QĐND - Năm 2013, với những "cố gắng vận động" của hai nghị
sĩ Ed Royce, đảng Cộng hòa, bang California và Chris Smith, đảng Cộng hòa, bang
New Jersey, Dự luật nhân quyền Việt Nam - HR 1897 đã được Hạ viện Hoa Kỳ thông
qua vào tháng 8-2013. Dự kiến Dự luật này sẽ được trình lên Thượng viện xem
xét, có thể vào năm 2014. Theo luật pháp Hoa Kỳ, nếu được Thượng viện thông
qua, còn phải được trình lên Tổng thống phê chuẩn mới có hiệu lực. Tuy nhiên,
thực tế cho thấy nhiều Dự luật tương tự đã bị “chặn lại” tại Thượng viện.
|
||
|
Có lẽ nhằm vận động cho cuộc bỏ phiếu thông qua Dự luật này ở Thượng viện
mà các ông nghị chống cộng ở Hạ viện đã tạo cơ hội cho Trần Thị Ngọc Minh, mẹ
của “nhà hoạt động nhân quyền” Đỗ Thị Minh Hạnh (hiện đang chịu hình phạt tù)
được điều trần trước “Ủy hội nhân quyền Tom Lantos (NGO)”, ngày 16-1-2014. Có
lẽ phải gọi phát biểu của Trần Thị Ngọc Minh là một “Bản cáo trạng” về tình
hình nhân quyền Việt Nam. Những điều mà Trần Thị Ngọc Minh nói đã quá quen
thuộc với nhiều người. Đại để là: Đời sống của công nhân “hết sức cơ cực, họ
làm việc 12 đến 15 giờ, lương bình quân 70USD mỗi tháng”. Chẳng khác nào giọng
văn của một quan chức cấp cao chống cộng ở hải ngoại, Trần Thị Ngọc Minh vu
cáo: “Bao năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lừa dối cả thế giới, lừa dối Liên
hợp quốc và cả chính phủ Mỹ về vấn đề công nhân và lao động tại nước chúng tôi.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Namlà do Đảng Cộng sản thành lập, mục đích
của họ là để giám sát và kiềm tỏa công nhân...”.
Cuối cùng, bà ta kiến nghị: “Tôi thỉnh cầu quý vị, bằng vị thế của mình,
xin hãy dùng mọi cách để áp lực nhà nước cộng sản Việt Nam trả tự do vô điều
kiện cho con tôi và tất cả những tù nhân lương tâm, nhất là trong khi Hoa Kỳ
đang thương thảo hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với nhà cầm quyền
cộng sản Việt Nam”.
Xin được trở lại với vụ án, trong đó có Đỗ Thị Minh Hạnh bị kết án tù 7
năm. Sáng 26-10-2010, TAND tỉnh Trà Vinh đã mở phiên xét xử Đoàn Huy Chương,
Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh với tội danh “phá rối an ninh trật
tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân” theo Điều 89, Bộ luật Hình sự. Theo cáo
trạng, 3 bị cáo đã rải truyền đơn kích động công nhân biểu tình, đình công, phá
hoại tài sản doanh nghiệp theo chỉ đạo của Trần Ngọc Thành - kẻ cầm đầu tổ chức
phản động “Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam” do Thành lập ra ở Ba Lan. Vào
lúc 1 giờ sáng ngày 14-11-2006, khi đang rải truyền đơn vu cáo, bôi nhọ Đảng,
Nhà nước ta, đồng thời kích động biểu tình, gây rối trật tự công cộng tại xã
Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, cả bọn bị bắt quả tang với toàn bộ
tang vật. Sau đó, cả bọn đã được đưa ra xét xử và phải chịu hình phạt thỏa
đáng.
Có thể nói, cuộc “điều trần” của Trần Thị Ngọc Minh với Ủy hội nhân quyền
(NGO) Tom Lantos tại Hạ viện Hoa Kỳ chỉ là một sự xuyên tạc, vu cáo chính trị
nhố nhăng chẳng đem lại thông tin gì mới mà càng làm mất uy tín thêm cho những
ông nghị chống Cộng. Xin hỏi:
1. Phải chăng Đỗ Thị Minh Hạnh, “chỉ vì giúp đỡ những công nhân khốn khổ,
những nông dân bị cộng sản Việt Nam cướp đất, cướp nhà mà nhà nước
cộng sản bắt con tôi giam vào tù”?
Như cáo trạng vụ án trên cho biết, Đỗ Thị Minh Hạnh nằm trong tổ chức
phản động, bị bắt trong khi đang cùng đồng bọn rải truyền đơn, bôi nhọ chế độ,
kích động biểu tình, gây rối trật tự công cộng.
Bản thân Trần Thị Ngọc Minh nếu ở Việt Nam, cũng có thể bị đưa ra
xét xử về tội vu cáo cá nhân, tổ chức, khi bà ta nói: “Cộng sản
Việt Nam cướp đất, cướp nhà”.
2. Phải chăng, Nhà nước bắt công nhân hoặc cho phép các chủ doanh nghiệp
bóc lột công nhân dã man như Trần Thị Ngọc Minh vu cáo?
Theo Điều 104, Bộ luật Lao động năm 2012 của Việt Nam quy định thời giờ
làm việc bình thường đối với người lao động như sau:
- Thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong 1 ngày và 48 giờ
trong 1 tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc
ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không
quá 10 giờ trong 1 ngày, không quá 48 giờ trong 1 tuần.
- Tiền làm việc thêm giờ cho người lao động, quy định tại Điều 97 Bộ luật
Lao động như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150% tiền lương tháng; Vào ngày
nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương,
ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với
người lao động hưởng lương ngày.
Bộ luật Lao động của Việt Nam đã quy định rõ mức lương tối
thiểu đối với công nhân theo vùng. Chưa thấy ở đâu có mức lương tối thiểu là
70USD, như Trần Thị Ngọc Minh nói. Theo Nghị định 182/2013/NĐ-CP quy định mức
lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 1-1-2014
sẽ là 2,7 triệu đồng/tháng tại vùng I; 2,4 triệu đồng/tháng tại vùng II; tại
vùng III là 2,1 triệu đồng/tháng và vùng IV là 1,9 triệu đồng/tháng. Đó là chưa
kể thu nhập thực tế của đại đa số công nhân đều cao hơn mức lương tối thiểu do
Nhà nước quy định.
3. Phải chăng Đỗ Thị Minh Hạnh bị công an luôn ép cung, “nhận tội để được
khoan hồng, nhưng con tôi không chấp thuận”?
Sự thật Đỗ Thị Minh Hạnh không “anh hùng” như Trần Thị Ngọc Minh nói.
Trước vành móng ngựa, Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đã thành khẩn
thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình, đồng thời xin được khoan hồng.
Chính vì vậy mà Đỗ Thị Minh Hạnh đã được hưởng mức án nhẹ hơn nhiều tội phạm
khác có cùng hành vi.
Trở lại với điều mà Trần Thị Ngọc Minh cầu xin Hoa Kỳ hãy dùng Hiệp định
TPP để gây áp lực buộc chính quyền Việt Nam chấm dứt tình trạng “vi phạm nhân
quyền”, thì đây quả là một chuyện cười. TPP đâu phải là quà tặng của Hoa Kỳ.
TPP là một cơ hội bình đẳng cho 12 quốc gia đang đối thoại. Hơn nữa, nếu
Việt Nam tham gia TPP thì không chỉ Việt Nam hưởng lợi mà
các nước, trong đó chính Hoa Kỳ cũng hưởng lợi.
PHƯƠNG NHI - TRUNG THÀNH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét