Mới đây, trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN, bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, đã có những nhận xét và đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong vấn đề đảm bảo quyền con người, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới việc bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi.
Phóng viên: Bà đánh giá như thế nào về Báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ II của Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam vừa trúng cử Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc?
Bà Pratibha Mehta: Chúng tôi xin chúc mừng Việt Nam đã hoàn thành phiên trình bày Báo cáo quốc gia theo Cơ chế rà soát định kỳ chu kỳ II vào ngày 5/2 vừa qua tại Geneva, Thụy Sỹ.
Tôi nghĩ rằng cơ chế rà soát định kỳ là một công cụ rất hữu hiệu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để thực hiện cơ chế đối thoại liên quan tới quyền con người, các tổ chức xã hội của Việt Nam đã chuẩn bị rất kỹ cho các báo cáo mà Việt Nam đã trình bày vừa qua. Có thể nói, phiên trình bày theo Cơ chế rà soát định kỳ lần thứ II này yêu cầu cao hơn nhiều so với lần thứ nhất. Và thành công này chứng tỏ nỗ lực lớn của Việt Nam.
Bà Pratibha Mehta: Chúng tôi xin chúc mừng Việt Nam đã hoàn thành phiên trình bày Báo cáo quốc gia theo Cơ chế rà soát định kỳ chu kỳ II vào ngày 5/2 vừa qua tại Geneva, Thụy Sỹ.
Tôi nghĩ rằng cơ chế rà soát định kỳ là một công cụ rất hữu hiệu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để thực hiện cơ chế đối thoại liên quan tới quyền con người, các tổ chức xã hội của Việt Nam đã chuẩn bị rất kỹ cho các báo cáo mà Việt Nam đã trình bày vừa qua. Có thể nói, phiên trình bày theo Cơ chế rà soát định kỳ lần thứ II này yêu cầu cao hơn nhiều so với lần thứ nhất. Và thành công này chứng tỏ nỗ lực lớn của Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với các trẻ em nghèo và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vượt khó học giỏi. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham gia chương trình đi bộ từ thiện
nhằm gây quỹ ủng hộ bảo vệ sự sống cho trẻ em khuyết tật. Ảnh: Nguyễn Khang - TTXVN
Các học sinh Trường Trung học Dân tộc Nội trú Nơ Trang Lơng (Đắk Lắk) với giờ học thực hành môn Hóa. Ảnh: Quý Trung – TTXVN
Giờ sinh hoạt ngoại khóa của các học sinh Trường Trung học Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Lào Cai. Ảnh: Quý Trung – TTXVN
Việc học hành của trẻ em dân tộc vùng cao Lào Cai được chú trọng nâng cao toàn diện. Ảnh: Quý Trung – TTXVN
Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe cho các em học sinh người dân tộc vùng cao Sơn La. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
Tặng áo ấm cho các em học sinh trường Tiểu học xã Sủng Trà, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Minh Tâm - TTXVN
Phóng viên: Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tựu trong việc đảm bảo quyền con người, bà nghĩ như thế nào về vấn đề này, đặc biệt là liên quan tới việc bảo vệ
Bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú UNDP tại Việt Nam
« Việt Nam là nước đã làm rất tốt công tác về quyền trẻ em. Đặc biệt là Việt Nam đã tham gia Công ước về quyền trẻ em.
»
|
Bà Pratibha Mehta: Chúng tôi thấy rằng Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng xây dựng và phát triển các chính sách, chương trình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới. Có hơn 270 khuyến nghị được đưa ra trong phiên trình bày Báo cáo quốc gia theo Cơ chế rà soát định kỳ chu kỳ II của Việt Nam, trong đó có những khuyến nghị liên quan tới quyền phụ nữ.
Bên cạnh nhiều thành tựu trong vấn đề bình đẳng giới, Việt Nam cần tiếp tục có những chính sách và nỗ lực nhiều hơn để tăng cường quyền phụ nữ như ban hành các văn bản pháp quy thể hiện nguyên tắc về bình đẳng giới, không phân biệt đối xử giữa nam và nữ. Cụ thể như năm 2013, Việt Nam đã đưa ra vấn đề kéo dài tuổi nghỉ hưu cho lao động nữ, tôi hy vọng trong thời gian tới tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ sẽ bằng nhau.
Một vấn đề nữa mà tôi muốn đề cập ở đây là tỷ lệ nữ làm lãnh đạo và tham gia Quốc hội chưa cao. Tôi mong là trong thời gian tới, chính phủ Việt Nam sẽ đưa ra một con số cụ thể nữ làm lãnh đạo cũng như tham gia vào Quốc hội. Đây là thời điểm rất tốt cho Việt Nam vì đến năm 2016 sẽ diễn ra việc bầu cử Quốc hội và như vậy là còn hai năm cho Việt Nam chuẩn bị để tăng tỷ lệ nữ lãnh đạo và nữ đại biểu Quốc hội.
Đối với vấn đề về trẻ em, có thể khẳng định Việt Nam là nước đã làm rất tốt công tác về quyền trẻ em. Đặc biệt là Việt Nam đã tham gia Công ước về quyền trẻ em. Có thể nói nhà nước Việt Nam đã và đang có những nỗ lực lớn trong việc triển khai hoàn thiện các chính sách pháp luật, nội luật hóa các quy định của hệ thống pháp luật quốc tế về quyền trẻ em.
Tuy nhiên ở những khu vực xa xôi và trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số thì vẫn chưa nhận được sự quan tâm một cách đầy đủ để phát triển toàn diện. Đây là vấn đề mà chính phủ Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn nữa để thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em, từng bước giảm khoảng cách chênh lệch về điều kiện sống giữa các nhóm trẻ em vùng miền, nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho trẻ em nhất là việc phổ cập giáo dục giúp trẻ em được đến trường cũng như được học nâng cao.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng với các nữ đại biểu Quốc hội. Ảnh: Nhan Sáng - TTXVN
Các nữ đại biểu Quốc hội cùng trao đổi thông tin bên lề kỳ họp. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
Lễ tôn vinh và trao giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2013. Ảnh: Phương Hoa – TTXVN
Lễ mít tinh “Chung tay phòng chống bạo lực gia đình với phụ nữ và trẻ em gái”. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN
Chương trình truyền thông hướng dẫn kỹ năng sống
cho phụ nữ nông thôn di cư lên thành phố kiếm việc làm. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
Nhân viên y tế tuyên truyền kỹ năng phòng bệnh cho phụ nữ đồng bào các dân tộc vùng cao ở Sơn La. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
Các nữ đại biểu Quốc hội cùng trao đổi thông tin bên lề kỳ họp. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
Lễ tôn vinh và trao giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2013. Ảnh: Phương Hoa – TTXVN
Lễ mít tinh “Chung tay phòng chống bạo lực gia đình với phụ nữ và trẻ em gái”. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN
Chương trình truyền thông hướng dẫn kỹ năng sống
cho phụ nữ nông thôn di cư lên thành phố kiếm việc làm. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
Nhân viên y tế tuyên truyền kỹ năng phòng bệnh cho phụ nữ đồng bào các dân tộc vùng cao ở Sơn La. Ảnh: Dương Ngọc – TTXVN
Phóng viên: Vậy theo bà, Chính phủ Việt Nam nên áp dụng những giải pháp nào để đảm bảo thực hiện ngày càng tốt hơn quyền con người?
Bà Pratibha Mehta: Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc đảm bảo quyền con người. Quyền con người có ảnh hưởng tới từng thành viên trong xã hội, chính vì vậy từng thành viên trong xã hội cũng phải tham gia vào việc thúc đẩy các quyền và tự do cơ bản của con người. Chúng ta cần phải tuyên truyền cho mọi người biết về quyền và tự do cơ bản của con người, vì vậy vấn đề chia sẻ thông tin rất quan trọng. Chính phủ Việt Nam cũng cần tiếp tục xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật để hiện thực hóa các cam kết đối với các khuôn khổ pháp lý và thể chế quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan tới nhân quyền.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn bà!
Thực hiện: TTXVN/Báo ảnh Việt Nam
Nỗ lực liên tục và không ngừng nghỉ của Đảng và Nhà nước đã đem lại cho nhân dân Việt Nam đời sống ngày một tốt đẹp hơn. Con người ngày càng được quan tâm đến mọi mặt đời sống từ cái ăn cái mặc, đến việc học hành, y tế, chính tri.... Những thành tựu ấy đã và đang được nhân dân cả nước ghi nhận và xứng đáng được tôn vinh trên bình diện quốc tế
Trả lờiXóa