Trong cuộc đời của mỗi con người
không ai giống ai và mỗi người đều có một mơ ước riêng của chính mình, thường
thì sự thành công hay thất bại của họ bị tác động bởi nhiều yếu tố: của gia
đình, môi trường sống, học tập, lao động, công tác, nhất là sự cố gắng nỗ lực của
chính bản thân họ… ngẫm lại những năm tháng đã qua của cuộc đời mình cũng giống
như một đồ thị tịnh tiến tăng dần và hôm nay nhìn lại không có niềm vui nào bằng
với những gì mình đã có, gia đình đầm ấm, hạnh phúc, con cháu trưởng thành, có
công ăn việc làm ổn định. Với tôi thế là đủ đầy, mong ước đã trở thành hiện thực
trong hơn nửa cuộc đời đã qua. Về già, được hưởng niềm vui, hạnh phúc xum vầy
cùng con cháu và thỏa thích niềm “đam mê” đọc tin tức hàng ngày trên mạng
Internet. Thú thực may có anh con út hướng dẫn và chăm chỉ “nghiên cứu” nên có
chút kiến thức về tin học nên cũng rất thuận tiện cho việc tìm đọc thông tin,
càng thích và đam mê hơn khi trên môi trường mạng ấy là một “biển thông tin” đa
chiều, thực - hư lẫn lộn đang có tầm ảnh hưởng tới nhận thức của người đọc như
tôi. Minh chứng ấy mới đây tôi đọc bài viết của tác giả Nguyễn Dư
(Danlambao) với tiêu đề “Tội nghiệp cho ông Nguyễn Phú Trọng!”.
Thú thực, nếu
chỉ đọc tiêu đề bài viết thì ai cũng cảm nhận được sự “thông cảm, chia sẻ” của
tác giả với Người đứng đầu Đảng trước một loạt vấn đề cần lãnh đạo, chỉ đạo giải
quyết mà thực tiễn tình hình đất nước đang đặt ra. Nhưng thực tế lại không phải
như vậy, khi đọc vào nội dung bài viết ta bắt gặp một loạt thông tin có tính chất
chắp nhặt, hư cấu có dụng ý, ngụy tạo tinh vi của một người có nghề. Nếu người
đọc không phân biệt được đâu đúng, đâu sai thì rất dễ bị những thông tin “như
thật” ấy dẫn dắt theo dụng ý của tác giả bằng một mớ thông tin có tính chất chắp
nhặt “như đúng rồi”. Phải chăng thể hiện “trình cao” của tác giả đang chú tâm làm những chuyện động trời theo kiểu “chọc
gậy bánh xe” chuyên nghiệp đến như vậy để nói xấu người khác. Và đây tác giả tự
đánh giá cho rằng “Cũng không ai dại gì nhảy vào ngồi cái ghế lãnh
đạo một đảng suy thoái nát bét mà mấy đời tổng bí thư trước "ăn sò",
bây giờ mình lại nhảy vào để "đổ vỏ"; không thể nào cứu đảng được nữa
bằng cách chỉnh đốn, cảnh tỉnh, ngăn chặn, đẩy lùi những suy thoái theo như cái
kiểu ông Trọng vừa làm và từng làm”. Sự nhố nhăng trong nhận định, đánh giá của
tác giả là thể hiện cái tôi một chiều, nếu thực sự “có tâm” thì có lẽ phải thể
hiện theo cách khác trong cái gọi là “phản biện, hiến kế” chứ đâu phải lấp hửng
có ý đồ nhằm tự “tạo dựng mâu thuẫn, phe nhóm” trong lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
giữa khóa trước, khóa sau như vậy. Nhưng cho dù có hư cấu thế nào đi chăng nữa
thì thực tế vẫn là thước đo minh chứng rõ ràng nhất, không thể ngụy tạo hòng
đánh lừa dư luận. Từ tình hình thực tiễn của đất nước, quan trọng ở chỗ Người đứng
đầu có dám nhìn thẳng vào sự thật, chịu trách nhiệm và kiên quyết giải quyết những
vấn nạn đang tồn tại cản trở sự phát triển, đi ngược lại lợi ích của dân tộc
hay không. Cũng phải thấy rằng, trong quá trình phát triển đất nước chúng ta phải
chấp nhận cái được, cái mất, có khi dẫn đến mắc sai lầm nhưng hơn hết có dám mạnh
dạn, nhận ra, chịu trách nhiệm để khắc phục sửa chữa hay không. Vậy nên vừa qua
Đảng ban hành Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII để chấn chỉnh khắc phục những yếu kém, khuyết
điểm về đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãnh phí, tự diễn biến, tự chuyển hóa là
việc làm cần thiết và phù hợp với tình hình, được nhân dân đồng tình ửng hộ, nhất
là những việc làm cụ thể của người đúng đầu Đảng bằng những chỉ đạo quyết liệt,
tỏ rõ thái độ, kiên quyết xử lý các vụ án tham những như vụ Trịnh Xuân Thanh,
Vũ Huy Hoàng,... và gần đây là Hồ Thị Kim Thoa, đó là sự quyết tâm rất cao của
người đúng đầu Đảng. Vậy mà tác giả lại cho sớm kết tội rằng “Người ngờ nghệch như ông Trọng, đa số đảng
viên tham nhũng họ mong và rất cần đứng đầu một băng đảng cướp bởi nhiều tên
tham nhũng thân cận đứng sờ sờ trước mặt mà ông không hay... Đọc cái nghị quyết
trung ương bốn khóa mười hai do ông ký, cho người ta có cảm nhận nó nhạt nhẽo
vô hồn, kế hoạch điều hành, chỉnh đốn, cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn chặn,
đẩy lùi tham nhũng, suy thoái... và cách lập luận như con két, ai cũng nhìn thấy
điều đó”. Càng đọc vào nội dụng bài viết, lại càng thấy sự trơ trẽn đến hàm
hồ của tác giả. Bởi lẽ chính tác giả là người đang làm những chuyện trái với
luân thường, đạo lý, đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Nên chăng trước khi đưa
ra lời phán quyết người khác, bản thân mình phải tự soi lại chính mình có đủ tư
cách để làm chuyện đó hay không. Nhưng tác giả đâu làm được điều đó bởi lẽ tác
giả còn đâu tư cách, còn đâu nhuệ khí mà tự làm được điều đó, cái tôi hơn hết
đã bán rẻ cho quỹ dữ mất rồi. Nếu thực tình còn chút lương tâm và danh dự thì
hãy xám hối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ những người đã góp sức đấu tranh bảo vệ
và xây dựng đất nước như hôm nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét