Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

SỰ HỒ ĐỒ





Phạm Đình Trọng

                                                                     

          Mới đây, nhân việc Nhà nước Việt Nam cấm phát hành một số ca khúc có nội dung đi ngược bản chất của nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, trên các trang mạng chống cộng trong và ngoài nước có bài viết: “Nhà nước không dân và nền nghệ thuật không con người” của Phạm Đình Trọng.
Phải thấy rằng, việc Nhà nước Việt Nam cấm phát hành một số ca khúc mà trước đây vẫn lưu hành cũng là lẽ bình thường. Bởi nhận thức là quá trình, nhất là việc cảm nhận văn thơ, nhạc họa không phải ai cũng cảm nhận được hết và cũng không phải mọi người đều cảm nhận đầy đủ giá trị hoặc phản giá trị của tác phẩm trong một sớm một chiều. Vì vậy, một số ca khúc trước đây vẫn lưu hành nay bị cấm là vì lẽ đó. Thế mà, Phạm Đình Trọng có bài viết: “Nhà nước không dân và nền nghệ thuật không con người” thể hiện rõ sự hồ đồ.
Thật vậy! Sao lại nói “Nhà nước không dân”(!). Xin thưa Phạm Đình Trọng, trong số 92 triệu người Việt Nam đang sinh sống ở trong nước hiện nay, cứ cho là 1 - 2  triệu người không ưa Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, còn lại 90 triệu người hằng ngày, hằng giờ đang thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Và chính họ (cả những người không ưa Nhà nước Việt Nam) cũng đã và đang hưởng quyền lợi do Nhà nước Việt Nam mang lại. Nhà nước Việt Nam luôn tích cực thực hiện bảo hộ công dân Việt Nam khi bị nước ngoài bắt giữ. Các vụ ngư dân Việt Nam xâm phạm vùng biển nước khác bị họ bắt giữ, không có Nhà nước Việt Nam thì có được họ trao trả không? Đoàn Thị Hương đang bị Ma-lai-xi-a bắt giữ do nghi có liên quan đến cái chết của một công dân Triều Tiên cũng đang được Nhà nước Việt Nam làm hết sức mình, tìm kiếm luật sư để bào chữa, bảo vệ quyền của Cô đó sao? Trên các diễn đàn quốc tế và tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh là Liên hợp quốc lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam luôn tung bay, chứng tỏ các tổ chức quốc tế và cộng đồng quốc tế thừa nhận Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Thế giới không ai công nhận nhà nước không dân cả. Mấy tổ chức phản động thành lập nhà nước này, nhà nước nọ, tự mình gọi là nhà nước chứ có được thế giới công nhận đâu? Thế mà, Phạm Đình Trọng lại nói Nhà nước Việt Nam là “Nhà nước không dân”, thế chẳng phải hồ đồ sao?  
Ông ta còn nói: “nền nghệ thuật không con người”(!) Nói vậy là Phạm Đình Trọng đã xổ tẹt thành quả sáng tạo của nhân dân và giới văn nghệ sĩ nước nhà. Đành rành chúng ta chưa có tác phẩm văn học, nghệ thuật mang tầm cỡ quốc tế, chưa có tác phẩm đạt giải Nôben, nhưng những gì mà nền văn học, nghệ thuật nước nhà có được cũng đã và đang đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tinh thần của nhân dân. Chương trình Giai điệu tự hào mà Đài Truyền hình Việt Nam đã và đang thực hiện là một ví dụ. Vì vậy, mong ông Phạm Đình Trọng phải có nhận định, đánh giá khách quan, đừng có cảm tính, chủ quan mà đánh giá sai lệch, mang tiếng là người hồ đồ tội lắm Ông ơi!
Chúng ta đều biết, Phạm Đình Trọng vốn là một đảng viên, sĩ quan, nhà văn Quân đội. Bản thân Phạm Đình Trọng được Đảng, Nhà nước, nhân dân giáo dục, rèn luyện và không thể phủ nhận rằng, trên văn đàn Ông ta cũng có những thành tựu nhất định. Thế nhưng, một người trước đây là anh hùng, không nhất thiết mãi mãi sau này là anh hùng nếu lòng dạ không trong sáng và thiếu tu dưỡng, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách của mình sẽ chỉ là một người bình thường, thậm chí nếu rơi vào cổ hủ, tự kiêu, tự đại, bại hoại thì sẽ bị mọi người lên án, khinh rẻ. Phạm Đình Trọng là một người như thế. Do bị suy thoái về tư tưởng chính trị, không còn giữ vững, phát huy phẩm chất cao quý của một người đảng viên cộng sản, “Bộ đội Cụ Hồ” - những nhân tố quyết định làm nên tên tuổi nhà văn Phạm Đình Trọng - Ông ta được tổ chức khủng bố Việt Tân tuyển mộ và giao cho nhiệm vụ chuyên viết bài xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ Đảng Cộng sản, Nhà nước và chế độ dân chủ ở Việt Nam. Một người hồ đồ như vậy, chẳng ai tin vào những lời nói, bài viết của Ông ta nữa. Thật đáng tiếc!

  @Nguyễn Văn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét