Georg Wilhelm Friedrich Hegel (27 tháng 8
năm 1770
- 14 tháng 11
năm 1831)
đã viết ở đâu đó rằng: “Cái gì tồn tại thì hợp lý, cái gì hợp lý thì tồn tại”.
Từ luận đề đó người ta có thể suy ra rằng: Chế độ Cộng sản Hà Nội đã sinh tồn,
phát triển suốt từ 30/4/ 1975 đến nay, đồng thời chế độ Sài Gòn đã “ra đi” cũng
bằng ấy năm, cả hai đều là “hợp lý” vì nó đang “tồn tại”, như Hegel nói. Vậy
thì những ai còn nuối tiếc là không tỉnh táo và sẽ chỉ làm hại mình chứ chẳng
thay đổi được điều gì!
Trong những ngày sắp đến 30/4/ 2017, trên BBC,
Bùi Văn Phú (BVP) có một bài viết với nhiều ký ức và mặc cảm về chế độ Hà Nội,
nuối tiếc chế độ Sài Gòn. Bài viết có tên: “Tháng Tư những mất và còn” Gửi cho
BBC từ California (21 tháng 4 2017). Trong bài BVP đã kể lại nhiều chuyện: Như
“Cuối tháng Tư năm 1975 khi xe tăng và bộ đội cộng sản tiến chiếm Thủ đô Sài Gòn, hàng trăm nghìn người của đất nước này đã rời bỏ quê hương ra đi trong
cơn hoảng loạn. Tương lai trôi dạt về đâu và cội nguồn sẽ còn lại gì nào ai
biết được”.
“Ngay từ trong trại Camp Pendleton ở miền Nam
California những băng nhạc Việt được sao chép lại như chút quà từ quê hương cũ
mà người tị nạn mang theo trên đường định cư. Trong những ba-rắc hay giữa lều
trại tị nạn trên đồi cỏ khô thường nghe vang vang ca từ nhạc Trịnh Công Sơn, Phạm
Duy… Chỉ vài tháng sau có trung tâm băng nhạc Việt của ca sĩ Khánh Ly ra đời đầu
năm 1976 với băng nhạc “Như cánh vạc bay” gồm 16 ca khúc của Trịnh Công Sơn qua
giọng hát Khánh Ly và tiếng đàn ghi-ta của bác sĩ Ngô Thanh Trung. dịp tìm lại
nét văn hoá Việt Nam Cộng hòa xưa”;
“Ngày nay với mạng thông tin toàn cầu Internet,
qua YouTube người Việt ở khắp nơi trên thế giới có thể tìm xem hay nghe những
ca khúc mình yêu thích của mọi thời đại. Sau âm nhạc, nền báo chí tị nạn cũng
phát triển rất sớm tại Hoa Kỳ. Năm 1976 đã có tờ Hồn Việt, do Nguyễn Hoàng
Đoan, chồng của Khánh Ly, điều hành”… “Những đại học lớn ở Hoa Kỳ như Cornell,
Yale hay Harvard, Berkeley và Thư viện Quốc hội Mỹ đều có nhiều sách báo xuất bản
dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Nhiều nhất là tại Đại học Cornell, ở đây không chỉ
có sách mà còn có báo, tập san và cả báo của sinh viên học sinh. Từ sau ngày 30/4/1975 văn hoá Việt Nam Cộng
hòa đã không chết mà còn nở hoa trên đất Mỹ.”
Và để kết luận BVP viết: “Nhìn lại thời gian qua, từ sau dấu mốc lịch sử 30/4/1975 với mất mát là
không gian tự do sáng tác trên đất Việt, nhưng còn lại vẫn là những tác phẩm
văn học, những lời ca tiếng nhạc đã lắng sâu trong lòng nhiều người Việt”.
Có lẽ BVP là người yêu âm nhạc cho nên chủ đề của
bài viết đều xoay xung quanh ký ức về âm nhạc. Tiếc rằng ông Phú dường như đã chính trị hóa tâm hồn mình mà quên đi hoặc
không biết đến những chủ đề âm nhạc khác không chỉ của dân tộc mà còn của cả
nhân loại. Chẳng hạn như “Lý ngựa ô”, “ Quan họ Bắc Ninh” hay “Ví dặm Nghệ
Tính”. Nếu thật sự là người có tâm hồn âm nhạc thì ông phải thích nghe âm nhạc
cổ điển (không lời-Classical Music)… Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là cái cảm
xúc và tri thức của BVP quá hạn hẹp, lại thiên kiến. Chẳng hạn như tài liệu sách vở thời Việt Nam
Cộng hòa vẫn có trong thư viện của nhiều đại học Hoa Kỳ thì ông nghĩ rằng đó là
“nở hoa trên đất Mỹ” thật ra đơn giản chỉ là công việc lưu trữ như bất cứ đại học
tên tuổi nào trên thws giới. Nếu không tin ông BVP có thể hỏi mượn tạp chí Cộng
sản ở thư viện Đại học Harvard (Hoa Kỳ)… Nhiều tài liệu khác của cụ Hồ cũng được
lưu giữ tại đó ( không biết có nở hoa trên đấy nước tự do này không?). Được biết
khi viết về tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh người ta đã phải đến nhiều cơ quan lưu
trữ ở Pháp, ở Mỹ, ở Trung Quốc để tìm kiếm tài liệu…
Lại nói về “ năng khiếu” âm nhạc của BVP… dường
như BVP chỉ biết đến mấy tác giả và ca khúc trong chống Cộng thời Việt Nam Cộng
hòa. Mà ngay cả “cái vốn” âm nhạc trong chế độ Sài Gòn của VP cũng không có nhạc
phản chiến, nhạc “ nối vòng tay lớn” của Trịnh Công Sơn! Không biết đến ca khúc
“ Tự nguyên” (của Trương Quốc Khánh, còn gọi là
nhạc sỹ “bồ câu”- sáng tác trong Phong trào “hát cho đồng bào tôi nghe”)
mà dường như hầu hết sinh viên Sài Gòn đều thuộc. Cho đến nay BVP không hề biết những tác giả,
ca sỹ nổi tiếng như GS. Trần Văn Khê, Phạm Duy, Khánh Ly đã về nước nhiều lần
hoặc ở hẳn lại quên hương…BVP chắc không nghĩ đến họ đang nghĩ gì, làm gì khi
trở về quên cha đất tổ, cho dù trước đây họ ít nhiều mặc cảm với chế độ cộng sản.
Được biết nhiều nhạc sỹ, ca sỹ hải ngoại về nước, có người còn được mời làm
giám khảo…
Trong
chuyến về dịp tháng Tư, năm 2017, ca sỹ Khánh lý cùng với bạn diễn sẽ có một
chương trình “ dầy đặc”, tại thành phố
Phan Thiết, Bình Thuận (ngày 1.5); Nam Định (ngày 12.5), tại Hải Phòng (ngày
19.5). Bà cũng sẽ có đêm nhạc giao lưu với sinh viên Đại học Đà Lạt, thành phố
Đà Lạt (vào ngày 7.5.)
Xin lỗi bạn đọc, vì tác bài viết này đã đưa nhiều
thông tin âm nhạc “trái chiều” với BVP để bạn đọc có thể đánh đúng về tâm hồn
và tri thức của BVP- một người có khá nhiều bài đăng tải trên BBC và các trang
mạng.
Bây giờ
xin trở lại cảm xúc chính trị của BVP về
“Tháng Tư những mất và còn”.
Theo cách nghĩ của BVP, sau 30/4 “ khi xe tăng
và bộ đội cộng sản tiến chiếm Thủ đô Sài Gòn, hàng trăm nghìn người của đất nước
này đã rời bỏ quê hương ra đi trong cơn hoảng loạn”…thì BVP cho rằng Nam Bắc là
hai quốc gia. Sài Gòn là “ Thủ đô” của
nước “ Miền Nam” đã bị cộng sản Hà Nội xâm lược”. Cuộc chiến tranh “ xâm lược
này” đã khiến “hàng trăm nghìn người rời bỏ quê hương”…Tất nhiên có BVP.
Thế là đã rõ, cho đến hôm nay, với BVP vẫn mang
mặc cảm của người con “mất nước”. Khách quan mà nói không có người yêu nước thật
sự nào lại rứt bỏ quê hương cả. Công bằng mà nói hầu hết những người ra đi vào
những ngày tháng tư, năm 1975 là do bộ máy tuyên truyền của Sài gòn hù dọa mà
thôi. Còn đó- những băng đĩa của chính quyền Sài gòn nói: “ Cộng sản vào Sài
gòn sẽ có cuộc tàn sát lớn!”… “Tất cả những ai làm cho chính quyền sai gòn sẽ bị
tù đầy và bị giết hại”…Có thể nói hàng vạn “ thuyền nhân” đã bỏ mạng ngoài biển
khơi chỉ vì những cái loa truyên truyền đó. Không phủ nhận rằng nhiều người từng
làm việc cho chính quyền Sài Gòn đã bị đưa đi “cải tạo” một thời gian ngắn. Có
thể nói- nếu sự kiện đó diễn lại hôm này thì chưa chắc Hà Nội còn giữ chính
sách đó.
Cách đây không lâu, ông Nguyễn Cao Kỳ từng là Thủ
tướng Sài Gòn đã có cuộc họp báo ở Mỹ sau khi ông về nước. Khí có người hỏi về
chính sách đại đoàn kết của Việt Nam, trong đó “Chính phủ VN, xem kiều bào ở nước
ngoài là một bộ phận của cộng đồng dân tộc VN, ông Kỳ nói: “Khỏi phải suy nghĩ, trả lời ngay: Đó là
chính sách đúng”. Ông còn bức xúc nói: “Một khi tâm đã hướng về dân tộc, đất
nước, thì tôi cứ lên đường trở về thôi, bất chấp những sự phản đối, chống đối của
nhóm thiểu số sống ở Hoa Kỳ. …Tôi bảo đảm rằng sau gần 30 năm rồi, đất nước đã
được thống nhất rồi, đang cần những người trong và ngoài nước bắt tay nhau phục
hưng đất nước, đưa đất nước trở thành con rồng châu Á, thì tất cả những kẻ vẫn muốn quay trở lại dĩ vãng, nói những chuyện
không tưởng, giờ phút này mà còn đánh đấm, phục hưng thế này thế nọ, không
hướng tới tương lai mà chỉ lo nghĩ quá khứ là một lũ..., đừng nên để ý vì họ không có lợi cho quê hương, đất nước”.
Nhân sắp đến ngày 30/4 tác giả cung cấp thông
tin là để “ chia sẻ” BVP. Có lẽ những thông tin này là tạm đủ để BVP suy
nghĩ…mong sao BVP không nằm trong số những kẻ mà ông Nguyễn Cao Kỳ đặt trong
…(ba chấm) như đoạn trích dẫn trên ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét