OLAF có 1 tập hồ sơ dày cộp về trường hợp cựu TT Đức Christian Wulff (2010-2012) với 28 vụ “lạm dụng quyền lực” qui mô lớn. Tuy nhiên ông ta chỉ đơn giản là từ chức và tòa án ở Hanover đã không đưa ra bất cứ phán xét nào chống ông ta. Một trường hợp khác là cựu TT Pháp Sarkozi từng bị bắt giam và điều tra nghi án nhận tiền bẩn tranh cử năm 2007, trong đó có cả tiền của cựu TT Libya Gaddafì và dính líu đến việc thủ tiêu ông này. Tuy nhiên, điều tra kéo dài và cho đến nay chưa có bất cứ phán quyết nào.
Cũng OLAF cảnh báo, trong những năm gần đây, vấn đề tham nhũng trong các cơ cấu EU đã đạt đến mức độ chưa từng có, qui mô tham nhũng – như báo cáo của Ủy ban EU là 120 tỷ euro mỗi năm và gây thiệt hại khác nữa cho EU 300 tỷ euro. Đó là 1/3 ngân sách EU. Tôi cũng đã có bài viết đề cập đến việc này: Trong EU trộm cắp hết 1/3 ngân sách;
Đặc điểm khác cần chú ý là nhiều nước EU (Austria, Britain, Denmark, Switzerland, Finland…), cũng như Ấn Độ, TQ, cũng như Mỹ, không có khái niệm tham nhũng lập pháp (làm luật). Nói cách khác, tham nhũng ở phương Tây đa phần đã được luật hóa để trở thành hợp pháp, ví dụ ở Mỹ, chi tiền cho các nghị sĩ để làm luật và chính sách có lợi cho 1 số kẻ hay công ty được gọi là Lobby, thậm chí có cả các hãng lobby chuyên nghiệp rất nổi tiếng.
Mặt khác, đặc trưng của mô hình tham nhũng phương Tây là không phải lúc nào cũng liên quan trực tiếp đến ngân sách hay quĩ công. Với việc xuất hiện của các tập đoàn khổng lồ và độc quyền nhiều lĩnh vực, rõ ràng làm xuất hiện hình thức tham nhũng hoàn toàn mới và độc nhất: tham nhũng quản trị, cần gì phải hối lộ vặt các quan chức cấp thấp khi đơn giản hơn là mua chuộc các viên quản trị cấp cao để giành HĐ không chỉ từ ngân khố mà còn từ các tập đoàn tài chính công nghiệp.
Đặc trưng này có thể làm họ ít có tham nhũng vặt. Nhưng không giống các công chức, nhận hối lộ vặt để thỏa mãn nhu cầu tiện nghi đời sống như mua nhà, tậu xe, nghỉ khách sạng 5 sao hay bay hạng 1… Các viên quản trị công ty lớn thèm khát tiền và sống xa hoa như con người bình thường muốn ăn và đi tìm thức ăn. Đến 35% các viên quản trị Đức cấp thấp thú nhận được trả tiền từ các công ty khác để tham gia vào HĐ của họ, để nhận ưu đãi vốn, tín dụng, hay để kiểm toán trang trí các dữ liệu báo cáo.

Như truyền thông EU nói, các quốc gia EU cũng có sự khác biệt. Tây ban nha cũng như Hy Lạp và Bỉ thích các món quà cá nhân độc đáo, trong khi các đồng nghiệp Đông Âu thích tiền mặt hay còn gọi là “phong bì”.
Còn các viên quản trị Đức lớn thì ưa các dịch vụ giải trí cao cấp: các chuyến du lịch miễn phí, tiệc tùng hạng sang, và gái cao cấp – rất nhiều họ coi điều đó là bình thường. Đó là điều được viết trong bài báo của Carsten Dirig trên tờ Die Welt: "Các viên quản trị nước nào hay tham nhũng?".
Nhưng EU không thể sánh được với các đồng nghiệp Mỹ. Trên trang mạng Washingtonsblog.com, có bài viết ra ngày 5 tháng 5/2015 với tiêu đề, Vấn đề chính của nước Mỹ: tham nhũng; bài viết của họ sử dụng khái niệm rộng hơn của tham nhũng – corruption theo nghĩa suy đồi, thối nát và đưa ra cơ man đường link đến những sự vụ đình đám ở nhiều cấu trúc chính quyền Mỹ, kể cả lĩnh vực tư nhân. Thậm chí trong ở 1 bài viết, họ cho chạy 1 tiểu đề gây sốc: Chính phủ chỉ là nghiệp đoàn tội phạm khổng lồ, với các lãnh chúa tội phạm khác nhau sử sụng quyền lực trộm cắp của họ để cướp bóc và tàn phá dân chúng. Họ tự tin bởi họ sẽ không bị khởi tố bởi…
Cơ quan thống kê EU năm 2014, Eurobarometer cho biết, 76% dân chúng EU cho rằng tham nhũng tràn lan ở EU, 56% tin là mức độ tham nhũng ở nước họ đã tăng trong 3 năm gần đây.
Tương tự! Cơ quan khảo sát – đánh giá quan điểm công chúng của Mỹ rất nổi tiếng là Viện Gallup công bố 1 khảo sát năm 2014, 79% dân chúng Mỹ tin tham nhũng lan tràn trong CQ Obama.
Tình cảnh tham nhũng Mỹ rõ ràng nặng nề hơn nhiều EU. Đặc biệt dưới thời Obama tham nhũng Mỹ đã đạt đến đỉnh cao mới. Một ví dụ cụ thể là CQ Obama đã có nhiều nỗ lực để giải quyết tình trạng thất nghiệp đang rất cao ở Mỹ, nhưng họ thất bại và lừa dối dân chúng Mỹ đã tạo hàng triệu chỗ làm mới – đó là 1 dạng tham nhũng.
Như nói, lobby ở Mỹ là hợp pháp, nhưng do tính đua tranh, nên chưa đủ để các nhà vận động hàng lang hành sự - họ thường xuyên phạm luật. Nhà khoa học chính trị Mỹ, ông Allan Lichtman cho biết: Đầu tư béo bở nhất ở Mỹ, ở cả 2 đảng Con Voi và Con Lừa là “bỏ vốn chính trị”. Chỉ vài triệu hay vài trăm ngàn đô la “đầu tư” vào các chiến dịch, anh có thể thu được nhiều tỷ đô la lợi nhuận, mà thực tế là chỉ cần viết lại, thay đổi đôi dòng mã thuế, và rất ít ai quan tâm. Do vậy, phân đoạn tham nhũng nhất của nước Mỹ là cái “nền dân chủ” lừng danh của họ. Ông trùm đầu cơ Tom Steyer thậm chí tuyên bố: đầu tư hàng triệu đô la vào bầu cử cho đảng Dân chủ là thông minh! Mua bầu cử là từ thiện!
Tuy nhiên, hầu hết các vụ lạm dụng quyền lực, tình trạng tham nhũng phổ biến đã bị che đậy cẩn thận khỏi công chúng bởi giới truyền thông và vì bị ngăn cấm bởi chính quyền. Để làm sao, trong con mắt thế giới nước Mỹ luôn luôn là sạch sẽ, danh tiếng.
CQ Mỹ không thể quyết toán hàng tỷ đô la chi cho chiến tranh và tái thiết Iraq, Afghan, Lybia… đơn giản là họ không biết số tiền đó đi đâu!? Khoản tái thiết Afghan $1,3 tỷ mà Lâu năm góc mới đây cho biết đã “bị mất” chưa phải là cuối cùng. Năm ngoái, Ngoại trưởng John Kerry hồn nhiên thông báo Bộ ngoại giao Mỹ không biết 6 tỷ đô la của họ đã để ở đâu! Họ không có ý tưởng cái gì đã xảy ra với tiền cho “các nhà thầu”!
Trong bê bối ObamaCare, người quen của vợ Obama đã nhận $700 triệu tiền ngân sách để lập website đăng ký bảo hiểm. Nhưng trang web rất vớ vẩn, tồi tệ và không hoạt động được. Obama lên tiếng xin lỗi và không kẻ nào bị phạt.
Và có thể kể hàng chục vụ đình đám khác nữa, đó là câu chuyện nhiều tập… Nhưng tất cả điều này không có trong báo cáo của Minh bạch quốc tế.
Tham nhũng là khẩu hiệu tốt để tập hợp phe phái đối lập!
Anh dân chủ, chị dân quyền bị truyền thông phương Tây nhồi sọ đến mụ mẫm rằng, chế độ CS là cực kỳ tham nhũng, thậm chí họ tuyên bố tham nhũng là “bản chất” của người CS. Ngược lại, họ tin tưởng ngây thơ rằng phương Tây vô cùng “sạch sẽ, văn minh”, dĩ nhiên sạch bóng tham nhũng! Thậm chí đôi khi các vụ tham nhũng đình đám và lộ liễu nổi lên trên truyền thông lại được họ ca ngợi là tấm gương chống tham nhũng.
Vì thế mà có những khẩu hiệu động trời: “Dân oan Việt Nam quyết tâm tiêu diệt tham nhũng” hay “Diệt quan tham”… Họ cho rằng để bao che tham nhũng, chế độ đã bóp nghẹt dân chủ, nhân quyền của họ.
Vấn đề là làm thế nào để họ có hiểu biết về tham nhũng khi chỉ nghe cái loa tuyên truyền phương Tây, cùng lắm là “xếp hạng minh bạch” đầy đủ “khoa học tính” của Tổ chức minh bạch quốc tế!
Hầu như mọi cuộc bạo loạn cách mạng màu đều có những khẩu hiệu tố cáo tham nhũng. TT Hosni Mubarak cầm quyền lâu đời ở Ai Cập và bị lật đổ vì bạo loạn “mùa xuân Arabia”, ông ta tiếp tục bị xét xử vì cáo buộc tham nhũng. Ở Ukraine, Maidan huy động hàng trăm nghìn người biểu tình bạo loạn liên tục cho đến khi lật đổ TT Victor Yanukovych cũng với lý do tham nhũng.
Bởi các phe nhóm chống đối, đối lập CQ cũng là vì lợi ích riêng của mình. Vậy nên chỉ trong vấn đề tham nhũng, họ mới có thể tập hợp được đông đảo lực lượng. Nhưng họ không bao giờ hiểu: Thực sự tham nhũng nằm ở cơ chế chủ nghĩa tự do phương Tây, nó làm trầm trọng thêm nhiều tình trạng sẵn có. Chính quyền càng yếu kém, luật lệ lỏng lẻo và càng tự do dân chủ quá trớn (như ý nguyện của phe đối lập), thiếu minh bạch, xã hội càng bất ổn, loạn lạc, qui mô tham nhũng càng lớn. Điều này có nhiều minh chứng ở các công ty Mỹ và quốc tế vào làm ăn ở VN đã xảy ra những vụ tham nhũng liên quốc gia rất lớn.
Có lẽ cũng phải nói thêm về trường hợp Yanukovych-Ukraine. Sau khi bị lật đổ, sự thật đã phơi bày. Tố cáo Yanukovych cất giấu $70 tỷ tham nhũng ở ngân hàng Thụy Sĩ cho đến nay chỉ là hoang đường. Căn nhà “xa hoa” của ông ta trị giá chưa đến 3 triệu đô la.
Yanukovych đã bị lật đổ chủ yếu vì cáo buộc tham nhũng, trong khi chính ông ta lại là người chống tham nhũng.
Lên cầm quyền năm 2012, đó đã là sau 20 năm tự do tư nhân hóa và tham nhũng khủng khiếp khiến Ukraine chỉ còn là cái xác vô hồn. Đã hình thành 1 giới đầu sỏ đầy quyền lực, nắm truyền thông, mua chuộc và điều khiển toàn bộ các quan chức chính phủ.
Bài viết: Cái chết của bà Valentina Semenyuk-Samsonenko! cho thấy rõ ràng điều này, “… Thực sự đã quá muộn để đảo ngược. 4 năm giữ chức Chủ tịch quỹ công sản 2005-2008 quá ngắn ngủi, nhưng bà Valentina đã cố gắng đảo ngược tư nhân hóa. Một quá trình diễn ra từ đầu thập kỷ 90 và đất nước Ukraina không còn gì nhiều để bán - bà đau buồn nói tài sản công còn có $28 tỷ.
Valentina Semenyuk-Samsonenko tiếp tục quá trình kiểm toán các vụ mua bán khác. Xí nghiệp mỏ Luganskteplovoz và Komsomol hầu như đã bán hết. Nhà máy, bến cảng Odessa, Ukrtelecom cũng bán nốt sau khi bọn chúng đẩy được Valentina ra khỏi chức vụ.”
Một trong những nét phát triển của bức ghép mảnh Maidan có thể thu thập từ phỏng vấn nhân viên của Viện Washington về kinh tế quốc tế là Anders Aslund. Theo đó, đầu nhiệm kỳ của TT Yanukovych, ở Verkhovna Rada (QH Ukraina) có 9 nhóm lợi ích đầu sỏ, nhưng bằng nỗ lực của mình, Yanukovych đã giảm số nhóm đầu sỏ xuống còn 2, đó là nhóm R. Akhmetov và D. Firtash. Aslund tin là Yanukovych đã buộc các đầu sỏ bán tài sản của mình cho các thành viên gia đình TT. Do vậy, nền tảng quyền lực của Yanukovych đã bị thu hẹp đáng kể, không còn đủ lực lượng (?). Tuy nhiên, có một phiên bản khác hợp lý hơn về vấn đề này, như đã từng đề cập trước đây, Yanukovych đã làm đúng bài bản mà Putin đã từng làm khi nắm quyền nước Nga: Đánh các đầu sỏ! Aslund không gì hơn đã chứng tỏ Yanukovych cũng đã làm giống như Putin, nhưng ông TT Ukraina đã không thành công khi lực lượng của mình quá yếu. 
Putin lên nắm quyền năm 2000, việc đầu tiên là tiêu diệt đầu sỏ. Sau đó mới phục dựng nước Nga. Yanukovych lên nắm quyền vào 2010, lúc đó Ukraina đã ốm yếu lắm rồi, đó cũng là 1 lý do để dân chúng bầu ông, cũng như đã bầu ông Putin. Yanukovych chẳng có cách nào khác là cũng sẽ phải làm như Putin, phải đánh bọn đầu sỏ để mở đường phát triển lành mạnh. Đó là cuộc đấu sống còn. Kháng cự lại, giới đầu sỏ và quan chức tham nhũng chúng lèo lái Ukraina vào EU để được bảo kê tiếp tục tồn tại. Khi không toại nguyện thì huy động các nhà rân chủ và quần chúng biểu tình Maidan, phá hoại và lật đổ. Cuộc biểu tình này, có cùng nguyên nhân sâu xa như những cuộc biểu tình chống Putin các năm 2001-2002.
Tham nhũng ở tổ chức Tổ chức Minh bạch quốc tế
Minh bạch quốc tế tuyên bố có nhiệm vụ: ngăn chặn tham nhũng và thúc đẩy minh bạch, trách nhiệm và liêm chính tại mọi cấp độ và khắp các lĩnh vực. Các giá trị cốt lõi của họ là minh bạch, trách nhiệm, liêm chính, đoàn kết, can đảm, công bằng và dân chủ.
Họ cũng tuyên bố 11 nguyên tắc đường lối với lời kêu gọi hợp tác với mọi cá nhân và tổ chức lợi nhuận, phi lợi nhuận, với các chính phủ và cơ quan quốc tế để đấu tranh chống tham nhũng.

Và họ “hợp tác thực sự”. Hãy nhìn vào “các nhà tài trợ” mà TI khai báo, có cả 1 danh sách dài ở đây;
Có cả 1 danh sách rất dài các nhà tài trợ, đó là các tổ chức chính phủ và phi chính phủ phương Tây, Cơ quan thương mại và ngoại giao của Úc, Cơ quan phát triển quốc tế của Anh. Ủy ban châu Âu, USAID Mỹ… Trong số các quĩ tài trợ, có 2 cái tên quen thuộc: Viện xã hội mở của tài phiệt Soros và Viện bảo trợ dân chủ NED.

Như vậy, có thể nói, giống như trường hợp như Lobby Mỹ, các tổ chức này đã cho tiền Minh bạch quốc tế để lobby cho họ 1 số vấn đề và ở mặt ngược lại, làm ngơ cho họ 1 số vấn đề. Ví dụ, TI sẽ không bao giờ nói, nhà tài trợ George Soros đã trốn thuế ít nhất 7 tỷ đô la, đó là số tiền tham nhũng khổng lồ!

Với tình trạng tham nhũng kinh khủng ở Mỹ và EU, thật ngạc nhiên khi tổ chức Minh bạch quốc tế chống tham nhũng “có uy tín” này lại luôn luôn xếp họ vào top đầu ít tham nhũng còn các nước mà phương Tây không ưa, trong đó có Việt nam luôn luôn đội sổ về tham nhũng. Vấn đề không phải là nghi ngờ họ không chống tham nhũng, mà ở chỗ cách “chống tham nhũng” của họ.

Hoạt động gian lận
Dưới con mắt của TI, ngoại trừ phương Tây nhìn chung, mọi quốc gia không thuộc các nước đã phát triển và hệ thống phương Tây đều tham nhũng nặng nề, tham nhũng tuyệt đối.
Thực sự, không có bất cứ quốc gia nào, kể cả Mỹ hay EU dám tuyên bố chúng tôi tuyệt đối không có tham nhũng. Bên cạnh các thành phố lớn giàu có bóng bẩy thường là 1 nửa khác đói nghèo, thất nghiệp – thành phố của những túp lều, các khu ổ chuột rộng mênh mông. Khi người ta chỉ phô trương vẻ hào nhoáng, không có nghĩa là nửa kia không tồn tại. Tương tự như vậy, bên cạnh những thành tựu kinh tế đáng nể của các nước đã phát triển cũng là 1 nửa khác: tham nhũng. suy đồi, thối nát.
Đương nhiên, sứ mệnh của TI khi đã nhận tiền lobby, là họ chỉ phản ánh nửa bóng bẩy ở 1 phía là phương Tây và nửa tồi tàn ở 1 phía khác là các nước kém phát triển. Họ đã gấp bội sự tương phản đó lên nhiều lần – rất đơn giản! Đó cũng là 1 tiêu chuẩn kép thịnh hành ở phương Tây.
Nói cách khác, Tổ chức Minh bạch quốc tế đang tham nhũng, bởi chính họ sử dụng uy tín và quyền của mình tìm kiếm lợi ích cho các nhà tài trợ. Đó cũng là nội dung định nghĩa tham nhũng.
Mặc dù tự bố cáo là TI có 100 văn phòng đại diện, chi nhánh ở nhiều chục quốc gia, nhưng để ra báo cáo “tham nhũng” và chỉ số “nhận thức tham nhũng” hàng năm, (Corruption Perceptions Index - CPI). Các nhà tài trợ đã dẫn dắt TI vào hoạt động này 1 cách gian lận. Như TI tự công bố, họ hình thành CPI từ khảo sát của các tổ chức tài chính quốc tế, và các nhà hoạt động nhân quyền (!?) trong đó có: African Development Bank, Economist Intelligence Unit, Freedom House, Global Insight, World Bank…

Nhưng TI cũng công khai là họ sẽ hỏi các doanh nhân, các nhà phân tích quen thân có cùng quan điểm với phương Tây, họ không hỏi dân chúng với câu hỏi đại loại anh có thấy tham nhũng không? Hiển nhiên các nhân vật đối lập, chống đối có tiếng sẽ được chọn và bao giờ tiếng nói của những kẻ này cũng là tiêu cực. Do đó kết quả không có gì lạ khi các quốc gia mà Mỹ không ưa bao giờ cũng đứng cuối bảng, trong khi Mỹ là quốc gia tham nhũng nhất hành tinh!
Ngược lại, thống kê cảm nhận tham nhũng trong báo cáo của EUROPEAN COMMISSION 2014, với các nước mà Cơ quan chống tham nhũng OLAF cho là nhiều tham nhũng nhất EU cho thấy dân chúng nhận biết, cho rằng tham nhũng là phổ biến có tỷ lệ rất cao:
Hy lạp - 99%; Italy - 97%; Lithuania, Spain và Czech - 95%; Croatia - 94%;
Hy lạp - 69; Italy - 69; Lithuania - 39, Spain – 37; Czech -53; Croatia - 61;
TI có thể giải thích như thế nào về chỉ số “nhận thức tham nhũng” CPI của họ trong những trường hợp này, mà không phải thú nhận đã thiên vị cho những mô hình kinh tế mở tân tự do, lệ thuộc vào các tổ chức tài chính quốc tế, vỡ nợ, phá sản và thất bại?
Nhưng gian lận của TI còn nằm ở chính chỉ số nhận thức tham nhũng” CPI – ngay cả cách tính toán nó cũng có lắm vấn đề. Không thiếu các nhà hoạt động kinh tế, chính trị lên tiếng chỉ trích phương pháp làm việc của TI. Đó là 1 dạng xếp hạng tâm lý phụ thuộc vào “cái gì đó” tăng lên hay giảm đi, và rất ít liên quan trực tiếp đến tham nhũng. Chúng ta có thể giải thích 1 trong những cái gì đó là truyền thông, cả trong và ngoài nước. Khi truyền thông hoạt động tích cực, họ thu hút dư luận vào vấn đề tham nhũng, hình thành quan điểm của dân chúng. Quan điểm này đến lượt được phản ánh vào thăm dò khảo sát của TI. Như vậy rõ ràng là các quốc gia bị phương Tây chỉ trích mạnh về tham nhũng, đánh giá xếp hạng tham nhũng của TI sẽ là tiêu cực đến tồi tệ. Nói cách khác, không gì khác hơn CPI là phản ánh tương đồng quan điểm, thái độ của phương Tây – TI là cái loa của phương Tây khoác dáng vẻ quan điểm quần chúng nước sở tại về tham nhũng.
Không khách quan trung thực
Công cụ TI không thể nào có được khách quan và trung thực dưới sự bảo trợ và dẫn dắt của đồng tiền.
Thậm chí thứ công cụ này tỏ ra khá đắc lực khi thực hiện những nhiệm vụ cụ thể phù hợp với lợi ích các tập đoàn phương Tây.
Một số báo cáo riêng về Venezuela được TI đưa ra sau nhiều tháng nghiên cứu, họ tuyên bố là “chịu trách nhiệm” về báo cáo của mình, nhưng báo cáo này lại xuyên tạc tình hình Venezuela từ đầu đến cuối.
Năm 2008, Trong báo cáo gọi là “Thúc đẩy minh bạch thu nhập”, TI chỉ trích nặng nề PDVSA, công ty dầu mỏ sử hữu nhà nước Venezuela là kém minh bạch nhất thế giới, rằng PDVSA đã che giấu thu nhập và hối lộ các quan chức Venezuela. Họ không thèm đếm xỉa đến 1 thực tế là xăng ở Venezuela rẻ như nước lã và cũng thật tình cờ, năm trước đó, Hugo Chavez đã đuổi Exxon Mobil và ConocoPhillips ra khỏi vựa dầu Orinoco, thu hồi cho chính phủ Venezuela ít nhất $30 tỷ vì 2 hãng này đã gian lận trong đấu thấu các mỏ dầu khí. Ngoài ra, họ bị phạt $900 triệu ô nhiễm môi trường, cuối cùng, 2 hàng này đành ngậm ngùi rút lui khỏi Venezuela.
Các hãng khác như Total hay StatoilHydro, ASA, BP, Chevronbuộc phải bán lại cổ phần trong chiến dịch quốc hữu hóa, thu hồi tài sản cho nhà nước Venezuela. Chưa hết, năm 2008, lúc giá dầu đang cao ngất đến $147/thùng, các hãng dầu có thu nhập khổng lồ, Chavez quyết định áp thuế lũy tiến 50% với giá trên $70/thùng, 60% với giá trên $100/thùng.
Cũng bài báo của The Guardian ở trên cho biết, bởi Dan Burnett, blogger ở a New York và là người thường xuyên theo dõi vấn đề dầu mỏ, có trang web khá phổ biến Oil Wars, đã gần như bị nghẹn với cái bánh bột ngô khi đọc cáo cuộc PDVSA che giấu thu nhập và hối lộ quan chức, nên tác giả đã cất công đi kiểm tra. Anh này vào website của PDVSA, và thấy là Burnett đã đúng. PDVSA có đầy đủ báo cáo thu nhập và lợi nhuận công bố trên webssite của họ. Trang 127 họ nói thu nhập năm 2007 là $96,242 tỷ, và chi trả phí thuê mỏ $21,9 tỷ… PDVSA còn xuất bản cả báo cáo trên giấy, đưa thông tin lên báo chí và TV.
Và theo NGO Minh bạch quốc tế đó là không minh bạch! Hay là sự lố bịch của kẻ phụng sự các ông chủ tư bản?
Khi bị hỏi đến, TI chống chế báo cáo của họ có trước công bố báo cáo tài chính của PDVSA 2 tuần. Sau đó, họ giải thích sự thiếu chính xác của PDVSA với nhiều vấn đề nghiêm trọng. Nhưng vô tình tờ báo đối lập El Universal đã vạch mặt TI nói dối, bài viết của họ từ tháng 3 cho thấy PDVSA đã công bố báo cáo tài chính 4 tuần trước TI. Lần bị hỏi tiếp theo, TI hoàn toàn im lặng, không cả nghe điện thoại – không còn gì để biện minh.
Câu chuyện bê bối này còn rất dài, như có nhận định ở trên về cách mà TI “báo cáo tham nhũng” và đưa ra “xếp hạng nhận thức tham nhũng” ở các quốc gia họ không ưa là hỏi ý kiến các nhân vật đối lập, các đối thủ chính trị. Khi bê bối này vỡ lở, TI một mực phủ nhận họ theo đuổi chương trình chống Chavez. Thế nhưng ở văn phòng TI ở Venezuela lại là các nhân vật chống chính phủ. Ban giám đốc gồm Robert Bottome – chủ tờ tạp chí to mồm chống chính phủ, Aurelio Concheso đến từ Trung tâm Phổ biến Kiến thức kinh tế, một NGO tài trợ từ chính phủ Mỹ. Concheso là cựu giám đốc tổ chức công đoàn Fedecamaras, còn chủ tịch Fedecamaras là Pedro Carmona, một kẻ cầm đầu cuộc đảo chính thất bại năm 2002. Hơn nữa, dữ liệu làm báo cáo của TI được thu thập bởi Mercedes de Freitas, 1 kẻ là lãnh đạo văn phòng TI ở Caracas và cũng là đối thủ lâu năm của Hugo Chavez. Freitas có tiền sử hoạt động nhóm đối lập XHDS do Mỹ tài trợ. Hắn ta cũng là 1 kẻ dính líu đến cuộc đảo chính quân sự 2002. Freitas còn nhân danh TI chống đối 1 đạo luật cấm các tổ chức XHDS Venezuela nhận tiền nước ngoài, bao gồm cả từ chính phủ Mỹ.
Venezuela, Iran, Nga... là một số quốc gia được TI ưu ái một cách đặc biệt, các năm sau, họ có 1 số bài viết cái tựa choáng váng, Venezuela: tham nhũng đang làm điêu tàn đất nước; hay Hãy chấm dứt quấy nhiều các nhà bảo vệ nhân quyền; Điều họ không nói, là có cả 1 chiến dịch tấn công đánh sập kinh tế Venezuela từ Mỹ, thậm chí đe dọa chiến tranh. Còn các nhà “bảo vệ nhân quyền” hoàn toàn là tay sai nước ngoài, thậm chí có kẻ bị Mỹ mưu sát đã phải trình diện và đề nghị CQ cứu mạng sống.
Quay trở lại Nga, chúng ta có số liệu của Cơ quan chống tham nhũng EU – OLAF là 120 tỷ euro hàng năm hay 1/3 ngân sách. Số liệu này cũng có ở nguồn khác, ví dụ, từ báo cáo gửi Brussels của bà Cecilia Malmstrom, thành viên nghị viện, Ủy ban đối nội EU. Còn con số Bộ nội vụ Nga là 440 triệu euro, nếu theo con số này thì tham nhũng EU lớn gấp 272 lần Nga.
Nhưng làm thế nào để họ xếp Nga cuối bảng như 136/175 (2014) hay 154/178 (2010) chỉ số “nhận thức tham nhũng” CPI? Trường hợp Nga, World Bank cho biết tham nhũng Nga đến 48% GDP! hay trang wiki dẫn về tham nhũng Nga!. Nhưng khác Venezuela, phương pháp làm việc của TI đối với Nga hoàn toàn khác. Họ không đưa ra các báo cáo chi tiết hay chuyên về Nga, họ chỉ lẳng lặng xếp Nga vào nhóm đội sổ trong bảng CPI để tránh bị lại ăn đòn – Nga không thiếu gì tổ chức hay các nhà nghiên cứu đủ kiến thức và sẵn sàng bóc mẽ TI. Trong các báo cáo của WB với rất nhiều số liệu chi tiết cũng không có con số này, có lẽ nó nằm ở đâu có không chính thức hoặc chỉ liên quan ít nhiều đến WB hay TI.
Đánh giá Nga thấp kém, phương Tây cũng phủ nhận luôn nỗ lực chống tham nhũng ở Nga, họ cho rằng Nga chống tham nhũng “hỗn độn và mơ hồ!”
Xếp hàng CPI năm 2014;
Ngoài con số tham nhũng 48% được cho là của WB, còn có các nguồn khác, ví dụ như "RBC daily" dẫn các thành viên chống tham nhũng “tay sạch” nói mức độ tham nhũng Nga chiếm 1 nửa GDP. Tờ báo Pháp Le Monde cũng tham khảo nguồn “nghiên cứu độc lập của Liên hiệp hoạt động nhân quyền” nói như vậy, “thị trường tham nhũng ở Nga chiếm 50%GDP”. Con số này được một số tờ báo hào hứng trích dẫn, như ở đây hay ở đây.
Nhưng năm 2009, xếp hạng CPI Russia là thứ 146 và TI cho biết năm đó ước tính tham nhũng Nga là $300 tỷ. Với GDP năm đó 1223 tỷ USD thì nó chiếm khoảng 24%. Còn GDP năm 2010 là 1525 tỷ USD, 50% GDP tham nhũng là $760 tỷ.
Rõ ràng là các con số có vấn đề. Đành rằng với các nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đối, tình trạng tham nhũng là rất lớn, tham nhũng Nga bùng lên thời kỳ vô luật lệ Yeltsin và đã giảm mạnh thời Putin nắm quyền, tuy nó vẫn còn rất lớn. Nhưng 1 số nguồn này khi nói về tham nhũng Nga lại dẫn về nguồn Newland mà nếu đọc kỹ những gì họ viết ở dưới thì chắc chắn họ đã không viết như vậy, bởi đó là những bình luận khôi hài: làm thế nào để những kẻ tham nhũng có thể bỏ vào túi 1 nửa GDP Nga, hay bỏ vào túi than, sắt thép, dầu khí?
Đó sẽ phải là tiền mặt, hay tài khoản trong ngân hàng – nghĩa cũng là tiền mặt. Nhưng vẫn quá lớn. 760 tỷ đô la là 33 nghỉn tỷ rub. Nghĩa là đã tham nhũng ở đâu đó trong GDP, không phải trong ngân sách, vì ngân sách Nga chỉ khoảng 1/3 số đó. Cũng không phải từ NHTW, bởi họ không phát hành ra hay cho vay hàng năm đến con số đó.
Nếu nhìn vào khối ngân hàng, có vẻ số tiền này thừa đủ, nhưng số tiền tham nhũng này đi ra khỏi hoạt động kinh tế xã hội. Nó lớn vậy, 50% GDP chắc chắn làm hoạt động kinh tế Nga tê liệt vì thiếu hụt tiền mặt. Hay có lẽ NHTW Nga áp dụng chiến thuật “nới lỏng tiền tệ” FED và mỗi năm in thêm $1000 tỷ bằng đồng rub như FED để hoạt động kinh tế được thông suốt và bố cáo với thiên hạ rằng chúng tôi cũng không biết số tiền đó đi đâu!?
Không phủ nhận Nga đang bị vấn nạn tham nhũng nặng nề, nhưng phán xét tham nhũng 50% GDP quả là lố bịch. Kể từ khi Putin quốc hữu hóa, đảo ngược quyết định Yeltsin thu hồi tài sản công, áp dụng chính sách kiểm soát nhà nước, hạn chế mô hình kinh tế tân tự do, thành lập hàng chục công ty, tập đoàn vốn sở hữu nhà nước hùng mạnh, cũng là lúc các tổ chức tài chính quốc tế và media phương Tây thể hiện thái độ bực tức cay cú. Một lần nữa đối với Nga, TI thể hiện vai trò làm cái loa tuyên truyền cho phương Tây.
Còn hơn là 1 khẩu hiệu để tập hợp phe phái đối lập. Cuộc chiến chống tham nhũng ở 1 số quốc gia, còn là cuộc đấu tranh giữa các học thuyết, trường phái kinh tế-chính trị: lệ thuộc Mỹ hay tự chủ, tân tự do mở toang cửa hay có kiểm soát nhà nước. Điển hình rõ nhất của điều này là Nga. Ai đó có thể thấy ngạc nhiên, khi các thủ lĩnh cầm đầu các đoàn biểu tình “chống tham nhũng” ở quảng trường Đầm lầy lại là những cựu quan chức chế độ cũ, đã bị vạch mặt, bị loại bỏ, thậm chí bị tù tội vì tham nhũng. Họ biểu tình, họ đấu tranh để được hưởng những luật lệ lỏng lẻo, để quay về thể chế tân tự do cũ, để được mặc sức tham nhũng và vơ vét. Ông Mikhail Khazin, môt chuyên gia Nga khá nổi tiếng cho biết (Putin đã nhận ủy nhiệm của nhân dân quét sạch thượng tầng):
Chẳng có gì là bí mật với cái gọi là “tiến trình Đầm lầy” được tổ chức bởi các thành phần CNTD của nhóm bề trên chính trị Nga, trên thực tế, một bộ phận của nhóm này đã xây dựng lên thể chế tham nhũng từ thập kỷ 90, mặc dù chế độ tham nhũng ngày nay liên hệ với phương Tây bởi nhóm các quan chức an ninh… Đó là thời kỳ mà hệ thống tham nhũng thực sự đã tác quái đến mức tột cùng. Các quan chức an ninh đã gắn vào trong hệ thống này. Sẽ là lạ lùng nếu như họ không gắn vào đó bởi những ai không hợp với nó, sẽ bị trục xuất bởi bàn tay sắt của chính quyền. Tôi biết điều đó rất rõ bởi đã đi nhiều trong dịch vụ công, đã cố gắng để ngăn chặn hệ thống tham nhũng một cách trung thực, nhìn chung, có những nguyên nhân để cho rằng tất cả điều hành kinh tế của TT Liên bang Nga mà trong đó tôi làm việc đã thực sự bị vô hiệu.”

Cũng chỉ là tay sai
Như đề cập đến cách họ lập ra chỉ số này, hoàn hoàn không phải là nhận thức dân chúng, mà chỉ là phản ánh của một số nhân vật đối lập, chống đối chính quyền. Như một số bạn trẻ trên mạng xã hội từng đưa ra 1 nhận định khá khôi hài nhưng đúng: “Xơi chất thải tuyên truyền của nhau – thành chân lý!” Cùng các phe phái đối lập nhận tiền nước ngoài tố cáo tham nhũng, cùng TI nhận tiền tài trợ nước ngoài lấy ý kiến đó làm chỉ số nhận thức tham nhũng! Một hệ thống tự động xơi chất thải của nhau và tự khép kín.
Do vậy, chỉ số này vô hình chung lại đánh giá tham nhũng của các nhà dân chủ nhân quyền - những kẻ nhận tiền nước ngoài để phá hoại đất nước họ.
Những câu chuyện tham nhũng tràn lan làm đòn bẩy cho 1 hình ảnh chuẩn mực sạch sẽ của phương Tây, nuôi nấng giấc mộng Tây hóa, hay thậm chí là được đi Tây của nhiều kẻ. Bất chấp đã có nhiều kẻ vỡ mộng, còn nhiều hơn những kẻ khác nuôi mộng. Ánh hào quang giả tạo còn gây ra làn sóng nhập cư ồ ạt vào phương Tây.
Để làm ví dụ, có lẽ không gì tốt hơn là hình ảnh “luật sư” Bùi Kim Thành, sống bằng trợ cấp và lượm lon làm cách mạng!
Đối với hầu hết dân nhập cư, không còn đường quay về thậm chí nếu họ muốn, họ không thể vì đã dành dụm tất cả tiền tiết kiệm cho 1 chuyến đi ngu ngốckhông nhận ra họ đã bị lừa. Đây cũng 1 vụ tham nhũng. Những người nhập cư chấp nhận làm các công việc tầm thường nhất với mức lương thấp hơn qui định tối thiểu. Họ không nhận thức được về quyền của họ theo pháp luật để làm việc cật lực và ngày đêm vô tận như chế độ nô lệ và mà phương Tây bảo trợ.
Chiến tranh chính là tham nhũng lớn nhất và TI quên điều này. Từ 1945 đến nay, Mỹ gây chiến khắp nơi với nguyên cớ hầu như giả tạo. Chiến tranh VN, Iraq, Afghan, Nam Tư, Libya, Syria… được tiến hành dựa trên thông tin tình báo sai lạc 1 cách cố ý. Mỹ luôn luôn cần chiến tranh để khỏa lấp lỗ hổng kinh tế, Lầu năm góc và các nhà thầu quân sự luôn luôn cần chiến tranh để tiêu món tiền ngân sách quốc phòng khổng lồ bằng cả thế giới còn lại gộp vào. Nếu như đó không phải là tham nhũng, thì có thể gọi là cái gì?. Các chính phủ bù nhìn Mỹ dựng lên sau chiến tranh hay cách mạng màu đều tham nhũng nặng nề, có thể gọi là cái gì?
Theo khái niệm tham nhũng, hay theo đúng tiêu chuẩn Mỹ, Mỹ là quốc gia tham nhũng nhất thế giới. Tất cả các quốc gia áp dụng mô hình Mỹ hay dưới trướng Mỹ đều tham nhũng như Mỹ.

TI có biết điều này? Theo tất cả các hoạt động hay dấu hiệu của họ, họ không biết! Tuyên ngôn chống tham nhũng, nhưng TI đã không chống tham nhũng, họ chẳng có thành tích gì trong chống tham nhũng! Xét theo nghĩa tích cực nhất thì họ chỉ “thông báo tham nhũng” như hư ảo và lệch lạc.
Họ là tay sai có mục đích làm sai lạc thông tin có lợi có các tổ chức quốc tế, đặc biệt là tình báo và kinh tế tài chính quốc tế, họ làm nản lòng những quốc gia tìm 1 con đường đi riêng cho mình. Lợi dụng uy tín và quyền tìm kiếm lợi ích bất hợp pháp là tham nhũng ở Minh bạch quốc tế.
Kẻ làm tay sai, hay công cụ chính trị này phục vụ 1 số việc:
Bằng cách ca ngợi phương Tây trong sạch, TI góp phần phát tán chuẩn mực phương Tây, văn hóa chính trị kinh tế tân tự do mở cửa kiểu phương Tây phù hợp với nghị sự toàn cầu hóa. Công cụ chính trị gây ảnh hưởng rất hữu dụng cho các tổ chức, tập đoàn quốc tế phổ biến chiến lược toàn cầu của họ.
Tác động chính sách kinh tế. Truyền thông sử dụng CPI như thước đo đánh giá hoạt động chính phủ. Thậm chí là nhiều chính phủ cũng căn cứ vào đó để đánh giá, đưa ra chính sách kinh tế và chống tham nhũng. Nhưng không kẻ nào hiểu CPI là cái gì, đo lường nó ra sao. Người ta mặc định TI là tổ chức phương Tây, nghĩa là chuẩn mực!
Chỉ trích các quốc gia “yếu kém” làm áp lực can thiệp nội bộ. Với áp lực ấy, Mỹ sẽ đòi cải cách, mở cửa, thực hiện chính sách có lợi cho các công ty Mỹ và đồng minh, ví dụ điển hình là Venezuela đã nêu ở trên.
Ngăn chặn vốn đầu tư của các nhà đầu tư chân chính bởi vô hình chung làm người ta sợ bằng những con số tham nhũng khổng lồ không có thật như ví dụ Nga.
Chống lưng có các tổ chức dân chủ-nhân quyền chống chính phủ, gián tiếp gây cách mạng màu, bạo loạn lật đổ.
Roi da, cũi chó và tinh thần yêu nước
Có 1 bộ phim nổi tiếng đã lâu: “Mat-xcơ-va không tin vào những giọt nước mắt”. Nhưng tôi không thích bộ phim ướt này. Người Nga hiện nay có lẽ cũng vậy. Thế họ tin cái gì?

Họ tin roi da, cũi chó và tinh thần yêu nước; tương ứng roi da là để buộc giới quan chức, công chức làm việc nghiêm túc, TI phải khách quan để được coi là 1 giá trị tham khảo. Cũi chó là nhốt những kẻ làm bậy – tương đương với việc củng cố luật pháp và dùng tinh thần yêu nước để chống tham nhũng.
Có thể ai đó thấy lạ, đúng vậy, chống tham nhũng bằng tinh thần yêu nước. Chứ không phải tinh thần tam quyền phân lập. Tuy nhiên đây là 1 chủ đề khác rất dài.
Không ai lạ gì “điều bí mật”, chủ đề chống tham nhũng là địa bàn hoạt động tích cực của các phe phái chính trị, giới tình báo và ở những quốc gia nhất định (như Nga) là công cụ cạnh tranh giữa quyền kiểm soát nhà nước và mô hình kinh tế mở tân tự do phương Tây.

TI sẽ không bao giờ mở miệng rằng tất cả các quốc gia áp dụng mô hình phương Tây, kể cả họ đều thất bại: gây khủng hoảng đổ vỡ, bạo loạn cách mạng màu và chiến tranh cướp đoạt. Mô hình này đã đến ngày tàn! Trong đây là nhiều ví dụ minh chứng cho điều này.

Nhiều quan chức Nga hàng đầu liên tục phản đối và chỉ trích lối tiếp cận xuyên tạc và chính trị hóa của TI. Chẳng hạn ông Sergey Ivanov, Chánh văn phòng Điện Kremlin, từng nói mình cực kỳ hoài nghi bảng xếp hạng CPI 2014, khi “các xếp hạng này có thể bị vẽ vời ra bởi bất cứ ai”. Cũng ông Ivanov cho rằng họ lắng nghe 1 cách nghiêm túc các tổ chức xã hội, kể cả ở nước ngoài như Ernst&Young.
Phân tích hùng biện của các “nhà thông thái” phương Tây như TI không đáng tin.

Nga không tin TI, xếp Nga ngang với Nigeria, Lebanon, Kyrgyzstan, Iran là 1 sự khiêu khích. Họ chỉ trích đánh giá thiên lệch, định kiến của TI, thậm chí xếp Transparency International vào loại NGO nhận tiền nước ngoài, phải bị đánh dấu là “tay sai nước ngoài - Foreign Agent”. TI bị coi là 1 công cụ tuyên truyền và phát tán thông tin không thân thiện trên lãnh thổ Nga, nó gây ra căng thẳng xã hội và kích động phe đối lập biểu tình chống chính phủ.
Và để đánh giá tham nhũng, 1 công cụ giúp cho công cuộc phòng chống tham nhũng họ cần cách tiếp cận khác, theo mức độ chuyên nghiệp chứ không phải tuyên truyền. Chương trình quốc tế theo dõi tham nhũng là 1 công cụ như vậy (МОНКОР), nó là của Viện luật pháp và đối chiếu luật. Các đánh giá dựa trên thống kê tội phạm, dữ liệu kinh tế, quan điểm công chúng và phân tích luật quốc gia. Một trong các tác giả, Artym Tsurin nói nó khác biệt với CPI do NGO TI công bố:
“CPI của TI chỉ đánh giá thái độ tâm lý của người được hỏi. Hậu quả, họ đưa ra kết luận về mong muốn thay đổi tổ chức của đất nước thuần túy dựa vào nghiên cứu xã hội học. Chúng tôi cố để tìm sự cân bằng giữa hành động và hiệu ứng. Điều này là quan trọng để xa rời khỏi cách tiếp cận chủ quan và hướng tới đối tượng nghiên cứu. Tổ chức chúng tôi đề nghị 1 công cụ tổng hợp cho phép bất cứ quốc gia nào muốn đều có thể tiến hành đánh giá nỗ lực chống tham nhũng của họ và tính toán chính sách chống tham nhũng quốc gia là có hiệu quả hay không.”
Như vậy, Monkop không chỉ có 1 nội dung giống CPI là quan điểm dân chúng, theo nghĩa tích cực nhất là mức độ hài lòng của công dân đối với tình hình tham nhũng trong nước, 3 nội dung khác biệt là thống kê tội phạm - phản ánh nỗ lực chống tham nhũng thực tế; dữ liệu kinh tế - phản ánh các hoạt động có tham nhũng; và luật quốc gia - phản ánh mức độ phòng chống tham nhũng bằng luật pháp, lĩnh vực mà phương Tây đã hợp pháp hóa nhiều hành động tham nhũng, ví dụ như lobby. Ba nội dung này được cung cấp bởi: Tòa án, Bộ Nội vụ, Văn phòng công tố LB và dữ liệu “thị trường tham nhũng” từ Bộ phát triển kinh tế. Tất nhiên, không có “dữ liệu” các hội đoàn dân chủ nhân quyền “chống tham nhũng” bằng tiền tài trợ từ NGO nước ngoài.
Monkop đã được thử nghiệm ở Kyrgyzstan, Belarus, Kazakhstan và 1 số nước khác. Cũng như Ernst&Young, đánh giá rủi ro tham nhũng Nga năm 2014 là thấp hơn trung bình của thế giới.
Câu chuyện chống tham nhũng ở các quốc gia sẽ còn tiếp tục rất dài, và rất dài!
Nguồn: Thời Thổ tả

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét