QĐND - Dựa trên những thông tin thiếu khách quan, không trung thực, bóp
méo sự thật, Bản phúc trình mang tên Chỉ số tự do báo chí 2014, của cái gọi là
Tổ chức Phóng viên không biên giới (Reporteurs Sans Frontieres - RSF) đã xếp
Việt Nam đứng gần chót trên tổng số 180 nước trên thế giới. Lý do mà họ đưa ra
không có gì khác là Việt Nam kiểm soát và ngăn chặn internet, bắt
giữ, giam cầm các bloggers có tiếng nói đối lập, v.v…
Đây không phải lần đầu tiên RSF đưa ra cái nhìn thiếu thiện chí, nhận xét
sai lệch về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam. Hành động của những người
đang nắm quyền điều hành RSF lộ rõ ý đồ, động cơ chính trị không tốt đối với
Việt Nam. Cần phải khẳng định, sự thật về tự do báo chí ở
Việt Nam trái ngược hẳn với những gì mà RSF đưa ra.
Chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là khuyến khích, tạo
điều kiện thuận lợi để người dân khai thác, sử dụng internet phục vụ phát triển
kinh tế-văn hóa-xã hội, hỗ trợ cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cuộc
sống và thực hiện các quyền tự do cơ bản của nhân dân. Theo tinh thần ấy,
Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu về tự do báo chí, tự do internet. Kết
quả khảo sát của WeAreSocial - một tổ chức nghiên cứu độc lập về truyền thông
xã hội toàn cầu đã cho thấy, tính đến tháng 12-2012, số người dùng internet ở
Việt Nam là 30,8 triệu người (tăng 10,8 triệu người so với năm 2008), chiếm 34%
dân số (cao hơn mức trung bình của thế giới là 33%). Việt Nam hiện có hơn 3
triệu người dùng blog cá nhân để bày tỏ chính kiến trên mạng xã hội, tổ chức
các diễn đàn thảo luận, phản biện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
gửi các góp ý, kiến nghị đến các cơ quan chức năng... Tổ chức Liên minh Viễn
thông quốc tế (ITU) xếp hạng Việt Nam đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á và
thứ 8 châu Á về số lượng người sử dụng internet. Sự phát triển nhanh của các
phương tiện thông tin đại chúng và internet cho thấy, quyền tự do ngôn luận, tự
do thông tin ở Việt Nam đã có bước cải thiện và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên,
cũng như mọi quốc gia trên thế giới, luật pháp Việt Nam quy định hạn chế quyền
tự do ngôn luận trong một số trường hợp, phù hợp với Công ước về các quyền dân
sự và chính trị, nhằm tôn trọng các quyền hợp pháp và chính đáng, uy tín, danh
dự của người khác; nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn công cộng, sức
khỏe cộng đồng và đạo đức của xã hội.
Những trường hợp mà RSF gọi là “các bloggers có tiếng nói đối lập” thực
chất, họ đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Lợi dụng đặc tính lan truyền
nhanh, rộng và khó kiểm soát của thông tin trên mạng, những đối tượng đó đã xem
internet là một trong những công cụ để tuyên truyền xuyên tạc các đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời, truyền bá những luận
điệu phản động gây hoang mang trong xã hội... nhằm chống phá công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân Việt Nam. Các cơ quan bảo vệ
pháp luật Việt Nam bắt giữ, xử lý họ là vì họ vi phạm pháp luật.
Những thành tựu về tự do báo chí nói chung, tự do internet nói riêng của
Việt Nam là không thể phủ nhận. Những tiến bộ đó được sự ghi nhận,
đánh giá cao của dư luận quốc tế. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam có quyền
tự hào về những thành quả của mình và kiên quyết đấu tranh, phản bác mọi suy
nghĩ, hành động xuyên tạc, bóp méo sự thật về tình hình tự do báo chí nói
chung, tự do internet nói riêng ở Việt Nam.
KIM NGỌC
Mấy ông nhà báo viết bài bôi xấu chế độ, tổ chức truyền đơn, lập hội trái phép,... thì gọi gì là nhà báo. Mấy ông đấy bị Nhà nước ta bắt vào tù là đúng rồi. Tự do báo chí gì thì gì chứ cũng phải phục vụ mục đích chung nhất là phát triển đất nước, phát triển con người mới hiện đại, chứ cứ mục tiêu phá hoại kìm hãm đất nước thì đáng bị vào tù
Trả lờiXóa