"Thật kỳ lạ và mờ
mịt khó hiểu", - nhà khoa học chính trị Nga, Giáo sư Vladimir Kolotov,
Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia St.
Petersburg nhận xét về vụ Trịnh Xuân Thanh.
©
AFP 2017/ Luong Thai Linh
Nhưng trong trường hợp Trịnh Xuân Thanh, tình huống cho thấy là chưa có sự đồng thuận giữa hai bên. Và quan điểm của Việt Nam rõ ràng hơn. Chính quyền hợp pháp được quốc tế công nhận của nước CHXHCN Việt Nam đã công bố lệnh truy nã quốc tế với công dân của nước mình thông qua Interpol, nghi can phạm tội kinh tế quy mô lớn. Chỉ riêng trong một tội danh, ông ta bị khởi tố với 145 triệu USD. Nếu một người trong danh sách truy nã quốc tế cư trú trong lãnh thổ của một quốc gia khác tuân thủ luật pháp quốc tế, thì người đó phải được trao trả cho nước yêu cầu dẫn độ.
CC BY-SA 3.0 / Achim Raschka / Embassy of Vietnam in Berlin
Trong trường hợp Trịnh Xuân Thanh, dường như ai
đó đã ngăn chặn hoạt động của Interpol và kẻ tội phạm mà Việt Nam yêu
cầu dẫn độ đã không được trao trả cho Hà Nội. Có nghĩa là, để đổi lấy sự
"bảo kê", người này đã cung cấp thông tin bí mật mà ông ta nắm được cho
Đức hoặc cho bất kỳ nước nào khác đã khuyến nghị Đức "che chở" ông ta.
Vì vậy, những gì mà công chúng biết về vụ Trịnh Xuân Thanh hiện nay
không phải là tất cả mọi chi tiết. Mà điều khó hiểu chủ yếu — là lập
trường của Đức. Mọi việc chỉ có thể sáng tỏ nếu như có sự thừa nhận của
chính quyền Đức, rằng Trịnh Xuân Thanh trốn sang Đức không chỉ với núi tiền mà còn với những thông tin tình báo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét