Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

Về chế độ một đảng duy nhất cầm quyền





Ông Bùi Tín, một người phản bội Đảng, phản bội lí tưởng cao đẹp mà ông đã từng mấy chục năm chiến đấu theo lí tưởng ấy, nay lại đưa lên mạng Internet những lời lẽ phản bội rằng “cần hủy bỏ ngay điều IV Hiến pháp, thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng. Chế độ độc đảng là chế độ phát xít, là phản dân chủ, hiện tượng không còn trên thế giới”.
Ông Bùi Tín quên rằng đến như những người đứng đầu thế giới tư bản (tức “thế giới dân chủ”) mà ông tôn thờ, như Tổng thống Hoa Kỳ cũng đã từng tuyên bố tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam. Thể chế chính trị mà tổng thống Hoa Kỳ cũng như ông Bùi Tín thừa hiểu rằng đó là chế độ xã hội chủ nghĩa, là chế độ do Đảng Cộng sản độc nhất lãnh đạo, ở đó không có đa nguyên, đa đảng. Đâu phải chỉ có Việt Nam tồn tại chế độ 1 đảng, mà trên thế giới có nhiều nước, ít nhất là ba, bốn chục nước theo thể chế chính trị 1 đảng duy nhất cầm quyền. Ngay như nước Mỹ, tiếng là đa nguyên đa đảng nhưng thực chất chỉ là 2 đảng (Cộng hòa và Dân chủ) thay nhau cầm quyền, mà thực chất nhất vẫn là đại biểu cho lợi ích của 1 tầng lớp đại tư bản cầm quyền. Thực hiện chế độ một đảng hay nhiều đảng là do điều kiện lịch sử và tương quan lực lượng chính trị của từng nước. Trung Quốc ngoài Đảng Cộng sản còn 8 đảng khác, nhưng tất cả đều do Đảng Cộng sản Trung Quốc sáng lập, tổ chức để tập hợp lực lượng cách mạng cùng chiến đấu dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản, đều thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thực chất đó cũng là chế độ nhất nguyên nhưng dưới hình thức rất sáng tạo phù hợp điều kiện và truyền thống của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Việt Nam ta từ cuối năm 1945 cho đến cuối năm 1946 cũng đã từng tồn tại chế độ đa đảng, có đảng đối lập như Việt Nam Quốc dân đảng, Đại Việt quốc gia liên minh…, có đảng do Đảng Cộng sản vận động thành lập như “Đảng Dân chủ”, “Đảng Xã hội”, nhằm tập hợp tầng lớp công thương, tập hợp tầng lớp trí thức, đoàn kết trong mặt trận đoàn kết dân tộc, chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản (lúc bấy giờ lấy tên là Đảng Cộng sản Đông dương). Đến khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ thì các đảng phái phản động đều lộ mặt bán nước, đã tan rã hoặc trốn chạy ra nước ngoài theo chân quân đội đồng minh (quân đội Tưởng Giới Thành, quân đội Pháp…vào Việt Nam thực hiện nhiệm vụ giải ráp quân đội Nhật), còn lại Đảng Cộng sản Việt Nam cùng Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội cố kết chặt chẽ dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến hành cuộc kháng chiến trường kì cho đến thắng lợi oanh liệt vào ngày 7-5-1954. Đại chiến thắng lịch sự 30-4-1975, chiến thắng oanh liệt nhất trong lịch sử chống ngoại xâm gần 100 năm qua, giang sơn thu về một mối, nước nhà được thống nhất. Đến cuối năm 1988, một nhà nước Việt Nam thống nhất ổn định, công cuộc đổi mới sau 2 năm được thực hiện với dấu hiệu thắng lợi to lớn, các Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội tuyên bố đã góp phần tích cực vào thắng lợi lịch sử của dân tộc, đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử vẻ vang, nay tự giải tán, hi vọng nước Việt Nam dưới dự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc Việt Nam đoàn kết rộng rãi trong Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tiếp tục tiến lên. Thế là trong điều kiện lịch sử mới, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không có nhu cầu đa đảng, mà thực hiện chế độ một đảng duy nhất cầm quyền , đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Thế là một lần nữa khẳng định chân lí là cụ thể, chế độ một đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện sứ mệnh cầm quyền, lãnh đạo là khách quan. Không thể nói như ông Bùi Tín “điều 4 trái ngược với điều toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân”. Chúng ta đều biết Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nước nhà, điều 4 cũng như toàn bộ Hiến pháp do quốc hội tức đại biểu của nhân dân cả nước quyết định, phản ánh ý chí và nguyện vọng của nhân dân cả nước ta. Điều 4 của Hiến pháp quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Hiến pháp khẳng định như vậy trước hết cũng là phản ánh quyền lực của nhân dân. Đảng lãnh đạo thông qua nhà nước và các tổ chức xã hội, nhằm bảo đảm và trung thành với lợi ích của nhân dân, của dân tộc chứ không nhằm mục đích gì khác, rồi nhân dân sử dụng nhà nước và các tổ chức xã hội là công cụ của mình, cho nên nói Đảng lãnh đạo và quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là thống nhất chứ không trái ngược gì.
Chính trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo, cho nên Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn luôn xác định phải chống quan liêu, phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn để chống thoái hóa phẩm chất, phải đổi mới phương thức lãnh đạo sao cho thật dân chủ, tất cả các Tổ chức Đảng và đảng viên phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Trong điều kiện không đa đảng, chúng ta đã có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, các cá nhân tiêu biểu trong xã hôi, là tổ chức giám sát Đảng và đảng viên, là cơ quan phản biện xã hội về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhằm đảm bảo Đảng hoạt động vì lợi ích của nhân dân, vì lợi ích của dân tộc. Cũng có lúc có nơi Tổ chức Đảng và Tổ chức Nhà nước vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, gây bức xúc trong nhân dân, Đảng và Nhà nước đã nghiêm khắc phê phán và xử lí.
12-5-2017
@Thành Hà


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét