Trong bài viết của Đại tá Khuất Biên Hòa ghi theo lời kể của nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh (Báo điện tử Vietnamnet ngày 29/4/2015) khẳng định: Không hề có cuộc trả thù “tắm máu” nào, đội quân và bộ máy chính quyền Sài Gòn tan rã tại chỗ nên các đô thị của miền Nam hầu như nguyên vẹn, không bị tàn phá. Kết thúc chiến tranh có người thắng kẻ thua nhưng không hề có sự trả thù và phục thù gay gắt. Đây là yếu tố tiên quyết, là cơ sở nền tảng cho sự ổn định chính trị để đất nước đứng vững và phát triển đi lên.
Không chỉ binh lính mà cả sỹ quan Mỹ và các nước chư hầu đã sang tham chiến ở Việt Nam; họ đã gây tội ác, nhưng khi họ bị bắt lại được ta đối xử nhân đạo, được thả về, sau này họ và người thân của họ sang thăm lại đất nước Việt Nam thì họ thấy ân hận vì đã đem đau khổ cho một dân tộc hiền hậu và vị tha như thế này.
Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, ngày 26/3/2004 xác định người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước. Do đó, một trong những chủ trương được Đảng ta khẳng định rõ trong Nghị quyết này là: “Xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai”.
Tới nay, sau hơn 10 năm thực hiện, công tác người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) tạo được bước chuyển mới trên cả 3 lĩnh vực: xây dựng chính sách, đổi mới công tác thông tin, báo chí và vận động cộng đồng. Triển khai nhiệm vụ hoàn chỉnh và xây dựng mới các chính sách dành cho kiều bào được nêu trong Nghị quyết, chúng ta đã rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới những văn bản pháp lý quan trọng liên quan đến NVNONN như: luật quốc tịch, đất đai, nhà ở, đầu tư, doanh nghiệp, pháp lệnh về ngoại hối, các quy định về miễn thị thực nhập xuất cảnh cho NVNONN, về cư trú, hồi hương… theo hướng ngày càng thuận lợi cho kiều bào.
Nhiều việc làm thiết thực được các cơ quan chức năng Việt Nam thúc đẩy, trong đó có việc gặp gỡ, đối thoại với số người chống đối đang định cư tại Mỹ, nhất là tại bang Texas và quận Cam, bang Califonia. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn là người trực tiếp đối thoại nhiều lần với những người này, trong đó có những người chống đối khét tiếng, được cho là “định kiến ăn vào máu”.
Chia sẻ điều này, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn cho rằng, thuyết phục những đối tượng đó phải bằng tình cảm, đôi khi cần cả sự dũng cảm khi phải nói những điều rất thật với họ. “Họ nói thẳng với tôi rằng họ đã theo dõi quá trình hoạt động từ trước đến nay của tôi, thấy tôi là người có tấm lòng, có sự cởi mở chân thành nên họ mới đến gặp, để xem “sự chân thành của ông ra sao” - Thứ trưởng nói. Chẳng hạn, trong số những người đến gặp đoàn có nhiều người cầm đầu các phong trào cực đoan chống đối từ nhỏ đến lớn. Người trẻ tuổi nhất trong số họ cũng đã trên dưới 60, đều là những người đã trải qua cuộc chiến tranh trong nước, rồi đi ra nước ngoài đã 40 năm.
Một trong những hoạt động được kiều bào quan tâm, thể hiện ý nghĩa sâu sắc trong tiến trình hòa hợp dân tộc, đó là tổ chức gặp gỡ, đưa kiều bào đi thăm quần đảo Trường Sa. Chính họ qua thực tiễn mắt thấy tai nghe để kiểm nghiệm một thực tế là chúng ta đang bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, không như luận điệu xuyên tạc khi họ nghe ở nước ngoài.
Năm 2014, phu nhân của Hạm trưởng tàu Nhật Tảo - Trung tá Ngụy Văn Thà (người đã chỉ huy chiến hạm Nhật Tảo bảo vệ Hoàng Sa) và Hạm phó Nguyễn Thành Trí, hai người đã ngã xuống ở Hoàng Sa ra Trường Sa đã tự tay thắp nén nhang tưởng niệm những người thân, người chồng của mình đã ngã xuống để bảo vệ Hoàng Sa ngày trước. Rồi ông Nguyễn Ngọc Lập, từng là Thiếu úy Thủy quân lục chiến dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, hiện đang sống ở quận Cam - trung tâm của những người chống Cộng; luật sư David Nguyễn, Trưởng ban vận động và tổ chức bầu cử hội đồng đại diện cộng đồng người Việt quốc gia Houston và vùng phụ cận hay nhà báo Lý Kiến Trúc, câu lạc bộ văn hóa và báo chí quận Cam…
Để thuyết phục ông Lập về thăm đất nước, ra Trường Sa, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn phải qua ba lần gặp gỡ, phân tích thân tình. Khi thăm viếng ngôi mộ mang tên hạ sĩ Hà Hữu Lộc, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 43, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn nói với ông Nguyễn Ngọc Lập rằng: “Bia mộ vẫn còn nguyên phiên hiệu, đơn vị… Những ngôi mộ thế này xây từ ngày xưa có ai phá đâu. Chân lý ở đâu, sự thật ở chỗ nào khi các anh cứ hô hào, kêu gọi chống Cộng, nói rằng Cộng sản không làm gì cho nghĩa trang. Trong khi đồng đội quý vị nằm đây... Nếu đất nước không có đại đoàn kết thì những ngôi mộ kia có còn những tấm bia nguyên vẹn như vậy không?”. Lặng nhìn ngôi mộ từng là chiến sĩ đồng đội của mình, ông Lập thừa nhận: “Chúng tôi đến để đối diện với sự thật”.
Còn nhà báo Việt kiều Lý Kiến Trúc thừa nhận “trang sử Việt Nam đã bước qua trang mới, trang sử cũ khép lại. Quên đi những trang sử đau khổ của Việt Nam mà hãy phát triển Việt Nam, muốn vậy phải giải quyết khối đại đoàn kết của người Việt trong nước và người Việt ở hải ngoại, hòa giải, hòa hợp lẫn nhau…”.
Rõ ràng, bằng sự chân tình, gần gũi giữa con người với con người, bằng hiện thực xã hội qua những chuyến đi như vậy đã giúp những người vốn có tư tưởng định kiến “thâm căn cố đế” có những trải nghiệm ý nghĩa. Chúng ta chưa đặt vấn đề họ thay đổi tư tưởng chống đối bằng hành động yêu nước bởi mọi thứ không dễ trong một sớm một chiều mà điều quan trọng là từ thực tiễn cuộc sống và tình cảm thân tình để giúp họ có cách nhìn đúng mực hơn, trước hết là giảm sự xa lánh, bớt đi hận thù.
Ông Nguyễn Ngọc Lập sau chuyến về thăm quê, tình cảm, nghĩ suy cũng đã có những đổi khác. Ông nói: “Người ta bảo là cả chuyến đi về Việt Nam không thấy ông Nguyễn Ngọc Lập khóc. Trời ơi, tôi khóc mà anh thấy được sao. Bay tới Đài Loan tôi chưa khóc, nhưng từ Đài Loan về, tôi khóc đến mức hai người ngồi cạnh tôi tưởng tôi làm sao”. Mấy chục năm ôm mối hận thù, từng “cầm trịch” những phong trào chống Cộng tại quận Cam, nay ông nhìn nhận: “Đã đến lúc mình nên nói thật, ai nắm được chính nghĩa thì người đó thắng. Muốn nói gì đi chăng nữa thì cũng phải dựa trên dân tộc. Khó nhất hiện nay là phải nhận ra được kẻ thù của mình là chính mình. Mình cần hòa giải với chính mình trước rồi mới thương xót, tha thứ cho người khác được”.
Còn ông Vũ Chung, nhà báo hiện đang sinh sống tại khu vực Little Sài Gòn, trung tâm sinh hoạt cộng đồng của người Việt tại quận Cam, chuyến về quê hương thời gian qua là dấu ấn rất đáng nhớ. Từng có những hành động chống đối kịch liệt, nay ông nhìn nhận: những sự hiểu lầm, bất đồng giữa bộ người Việt tại Mỹ với trong nước đang dần được thu hẹp.
Ông cho rằng, so với 20 năm về trước, hôm nay người Việt Nam tại hải ngoại, nhất là những người đã về Việt Nam có hiểu biết về những sự thay đổi của Việt Nam và có cái nhìn đúng đắn hơn những người chưa bao giờ trở về.“Tôi nghĩ cùng với thời gian, sự hiểu biết sẽ lớn dần lên qua sự gặp gỡ giữa người ngoài nước và trong nước dưới dạng đi du lịch, làm ăn, thăm thân… Sự tiếp xúc đó, dù lặng lẽ nhưng là một lực đẩy dẫn đến những điều tốt đẹp” – ông Vũ Chung nói.
Từng là Thiếu úy quân đội Việt Nam Cộng hòa, sau ngày thống nhất đất nước, ông Vũ Chung phải đi tập trung cải tạo 5 năm, sau đó sang Mỹ định cư và làm báo. Bằng những hoạt động tích cực gần đây, ông Vũ Chung chứng minh rằng khi có sự hiểu biết, sẻ chia, bằng thân tình, bao dung, mọi hố sâu ngăn cách đều có thể thu hẹp.
Cũng lớn lên tại miền Nam và định cư tại Mỹ đã hàng chục năm như nhà báo Vũ Chung và Thiếu úy Lập, kỹ sư Lê Thành Du được sang Mỹ học từ năm 1972, ngay khi vừa tốt nghiệp trung học. Gia đình ông có nhiều người từng nắm giữ nhiều chức vụ cao trong chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ông cho rằng, không có cái gọi là thù địch vĩnh viễn. Ông lấy viện dẫn, hai nước Việt Nam và Mỹ từng là đối thù mà nay bắt tay nhau được thì không lý gì những người Việt với nhau lại không làm được việc hòa hợp dân tộc. Do đó, cùng là người Việt dù sống ở đâu, nếu đất nước cần thì mình vẫn góp công sức, sẻ chia, sự khác biệt vì vậy cũng sẽ được thu hẹp lại.
Ông Nguyễn Văn Tuyên, người di cư sang Mỹ từ năm 1984, nay là hội viên Hội Doanh nhân Việt Nam tại Mỹ lại thể hiện trách nhiệm của mình bằng những dự án cung cấp nước sạch cho vùng sâu vùng xa ở Việt Nam. Ông quan niệm, chiến tranh là điều không ai mong muốn, cuộc chiến nào cũng để lại đau thương, tổn thất và vì thế chúng ta không nên đào sâu thù hận chiến tranh khi nó đã lùi vào quá khứ. “Đã 40 năm rồi, chúng ta nên khép lại trang sử cũ, cùng ngồi lại với nhau để xây dựng đất nước, đưa đất nước tiến vào một quỹ đạo mới chứ không phải là ngồi bới móc, thù hận với đất nước” - ông Tuyên tỏ rõ quan điểm.
Ông Vũ Trọng Kim, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nói rằng, nhiều năm tham gia công tác mặt trận, ông đã có các cuộc tiếp xúc với đồng bào ta ở nước ngoài. Trong số họ có nhiều người từng tham gia chính quyền cũ.
Rất nhiều người như ông Trần Bá Phúc ở Australia đã từng cầm cờ ba que tới Đại sứ quán để chống cộng quyết liệt, nhưng giờ lại là người rất xuất sắc trong việc vận động kiều bào ủng hộ đất nước. Có những người trước đây rất bất mãn, vì lý do này khác hoặc vì chính sách thực hiện không tới nơi tới chốn thì bây giờ đều đã thay đổi. Họ đã gạt đi những gì là cá nhân vị kỷ, họ được giải thoát. Ông Vũ Trọng Kim thừa nhận, chính sự nghiệp đổi mới của chúng ta đã thuyết phục họ một cách sâu sắc nhất, đó chính là sự tự nhận thức. Sự thật, nhiều đồng bào ta ở nước ngoài, nhất là những người ngoài 50 tuổi thường bắt đầu quay về quê hương. Tuổi thành niên thì vì các lý do khác nhau mà ra nước ngoài, nhưng có tuổi là tìm về đất mẹ.
Sự thật nói trên cho thấy, không có khái niệm gọi là hận thù vĩnh viễn, không có chuyện người Việt “không thể dung hòa” như luận điệu tuyên truyền của các thế lực xấu.
Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, ngày 26/3/2004 xác định người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước. Do đó, một trong những chủ trương được Đảng ta khẳng định rõ trong Nghị quyết này là: “Xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai”.
Tới nay, sau hơn 10 năm thực hiện, công tác người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) tạo được bước chuyển mới trên cả 3 lĩnh vực: xây dựng chính sách, đổi mới công tác thông tin, báo chí và vận động cộng đồng. Triển khai nhiệm vụ hoàn chỉnh và xây dựng mới các chính sách dành cho kiều bào được nêu trong Nghị quyết, chúng ta đã rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới những văn bản pháp lý quan trọng liên quan đến NVNONN như: luật quốc tịch, đất đai, nhà ở, đầu tư, doanh nghiệp, pháp lệnh về ngoại hối, các quy định về miễn thị thực nhập xuất cảnh cho NVNONN, về cư trú, hồi hương… theo hướng ngày càng thuận lợi cho kiều bào.
Nhiều việc làm thiết thực được các cơ quan chức năng Việt Nam thúc đẩy, trong đó có việc gặp gỡ, đối thoại với số người chống đối đang định cư tại Mỹ, nhất là tại bang Texas và quận Cam, bang Califonia. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn là người trực tiếp đối thoại nhiều lần với những người này, trong đó có những người chống đối khét tiếng, được cho là “định kiến ăn vào máu”.
Chia sẻ điều này, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn cho rằng, thuyết phục những đối tượng đó phải bằng tình cảm, đôi khi cần cả sự dũng cảm khi phải nói những điều rất thật với họ. “Họ nói thẳng với tôi rằng họ đã theo dõi quá trình hoạt động từ trước đến nay của tôi, thấy tôi là người có tấm lòng, có sự cởi mở chân thành nên họ mới đến gặp, để xem “sự chân thành của ông ra sao” - Thứ trưởng nói. Chẳng hạn, trong số những người đến gặp đoàn có nhiều người cầm đầu các phong trào cực đoan chống đối từ nhỏ đến lớn. Người trẻ tuổi nhất trong số họ cũng đã trên dưới 60, đều là những người đã trải qua cuộc chiến tranh trong nước, rồi đi ra nước ngoài đã 40 năm.
Một trong những hoạt động được kiều bào quan tâm, thể hiện ý nghĩa sâu sắc trong tiến trình hòa hợp dân tộc, đó là tổ chức gặp gỡ, đưa kiều bào đi thăm quần đảo Trường Sa. Chính họ qua thực tiễn mắt thấy tai nghe để kiểm nghiệm một thực tế là chúng ta đang bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, không như luận điệu xuyên tạc khi họ nghe ở nước ngoài.
Năm 2014, phu nhân của Hạm trưởng tàu Nhật Tảo - Trung tá Ngụy Văn Thà (người đã chỉ huy chiến hạm Nhật Tảo bảo vệ Hoàng Sa) và Hạm phó Nguyễn Thành Trí, hai người đã ngã xuống ở Hoàng Sa ra Trường Sa đã tự tay thắp nén nhang tưởng niệm những người thân, người chồng của mình đã ngã xuống để bảo vệ Hoàng Sa ngày trước. Rồi ông Nguyễn Ngọc Lập, từng là Thiếu úy Thủy quân lục chiến dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa, hiện đang sống ở quận Cam - trung tâm của những người chống Cộng; luật sư David Nguyễn, Trưởng ban vận động và tổ chức bầu cử hội đồng đại diện cộng đồng người Việt quốc gia Houston và vùng phụ cận hay nhà báo Lý Kiến Trúc, câu lạc bộ văn hóa và báo chí quận Cam…
Để thuyết phục ông Lập về thăm đất nước, ra Trường Sa, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn phải qua ba lần gặp gỡ, phân tích thân tình. Khi thăm viếng ngôi mộ mang tên hạ sĩ Hà Hữu Lộc, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 43, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn nói với ông Nguyễn Ngọc Lập rằng: “Bia mộ vẫn còn nguyên phiên hiệu, đơn vị… Những ngôi mộ thế này xây từ ngày xưa có ai phá đâu. Chân lý ở đâu, sự thật ở chỗ nào khi các anh cứ hô hào, kêu gọi chống Cộng, nói rằng Cộng sản không làm gì cho nghĩa trang. Trong khi đồng đội quý vị nằm đây... Nếu đất nước không có đại đoàn kết thì những ngôi mộ kia có còn những tấm bia nguyên vẹn như vậy không?”. Lặng nhìn ngôi mộ từng là chiến sĩ đồng đội của mình, ông Lập thừa nhận: “Chúng tôi đến để đối diện với sự thật”.
Còn nhà báo Việt kiều Lý Kiến Trúc thừa nhận “trang sử Việt Nam đã bước qua trang mới, trang sử cũ khép lại. Quên đi những trang sử đau khổ của Việt Nam mà hãy phát triển Việt Nam, muốn vậy phải giải quyết khối đại đoàn kết của người Việt trong nước và người Việt ở hải ngoại, hòa giải, hòa hợp lẫn nhau…”.
Rõ ràng, bằng sự chân tình, gần gũi giữa con người với con người, bằng hiện thực xã hội qua những chuyến đi như vậy đã giúp những người vốn có tư tưởng định kiến “thâm căn cố đế” có những trải nghiệm ý nghĩa. Chúng ta chưa đặt vấn đề họ thay đổi tư tưởng chống đối bằng hành động yêu nước bởi mọi thứ không dễ trong một sớm một chiều mà điều quan trọng là từ thực tiễn cuộc sống và tình cảm thân tình để giúp họ có cách nhìn đúng mực hơn, trước hết là giảm sự xa lánh, bớt đi hận thù.
Ông Nguyễn Ngọc Lập sau chuyến về thăm quê, tình cảm, nghĩ suy cũng đã có những đổi khác. Ông nói: “Người ta bảo là cả chuyến đi về Việt Nam không thấy ông Nguyễn Ngọc Lập khóc. Trời ơi, tôi khóc mà anh thấy được sao. Bay tới Đài Loan tôi chưa khóc, nhưng từ Đài Loan về, tôi khóc đến mức hai người ngồi cạnh tôi tưởng tôi làm sao”. Mấy chục năm ôm mối hận thù, từng “cầm trịch” những phong trào chống Cộng tại quận Cam, nay ông nhìn nhận: “Đã đến lúc mình nên nói thật, ai nắm được chính nghĩa thì người đó thắng. Muốn nói gì đi chăng nữa thì cũng phải dựa trên dân tộc. Khó nhất hiện nay là phải nhận ra được kẻ thù của mình là chính mình. Mình cần hòa giải với chính mình trước rồi mới thương xót, tha thứ cho người khác được”.
Còn ông Vũ Chung, nhà báo hiện đang sinh sống tại khu vực Little Sài Gòn, trung tâm sinh hoạt cộng đồng của người Việt tại quận Cam, chuyến về quê hương thời gian qua là dấu ấn rất đáng nhớ. Từng có những hành động chống đối kịch liệt, nay ông nhìn nhận: những sự hiểu lầm, bất đồng giữa bộ người Việt tại Mỹ với trong nước đang dần được thu hẹp.
Ông cho rằng, so với 20 năm về trước, hôm nay người Việt Nam tại hải ngoại, nhất là những người đã về Việt Nam có hiểu biết về những sự thay đổi của Việt Nam và có cái nhìn đúng đắn hơn những người chưa bao giờ trở về.“Tôi nghĩ cùng với thời gian, sự hiểu biết sẽ lớn dần lên qua sự gặp gỡ giữa người ngoài nước và trong nước dưới dạng đi du lịch, làm ăn, thăm thân… Sự tiếp xúc đó, dù lặng lẽ nhưng là một lực đẩy dẫn đến những điều tốt đẹp” – ông Vũ Chung nói.
Từng là Thiếu úy quân đội Việt Nam Cộng hòa, sau ngày thống nhất đất nước, ông Vũ Chung phải đi tập trung cải tạo 5 năm, sau đó sang Mỹ định cư và làm báo. Bằng những hoạt động tích cực gần đây, ông Vũ Chung chứng minh rằng khi có sự hiểu biết, sẻ chia, bằng thân tình, bao dung, mọi hố sâu ngăn cách đều có thể thu hẹp.
Cũng lớn lên tại miền Nam và định cư tại Mỹ đã hàng chục năm như nhà báo Vũ Chung và Thiếu úy Lập, kỹ sư Lê Thành Du được sang Mỹ học từ năm 1972, ngay khi vừa tốt nghiệp trung học. Gia đình ông có nhiều người từng nắm giữ nhiều chức vụ cao trong chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Ông cho rằng, không có cái gọi là thù địch vĩnh viễn. Ông lấy viện dẫn, hai nước Việt Nam và Mỹ từng là đối thù mà nay bắt tay nhau được thì không lý gì những người Việt với nhau lại không làm được việc hòa hợp dân tộc. Do đó, cùng là người Việt dù sống ở đâu, nếu đất nước cần thì mình vẫn góp công sức, sẻ chia, sự khác biệt vì vậy cũng sẽ được thu hẹp lại.
Ông Nguyễn Văn Tuyên, người di cư sang Mỹ từ năm 1984, nay là hội viên Hội Doanh nhân Việt Nam tại Mỹ lại thể hiện trách nhiệm của mình bằng những dự án cung cấp nước sạch cho vùng sâu vùng xa ở Việt Nam. Ông quan niệm, chiến tranh là điều không ai mong muốn, cuộc chiến nào cũng để lại đau thương, tổn thất và vì thế chúng ta không nên đào sâu thù hận chiến tranh khi nó đã lùi vào quá khứ. “Đã 40 năm rồi, chúng ta nên khép lại trang sử cũ, cùng ngồi lại với nhau để xây dựng đất nước, đưa đất nước tiến vào một quỹ đạo mới chứ không phải là ngồi bới móc, thù hận với đất nước” - ông Tuyên tỏ rõ quan điểm.
Ông Vũ Trọng Kim, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nói rằng, nhiều năm tham gia công tác mặt trận, ông đã có các cuộc tiếp xúc với đồng bào ta ở nước ngoài. Trong số họ có nhiều người từng tham gia chính quyền cũ.
Rất nhiều người như ông Trần Bá Phúc ở Australia đã từng cầm cờ ba que tới Đại sứ quán để chống cộng quyết liệt, nhưng giờ lại là người rất xuất sắc trong việc vận động kiều bào ủng hộ đất nước. Có những người trước đây rất bất mãn, vì lý do này khác hoặc vì chính sách thực hiện không tới nơi tới chốn thì bây giờ đều đã thay đổi. Họ đã gạt đi những gì là cá nhân vị kỷ, họ được giải thoát. Ông Vũ Trọng Kim thừa nhận, chính sự nghiệp đổi mới của chúng ta đã thuyết phục họ một cách sâu sắc nhất, đó chính là sự tự nhận thức. Sự thật, nhiều đồng bào ta ở nước ngoài, nhất là những người ngoài 50 tuổi thường bắt đầu quay về quê hương. Tuổi thành niên thì vì các lý do khác nhau mà ra nước ngoài, nhưng có tuổi là tìm về đất mẹ.
Sự thật nói trên cho thấy, không có khái niệm gọi là hận thù vĩnh viễn, không có chuyện người Việt “không thể dung hòa” như luận điệu tuyên truyền của các thế lực xấu.
(Còn nữa)
Đăng Trường
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét