QĐND - LTS: Sau khi loạt 3 bài “Chiến thắng 30-4-1975 - Giá trị lịch sử không thể xuyên tạc” được đăng tải (từ ngày 27 đến 29-4), tòa soạn Báo Quân đội nhân dân tiếp tục nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc trên cả nước, bày tỏ sự biết ơn vô hạn đối với công lao của các thế hệ đi trước đã hy sinh xương máu để đất nước có cuộc sống hòa bình, thống nhất, hạnh phúc, phát triển ngày hôm nay. Báo Quân đội nhân dân xin tiếp tục giới thiệu một số ý kiến.
Ông Lại Văn Giang, nguyên Chính trị viên đại đội thuộc Tiểu đoàn 471, Quân khu 5:
Báo QĐND tiếp tục khẳng định tiếng nói của chúng tôi
Là một người lính từng vào sinh ra tử trong chiến tranh về với đời thường, tôi rất hoan nghênh loạt bài “Chiến thắng 30-4-1975 - Giá trị lịch sử không thể xuyên tạc”. Bởi lẽ, tôi rất trăn trở trước thực tế những năm gần đây, đã và đang xuất hiện những ý kiến đòi xét lại lịch sử, phủ nhận giá trị lịch sử lớn lao mà cả dân tộc đã phải hy sinh biết bao xương máu để có được. Họ không chỉ phủ nhận giá trị của một trận quyết chiến chiến lược mà nguy hiểm hơn, xét cho cùng, cái đích của họ chính là phủ nhận con đường XHCN mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Trên mạng xã hội và ngoài đời thường, đây đó đã có những người đánh đồng những hạn chế, khuyết điểm trong xây dựng đất nước với sự sai lầm trong lựa chọn con đường cách mạng. Thế cho nên, đọc loạt bài, cá nhân tôi rất xúc động và vui mừng vì Báo QĐND tiếp tục khẳng định tiếng nói của chúng tôi, của hầu hết những người lính đã cầm súng và hy sinh xương máu, tuổi trẻ vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Ngày hôm qua, khi đọc các bài báo xong, chúng tôi lại được đọc thêm bài báo có trích ý kiến phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về Chiến thắng 30-4. Điều Chủ tịch nước nói, cũng là suy nghĩ chung của chúng ta, cũng là những điều mà Báo QĐND đang bảo vệ, khẳng định: “…Để có niềm tự hào đó, để đổi lấy độc lập, đổi lấy tự do thì hàng triệu người chúng ta đã phải nằm xuống trên mảnh đất này. Chúng ta phải nói điều đó để nhắc nhở chính bản thân chúng ta, nhắc nhở con cháu chúng ta không được quên một điều rằng, muốn giữ vững độc lập, tự do phải đổi bằng xương máu. Nhắc như vậy cũng để cảnh cáo ai đó cũng là người Việt Nam nhưng nói rằng, việc gì mà phải kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, không đánh đuổi đế quốc có khi đã trở thành rồng, thế tức là người đó muốn nói rằng hãy cam tâm chịu nô lệ nhưng trở thành rồng lại hay hơn. Họ nói công khai như vậy các đồng chí ạ, dù chỉ là cá biệt thôi, nhưng đã xuất hiện những kẻ như vậy... Họ muốn “pha loãng” để rồi đổi trắng thay đen, chà đạp lên lịch sử dân tộc… Những kẻ nào không hiểu hoặc cố tình không hiểu điều đó chắc chắn sẽ chuốc lấy sự ghẻ lạnh, dù có thể ta vẫn thấy họ ở đâu đó đang nhăn nhở cầm trong tay vài cắc bạc!”.
Những quan điểm ấy, những ý kiến ấy xét cho cùng chính là biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội xét lại trong bối cảnh hiện nay. Thứ chủ nghĩa này từng suýt đưa đất nước ta rơi vào một cuộc khủng hoảng, đổ vỡ trong giai đoạn đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải luôn cảnh giác, đấu tranh với chúng.
NGUYÊN MINH (ghi)
Báo QĐND tiếp tục khẳng định tiếng nói của chúng tôi
Là một người lính từng vào sinh ra tử trong chiến tranh về với đời thường, tôi rất hoan nghênh loạt bài “Chiến thắng 30-4-1975 - Giá trị lịch sử không thể xuyên tạc”. Bởi lẽ, tôi rất trăn trở trước thực tế những năm gần đây, đã và đang xuất hiện những ý kiến đòi xét lại lịch sử, phủ nhận giá trị lịch sử lớn lao mà cả dân tộc đã phải hy sinh biết bao xương máu để có được. Họ không chỉ phủ nhận giá trị của một trận quyết chiến chiến lược mà nguy hiểm hơn, xét cho cùng, cái đích của họ chính là phủ nhận con đường XHCN mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Trên mạng xã hội và ngoài đời thường, đây đó đã có những người đánh đồng những hạn chế, khuyết điểm trong xây dựng đất nước với sự sai lầm trong lựa chọn con đường cách mạng. Thế cho nên, đọc loạt bài, cá nhân tôi rất xúc động và vui mừng vì Báo QĐND tiếp tục khẳng định tiếng nói của chúng tôi, của hầu hết những người lính đã cầm súng và hy sinh xương máu, tuổi trẻ vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Ngày hôm qua, khi đọc các bài báo xong, chúng tôi lại được đọc thêm bài báo có trích ý kiến phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về Chiến thắng 30-4. Điều Chủ tịch nước nói, cũng là suy nghĩ chung của chúng ta, cũng là những điều mà Báo QĐND đang bảo vệ, khẳng định: “…Để có niềm tự hào đó, để đổi lấy độc lập, đổi lấy tự do thì hàng triệu người chúng ta đã phải nằm xuống trên mảnh đất này. Chúng ta phải nói điều đó để nhắc nhở chính bản thân chúng ta, nhắc nhở con cháu chúng ta không được quên một điều rằng, muốn giữ vững độc lập, tự do phải đổi bằng xương máu. Nhắc như vậy cũng để cảnh cáo ai đó cũng là người Việt Nam nhưng nói rằng, việc gì mà phải kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, không đánh đuổi đế quốc có khi đã trở thành rồng, thế tức là người đó muốn nói rằng hãy cam tâm chịu nô lệ nhưng trở thành rồng lại hay hơn. Họ nói công khai như vậy các đồng chí ạ, dù chỉ là cá biệt thôi, nhưng đã xuất hiện những kẻ như vậy... Họ muốn “pha loãng” để rồi đổi trắng thay đen, chà đạp lên lịch sử dân tộc… Những kẻ nào không hiểu hoặc cố tình không hiểu điều đó chắc chắn sẽ chuốc lấy sự ghẻ lạnh, dù có thể ta vẫn thấy họ ở đâu đó đang nhăn nhở cầm trong tay vài cắc bạc!”.
Những quan điểm ấy, những ý kiến ấy xét cho cùng chính là biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội xét lại trong bối cảnh hiện nay. Thứ chủ nghĩa này từng suýt đưa đất nước ta rơi vào một cuộc khủng hoảng, đổ vỡ trong giai đoạn đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải luôn cảnh giác, đấu tranh với chúng.
NGUYÊN MINH (ghi)
Nhà báo Nguyễn Đắc Mạnh, phóng viên Báo Đà Nẵng:Cần tỉnh táo trước những thông tin chưa được kiểm chứng
Qua theo dõi vệt bài “Chiến thắng 30-4-1975 - Giá trị lịch sử không thể xuyên tạc” trong chuyên mục “Làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” đăng trên Báo QĐND, số ra các ngày 27, 28 và 29-4, tôi thấy đây là nội dung rất có giá trị.
Theo tôi, gần đây trên một số trang mạng, một số tác giả cho đăng tải những bài viết nhằm xuyên tạc ý nghĩa lịch sử của Ngày chiến thắng 30-4 là hành động đáng lên án. Vấn đề nguy hiểm nhất là các phần tử lợi dụng các trang mạng, đưa ra các luận điểm phi lý nhằm hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, từ đó phủ nhận sạch trơn những thành quả to lớn mà cha ông ta đã đánh đổi bằng xương, bằng máu, bằng sự hi sinh không thể nào bù đắp mới có được như ngày hôm nay. Tôi sinh ra khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất. Qua bài giảng của thầy cô, qua những trang sách, tư liệu lịch sử và lời kể của các bậc cha anh, tôi nhận thức sâu sắc rằng, sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta là một chiến thắng vĩ đại, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế kém phát triển, đánh thắng những cường quốc, đế quốc chủ nghĩa, nêu một tấm gương anh dũng, bất khuất, trí tuệ, tài năng trước toàn thế giới.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức. Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta đã và đang thu được nhiều thành tựu quan trọng, tình hình chính trị ổn định, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên, nền quốc phòng-an ninh được củng cố… đã minh chứng rằng, con đường mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Những thành tựu to lớn mà nhân dân ta đạt được trong những năm qua là hiện thực khách quan nhất thể hiện tính đúng đắn của Đảng ta. Vì vậy, những luận điệu cố tình xuyên tạc, phủ nhận sự thật đáng bị lên án.
Theo tôi, để đấu tranh, ngăn ngừa với loại thông tin này, chúng ta cần phải tỉnh táo trước những thông tin chưa được kiểm định, phân biệt rõ đúng, sai, để từ đó tỏ rõ thái độ kiên quyết đấu tranh với những hành vi chống phá của các thế lực thù địch, không để các luồng thông tin xấu độc thẩm thấu trong các tầng lớp nhân dân. Muốn vậy, các cơ quan chức năng cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ tình hình tư tưởng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho các đối tượng nhận thức rõ tính hai mặt của thông tin mạng, trên cơ sở đó nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, xây dựng, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Thế hệ trẻ hôm nay phải mạnh dạn bày tỏ quan điểm đấu tranh của chính mình trên một số trang mạng, để góp phần đánh bại những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, chống phá thành quả cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
TÙNG LÂM (ghi)
Qua theo dõi vệt bài “Chiến thắng 30-4-1975 - Giá trị lịch sử không thể xuyên tạc” trong chuyên mục “Làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” đăng trên Báo QĐND, số ra các ngày 27, 28 và 29-4, tôi thấy đây là nội dung rất có giá trị.
Theo tôi, gần đây trên một số trang mạng, một số tác giả cho đăng tải những bài viết nhằm xuyên tạc ý nghĩa lịch sử của Ngày chiến thắng 30-4 là hành động đáng lên án. Vấn đề nguy hiểm nhất là các phần tử lợi dụng các trang mạng, đưa ra các luận điểm phi lý nhằm hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng, từ đó phủ nhận sạch trơn những thành quả to lớn mà cha ông ta đã đánh đổi bằng xương, bằng máu, bằng sự hi sinh không thể nào bù đắp mới có được như ngày hôm nay. Tôi sinh ra khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất. Qua bài giảng của thầy cô, qua những trang sách, tư liệu lịch sử và lời kể của các bậc cha anh, tôi nhận thức sâu sắc rằng, sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta là một chiến thắng vĩ đại, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế kém phát triển, đánh thắng những cường quốc, đế quốc chủ nghĩa, nêu một tấm gương anh dũng, bất khuất, trí tuệ, tài năng trước toàn thế giới.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức. Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta đã và đang thu được nhiều thành tựu quan trọng, tình hình chính trị ổn định, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên, nền quốc phòng-an ninh được củng cố… đã minh chứng rằng, con đường mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Những thành tựu to lớn mà nhân dân ta đạt được trong những năm qua là hiện thực khách quan nhất thể hiện tính đúng đắn của Đảng ta. Vì vậy, những luận điệu cố tình xuyên tạc, phủ nhận sự thật đáng bị lên án.
Theo tôi, để đấu tranh, ngăn ngừa với loại thông tin này, chúng ta cần phải tỉnh táo trước những thông tin chưa được kiểm định, phân biệt rõ đúng, sai, để từ đó tỏ rõ thái độ kiên quyết đấu tranh với những hành vi chống phá của các thế lực thù địch, không để các luồng thông tin xấu độc thẩm thấu trong các tầng lớp nhân dân. Muốn vậy, các cơ quan chức năng cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ tình hình tư tưởng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho các đối tượng nhận thức rõ tính hai mặt của thông tin mạng, trên cơ sở đó nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, xây dựng, bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Thế hệ trẻ hôm nay phải mạnh dạn bày tỏ quan điểm đấu tranh của chính mình trên một số trang mạng, để góp phần đánh bại những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, chống phá thành quả cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
TÙNG LÂM (ghi)
Cựu chiến binh Lê Văn Thùy, 83 tuổi, thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, Hà Nam:
“Dù rằng đời ta thích hoa hồng...”
Là cựu chiến binh đã từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tôi rất tâm đắc khi đọc loạt bài "Chiến thắng 30-4-1975 - Giá trị lịch sử không thể xuyên tạc" trên Báo Quân đội nhân dân. Phải sống qua thời kỳ khổ đau của dân tộc mới thấy hết được giá trị lịch sử của Ngày chiến thắng 30-4-1975. Phải sống cuộc đời lầm than dưới ách đô hộ của thực dân, phong kiến mới thấy hết được công lao to lớn của Đảng ta và Bác Hồ vĩ đại.
Những người cho rằng “có thể dùng các biện pháp hòa bình để thống nhất đất nước” có lẽ không biết rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam, Bác Hồ kính yêu và những anh Bộ đội Cụ Hồ chúng tôi luôn khát vọng hòa bình. Thế nhưng, đúng như lời bài ca của cố nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền, “Dù rằng đời ta thích hoa hồng, kẻ thù buộc ta ôm cây súng...”.
Tôi đã từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Cả hai cuộc kháng chiến này đều là bất đắc dĩ, chúng ta muốn hòa bình, nhưng kẻ thù của chúng ta không muốn vậy, buộc chúng ta phải cầm súng chiến đấu. Sau Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân ta hồi ấy đều tin pháp lý Hiệp định Giơ-ne-vơ, Việt Nam sẽ được thống nhất bằng tổng tuyển cử. Nhưng, chống lại khát vọng hòa bình, thống nhất của nhân dân ta, đế quốc Mỹ và tay sai thẳng tay đàn áp người yêu nước ở miền Nam, rồi hô hào "Bắc tiến"… Tình thế lúc đó buộc chúng ta phải đấu tranh vũ trang, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Dân ta yêu chuộng hòa bình, nhưng khi giang sơn, bờ cõi của Tổ quốc bị xâm lăng thì tất cả buộc phải đứng lên chiến đấu bảo vệ, sẵn sàng hy sinh. Các thế hệ người Việt Nam trước kia đã làm như vậy và thế hệ chúng tôi cũng đã làm như vậy. Ngày nay, hòa bình rồi, dân tộc Việt Nam sẵn sàng dang rộng vòng tay với bạn bè trên thế giới trong hòa bình và hữu nghị.
Có trải qua những năm tháng chiến tranh, chứng kiến cảnh đất nước hai miền chia cắt mới thấy ý nghĩa to lớn của Chiến thắng 30-4, mới cảm nhận hết giá trị của những năm tháng hòa bình và sự thống nhất, toàn vẹn Tổ quốc. Có hòa bình rồi thì chúng ta phải gìn giữ.
HẢI HÀ (ghi)
“Dù rằng đời ta thích hoa hồng...”
Là cựu chiến binh đã từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tôi rất tâm đắc khi đọc loạt bài "Chiến thắng 30-4-1975 - Giá trị lịch sử không thể xuyên tạc" trên Báo Quân đội nhân dân. Phải sống qua thời kỳ khổ đau của dân tộc mới thấy hết được giá trị lịch sử của Ngày chiến thắng 30-4-1975. Phải sống cuộc đời lầm than dưới ách đô hộ của thực dân, phong kiến mới thấy hết được công lao to lớn của Đảng ta và Bác Hồ vĩ đại.
Những người cho rằng “có thể dùng các biện pháp hòa bình để thống nhất đất nước” có lẽ không biết rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam, Bác Hồ kính yêu và những anh Bộ đội Cụ Hồ chúng tôi luôn khát vọng hòa bình. Thế nhưng, đúng như lời bài ca của cố nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền, “Dù rằng đời ta thích hoa hồng, kẻ thù buộc ta ôm cây súng...”.
Tôi đã từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Cả hai cuộc kháng chiến này đều là bất đắc dĩ, chúng ta muốn hòa bình, nhưng kẻ thù của chúng ta không muốn vậy, buộc chúng ta phải cầm súng chiến đấu. Sau Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân ta hồi ấy đều tin pháp lý Hiệp định Giơ-ne-vơ, Việt Nam sẽ được thống nhất bằng tổng tuyển cử. Nhưng, chống lại khát vọng hòa bình, thống nhất của nhân dân ta, đế quốc Mỹ và tay sai thẳng tay đàn áp người yêu nước ở miền Nam, rồi hô hào "Bắc tiến"… Tình thế lúc đó buộc chúng ta phải đấu tranh vũ trang, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Dân ta yêu chuộng hòa bình, nhưng khi giang sơn, bờ cõi của Tổ quốc bị xâm lăng thì tất cả buộc phải đứng lên chiến đấu bảo vệ, sẵn sàng hy sinh. Các thế hệ người Việt Nam trước kia đã làm như vậy và thế hệ chúng tôi cũng đã làm như vậy. Ngày nay, hòa bình rồi, dân tộc Việt Nam sẵn sàng dang rộng vòng tay với bạn bè trên thế giới trong hòa bình và hữu nghị.
Có trải qua những năm tháng chiến tranh, chứng kiến cảnh đất nước hai miền chia cắt mới thấy ý nghĩa to lớn của Chiến thắng 30-4, mới cảm nhận hết giá trị của những năm tháng hòa bình và sự thống nhất, toàn vẹn Tổ quốc. Có hòa bình rồi thì chúng ta phải gìn giữ.
HẢI HÀ (ghi)
Sinh viên Lê Ngọc Ánh-Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương):
Thêm trân trọng giá trị hòa bình
Mới đây, trong một lần đến tham quan Khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc (Kiên Giang), tôi và nhiều bạn sinh viên cùng trường đã rùng mình, rơi nước mắt khi xem những hình ảnh tra tấn tù binh dã man dưới chế độ Mỹ-ngụy. Ở đó, những chiến sĩ cách mạng bị địch giam cầm, đánh đập, hành hạ bằng những cực hình man rợ hơn cả thời trung cổ. Chế độ nhà tù của thực dân, đế quốc đã vùi dập, tước đi mọi quyền cơ bản của con người một cách thô bạo, vô lương nhất. Những hình ảnh ấy đã minh chứng cho một điều: Không thể có tự do, ấm no, hạnh phúc thực sự khi đất nước còn giặc xâm lăng.
Đúng dịp kỷ niệm Ngày toàn thắng năm nay, đọc những bài viết trên Báo QĐND về “Chiến thắng 30-4 - Giá trị lịch sử không thể xuyên tạc”, tôi lại nhớ tới hình ảnh đau thương ở Nhà tù Phú Quốc dưới chế độ bạo ngược năm xưa và càng thêm tin tưởng, trân trọng giá trị của hòa bình, thống nhất. Chiến thắng 30-4-1975 mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, mở ra một trang sử mới trong hành trình dựng xây đất nước phồn thịnh, ấm no. Đó là sự thật không thể phủ nhận được. Với nhận thức của mình, chúng tôi hiểu rằng, hòa bình, thống nhất không tự dưng mà có, nhất là khi đất nước ta bị chia cắt; cuộc sống nhân dân cơ cực dưới chế độ cai trị nghiệt ngã và sự đàn áp dã man của đế quốc, thực dân. Chúng tôi cũng hiểu được rằng, muốn giành thắng lợi không có con đường nào khác, mà phải sử dụng bạo lực cách mạng để đập tan bạo lực phản cách mạng; không thể dựa vào thực dân, đế quốc để có hòa bình, thống nhất. Đó là một quy luật tất yếu, là sự thật hiển nhiên. Những kẻ ôm chân đế quốc với ước vọng hão huyền, chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa là phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân, đi ngược lại tiến trình lịch sử. Những hành động đớn hèn đó cần kịch liệt lên án!
Chúng tôi được sinh ra khi đất nước đã thái bình, nhưng những mất mát, đau thương trong chiến tranh vẫn còn đó trong câu chuyện của ông bà kể lại và trong những thước phim tư liệu lịch sử. Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc ta đã thắng lợi to lớn, là kết quả của ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình, của sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, Bác Hồ kính yêu kết hợp với chủ nghĩa anh hùng cách mạng và sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc... Điều đó đã được lịch sử đúc kết, nhân loại tiến bộ ghi nhận. Những luận điệu xuyên tạc sự thật, hạ thấp giá trị lịch sử của Chiến thắng 30-4 hòng gây chia rẽ dân tộc, kích động hằn thù, không thể lung lạc được thế hệ trẻ hôm nay.
Được hưởng cuộc sống yên bình, hạnh phúc mà bao thế hệ cha anh đã phải đổi bằng máu xương và nước mắt, chúng tôi càng biết ơn, trân trọng thành quả, công lao của lớp lớp cha anh, của các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Chúng tôi nguyện phấn đấu, hiến dâng sức trẻ, tâm huyết và trí tuệ của mình cho đất nước, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc thân yêu của chúng ta.
HOÀNG THÀNH (ghi)
Thêm trân trọng giá trị hòa bình
Mới đây, trong một lần đến tham quan Khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc (Kiên Giang), tôi và nhiều bạn sinh viên cùng trường đã rùng mình, rơi nước mắt khi xem những hình ảnh tra tấn tù binh dã man dưới chế độ Mỹ-ngụy. Ở đó, những chiến sĩ cách mạng bị địch giam cầm, đánh đập, hành hạ bằng những cực hình man rợ hơn cả thời trung cổ. Chế độ nhà tù của thực dân, đế quốc đã vùi dập, tước đi mọi quyền cơ bản của con người một cách thô bạo, vô lương nhất. Những hình ảnh ấy đã minh chứng cho một điều: Không thể có tự do, ấm no, hạnh phúc thực sự khi đất nước còn giặc xâm lăng.
Đúng dịp kỷ niệm Ngày toàn thắng năm nay, đọc những bài viết trên Báo QĐND về “Chiến thắng 30-4 - Giá trị lịch sử không thể xuyên tạc”, tôi lại nhớ tới hình ảnh đau thương ở Nhà tù Phú Quốc dưới chế độ bạo ngược năm xưa và càng thêm tin tưởng, trân trọng giá trị của hòa bình, thống nhất. Chiến thắng 30-4-1975 mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, mở ra một trang sử mới trong hành trình dựng xây đất nước phồn thịnh, ấm no. Đó là sự thật không thể phủ nhận được. Với nhận thức của mình, chúng tôi hiểu rằng, hòa bình, thống nhất không tự dưng mà có, nhất là khi đất nước ta bị chia cắt; cuộc sống nhân dân cơ cực dưới chế độ cai trị nghiệt ngã và sự đàn áp dã man của đế quốc, thực dân. Chúng tôi cũng hiểu được rằng, muốn giành thắng lợi không có con đường nào khác, mà phải sử dụng bạo lực cách mạng để đập tan bạo lực phản cách mạng; không thể dựa vào thực dân, đế quốc để có hòa bình, thống nhất. Đó là một quy luật tất yếu, là sự thật hiển nhiên. Những kẻ ôm chân đế quốc với ước vọng hão huyền, chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa là phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân, đi ngược lại tiến trình lịch sử. Những hành động đớn hèn đó cần kịch liệt lên án!
Chúng tôi được sinh ra khi đất nước đã thái bình, nhưng những mất mát, đau thương trong chiến tranh vẫn còn đó trong câu chuyện của ông bà kể lại và trong những thước phim tư liệu lịch sử. Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc ta đã thắng lợi to lớn, là kết quả của ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình, của sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, Bác Hồ kính yêu kết hợp với chủ nghĩa anh hùng cách mạng và sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc... Điều đó đã được lịch sử đúc kết, nhân loại tiến bộ ghi nhận. Những luận điệu xuyên tạc sự thật, hạ thấp giá trị lịch sử của Chiến thắng 30-4 hòng gây chia rẽ dân tộc, kích động hằn thù, không thể lung lạc được thế hệ trẻ hôm nay.
Được hưởng cuộc sống yên bình, hạnh phúc mà bao thế hệ cha anh đã phải đổi bằng máu xương và nước mắt, chúng tôi càng biết ơn, trân trọng thành quả, công lao của lớp lớp cha anh, của các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Chúng tôi nguyện phấn đấu, hiến dâng sức trẻ, tâm huyết và trí tuệ của mình cho đất nước, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc thân yêu của chúng ta.
HOÀNG THÀNH (ghi)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét