Bên cạnh Hội nghị Cấp cao, Hội đồng Nhân quyền tổ chức ba phiên thảo luận cấp cao về quyền của người di cư, án tử hình và các cách tiếp cận mang tính phòng vệ trong hệ thống LHQ để bảo đảm quyền con người. Có Trụ sở tại Geneva, Hội đồng Nhân quyền gồm 47 quốc gia thành viên, đại diện cho tất cả các khu vực, được bầu với nhiệm kỳ 3 năm, là cơ quan chịu trách nhiệm chính và quan trọng nhất của LHQ trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên thế giới. Cùng với Việt Nam, các thành viên khác của Hội đồng Nhân quyền trong phiên họp thứ 25 này gồm: Argentina, Brazil, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên bang Nga, Vương quốc Anh và Bắc Ailen, Mỹ, Venezuela...
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (hàng trên, bên trái) tại hội nghị.
|
Trưởng Phái đoàn Thường trực, Đại sứ Nguyễn Trung Thành, cho biết: Trên cơ sở quan tâm đến việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam đã chủ động tham gia công việc chung của Hội đồng, tích cực đóng góp vào quá trình thảo luận và thông qua các nghị quyết, quyết định của Khóa họp lần thứ 25 này trên tinh thần thúc đẩy việc bảo vệ và mở rộng thụ hưởng các quyền của người dân, tôn trọng Hiến chương LHQ, luật pháp và thực tiễn quốc tế, có tính đến một cách thỏa đáng các đặc thù về kinh tế, truyền thống văn hóa và phát triển của các quốc gia, khu vực.
Hơn 30 nghị quyết đã được thông qua bằng đồng thuận liên quan đến nhiều vấn đề thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế như thực hiện các quyền kinh tế-văn hóa-xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế về nhân quyền, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong chống khủng bố, bảo vệ quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, quyền lương thực, quyền nhà ở, môi trường và quyền con người, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tiếp cận pháp lý của trẻ em, xóa bỏ bạo lực đối với trẻ em, quyền của các nhóm xã hội yếu thế như trẻ em, người thiểu số, người khuyết tật, vấn đề chống phân biệt chủng tộc...
Trong số 10 nghị quyết được thông qua bằng bỏ phiếu, đáng chú ý là các nghị quyết liên quan đến tình hình tại Syria, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Sri Lanka, Iran, các vùng lãnh thổ Palestin bị chiếm đóng, vấn đề sử dụng máy bay không người lái trong chống khủng bố, vấn đề tính thống nhất của hệ thống tư pháp trong bảo vệ quyền con người.
Đoàn Việt Nam cũng đã phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên nhằm tăng cường đóng góp trên tinh thần xây dựng và có trách nhiệm vào các vấn đề nhân quyền mà cộng đồng quốc tế quan tâm; tích cực thúc đẩy đối thoại, hợp tác quốc tế và việc tiếp cận các vấn đề nhân quyền một cách khách quan, cân bằng, tổng thể và toàn diện; đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân quyền và các cơ chế khác của LHQ về nhân quyền.
Trong bối cảnh quyền con người tiếp tục được các nước và dư luận quốc tế quan tâm, Hội nghị đã thu hút được sự tham dự của đông đảo các nhà lãnh đạo của hơn 80 quốc gia và tổ chức quốc tế. Chủ tịch Đại hội đồng LHQ John W. Ashe đã nhấn mạnh: Kể từ khi được thành lập, Hội đồng Nhân quyền đã ngày càng có nhiều tiến triển theo tiêu chuẩn toàn cầu trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên khắp thế giới, song cũng cần có các biện pháp ứng phó kịp thời với những thách thức không ngừng biến đổi.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Geneva, ông Guy Mettan, nhà nghiên cứu chính trị và hiện là Giám đốc Câu lạc bộ Báo chí Geneva, cho biết: Hội đồng Nhân quyền LHQ là một cơ chế mang tính toàn cầu và việc Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền thực sự có ý nghĩa. Việt Nam không chỉ thể hiện tiếng nói, bảo vệ quan điểm của quốc gia, mà còn có cơ hội trao đổi, chia sẻ hiệu quả với các nước khác như các quốc gia châu Á, châu Phi ... trong Hội đồng Nhân quyền. Ông Guy Mettan cho rằng nhiều nước cũng như Việt Nam đều coi trọng việc tập trung vào các vấn đề kinh tế, xã hội quan trọng như vấn đề bảo vệ quyền con người. Do vậy, việc lắng nghe ý kiến của Việt Nam trong Hội đồng Nhân quyền là rất quan trọng.
Cũng trong phiên họp này, hầu hết phát biểu của các nước đang phát triển tại Á, Phi, Mỹ Latinh đều chia sẻ quan điểm cho rằng Hội đồng Nhân quyền cần tránh chính trị hóa, tiêu chuẩn kép trong quá trình xử lý công việc của mình, tránh áp đặt, nhấn mạnh trao đổi cởi mở, thẳng thắng, hợp tác hữu hiệu và đối thoại xây dựng. Vai trò và đóng góp của các cơ chế cụ thể của Hội đồng Nhân quyền cũng được các nước ghi nhận và đánh giá cao tại Hội nghị. Trong đó, Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) được xem là cơ chế hoạt động hiệu quả và có đóng góp vào việc thúc đẩy đối thoại, hợp tác cũng như tiến bộ trên thực tiễn về quyền con người tại các nước.
Tin, ảnh: Tố Uyên – Hoàng Long
Thật đáng mừng khi Việt Nam cũng đã phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên nhằm tăng cường đóng góp trên tinh thần xây dựng và có trách nhiệm vào các vấn đề nhân quyền mà cộng đồng quốc tế quan tâm; tích cực thúc đẩy đối thoại, hợp tác quốc tế và việc tiếp cận các vấn đề nhân quyền một cách khách quan, cân bằng, tổng thể và toàn diện; đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân quyền và các cơ chế khác của LHQ về nhân quyền.
Trả lờiXóaĐây giống như cú tát mạnh vào các thế lực thù địch luôn lăm le hãm hại, vu cáo Việt Nam trong vấn đề nhân quyền. Việt Nam đã chứng tỏ cho cả thế giới thấy được thiện chí cũng như các cố gắng, nỗ lực của mình.
Là người dân Việt Nam, tôi hết sức ủng hộ các chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Trong hoàn cảnh kinh tế Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, cái ăn cái mặc đã không còn là nhu cầu bức thiết nhất nữa thì quyền con người đang được đặt lên hàng đầu. Quyền con người được tôn trọng nghĩa là người dân ở vị trí hàng đầu trong chính sách của nhà nước. Hiện nay đời sống của nhân dân Việt Nam đã và đang được ngày càng cải thiện. Đó là minh chứng rõ nhất cho việc Việt Nam đã và đang là thành viên tích cực của tổ chức nhân quyền liên hợp quốc
Trả lờiXóa