Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Chuyện lạ đời…




                                                                   @  Kiến Thiết
Câu chuyện tôi chia sẻ cũng không có gì đặc biệt, chắc có lẽ ai cũng có thể trải qua gia đoạn như vậy. Bởi không ai là không trải qua cuộc đời làm học sinh với biết bao vui buồn, vất vả, nhưng cũng không ít “thành quả”, bởi sự nỗ lực của bản thân. Nhưng với tôi buồn nhiều hơn vui, tuổi trẻ bồng bột non dại, lúc đó tại sao tôi lười học đến vậy, chỉ thích rong chơi với mấy đứa bạn cùng phố “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” mà lị. Nghĩ lại thời đó thật phí hoài, tại sao mình không nghe lời bố mẹ, thực ra lúc đó một đứa trẻ như tôi và chúng bạn đồng trang lứa làm sao hiểu được giá trị của thời gian và cuộc sống như bây giờ. Cuộc đời của con người cũng được phân khúc rõ ràng từng gia đoạn, thăng trầm và đi theo chiều hướng khác nhau. Bước ngoặt cuộc đời tôi bắt đầu sang trang mới, khi lên lớp 10 THPT may thay lớp tôi được một cô giáo trẻ mới ra trường chủ nhiệm, những tiết giảng toán và những buổi sinh hoạt lớp cuối tuần bằng những lời nói nhẹ nhàng, khúc triết, sự gần gũi của cô như “người chị” đã thu phục tâm trí những “anh chàng” đang tập làm người lớn, muốn thể hiện mình như tôi. Chính Cô đã làm thức tỉnh những cậu học trò có phần “ngang ngược”, cá biệt đến độ khó bảo…,  Và rồi kết thức ba năm học THPT, lớp tôi có tới hơn nửa thi đỗ vào đại học. Ngoảnh lại giờ đây tôi sắp sửa tốt nghiệp ra trường… rông dài quá phải không các bạn, thực ra có được kiến thức trang bị cho mình là việc làm đầy ý nghĩa, giúp cho chúng ta biết nhận xét, đánh giá để nhìn nhận đúng - sai, phân biệt phải - trái. Tôi biết rằng đa phần sinh viên chúng ta đều nhận thức đúng điều đó, nhưng cũng phải thừa nhận còn một bộ phận sinh viên chểnh mảng học hành, thiếu tự tin trong cuộc sống, bị sa đà vào những thú vui không lành mạnh, nhận thức còn mơ hồ, cá biệt có một số ít đang bị tác động bởi nhiều luồng thông tin mặt trái trên mạng... Vậy nên, tôi muốn chia sẻ với các bạn một điều hiện nay trên các trang mạng xã hội đang xuất hiện nhiều bài viết xuyên tạc sự thật, nhất là lợi dụng vụ việc này, việc khác, ở nơi này, nơi kia để nói xấu chế độ. Mới đây tôi đọc được bài viết của tác giả  Tư nghèo (Danlambao) có chủ đề “Bác ơi! con bị kích động!”.
Tôi không hiểu Tư Nghèo là ai? Nhận thức và hiểu biết thế nào? Nhưng khi đọc bài viết, tôi cảm nhận đây là con người “tự sướng” cái tôi đến độ quá mức, khó ai sánh kịp, nhất là việc dựng chuyện, nói xấu người khác đến tráo trở, hơn nữa lại bôi xấu lãnh tụ được cả dân tộc tôn kính với những lới lẽ của kẻ tiểu nhân, coi thường lịch sử để phán rằng Từ ngày bác xách mạng từ Tàu sang Việt để kắt mạng dân Nam, chui vào động Pắc Pó... Chống các đồng chí tham ô, học theo đạo đức của bác, thì con cháu bác gọi là chủ động phòng, chống tham nhũng. Chống đám Tàu khựa của bác xâm lược quê hương thì bị dán nhãn là phản động. Thời gian sau này con cháu bác phát minh ra một cái động mới, có thể bao trùm lên mọi cái động. Đó là kích động”.
Thưa tác giả muốn nói gì đi chăng nữa, chúng tôi không sinh ra ở thời đó, nhưng nghe người lớn kể lại và qua những trang sách, báo và các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, lớp trẻ chúng tôi hôm nay đều cảm nhận và kính trọng Bác Hồ, nói đến Bác Hồ, không ai là không dành tình cảm mến yêu sâu nặng với người cả đồng bào ta ở trong và ngoài nước, thậm chí cộng đồng quốc tế và cả những người từng là bên kia chiến tuyến của dân tộc Việt Nam cũng phải thừa nhận điều đó… Giai đoạn cả dân tộc chìm trong biển lửa của cuộc chiến tranh, những lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thôi thúc hàng triệu con tim yêu nước, không cần phân biệt già, trẻ, gái, trai, tôn giáo, dân tộc, vùng miền, hễ là người Việt Nam thì đứng lên chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược, đưa cách mạng Việt Nam đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Bác còn là nhà văn hóa vĩ đại, được thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới được toàn thế giới kính phục. Khi nhắc đến Bác Hồ, họ biết tới Việt nam và khi nhắc tới Việt Nam họ nhớ ngay tới Bác Hồ; dân tộc Việt Nam đều biết rằng Bác Hồ đã đưa ánh sáng chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam để trở thành phương hướng đúng đắn cho cách mạng giải phóng dân tộc, đấu tranh chống lại thực dân Pháp, phát xít Nhật và cả đế quốc Mỹ… thế mà tác giả giám “gian dối” trong sự biện hộ đến khó tin về Bác Hồ, đúng là lòng người khó đoán “Thức khuya mới biết đêm dài”. Chưa dừng lại ở đó, Tư nghèo còn tráo trở dựng chuyện đến lạ kỳ rằng “Nói chung, ngày xưa bác chôm chĩa lời người khác và phán rằng "ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh". Câu đó ngày hôm nay trật lất mẹ nó rồi bác. Bi chừ, dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng, trong thời đại hồ chính mo huy hoàng thì: "ở đâu có kích động ở đó mới có đấu tranh"!”. Nhưng thôi nói với con người “cạn tàu ráo máng” như Tư Nghèo cũng không ý nghĩa gì, bởi trong con người đó luôn liềm khích với chế độ, dùng lời lẽ thô thiển để ngụy tạo, hư cấu, xúc xiểm đến khó tin, với người “bình thường” không thể làm được điều đó, bệnh lý chống cộng của con người này chắc đã phát triển đến giai đoạn khó có loại thuốc đặc trị nào chữa nỗi. Có chăng chính y phải tự chữa cho mình may ra mới có cơ hội giảm “bệnh lý”,  đây cũng có thể là “chuyện lạ đời” phải không các bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét