Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

Đây đâu phải là phiên bản!


                                                      
                                                                      

Từ khi sự kiện Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu vào chức danh Chủ tịch nước, người dân chúng tôi thầy rất vui và yên tâm, không khí bà con khu vực tôi ở nhận xét, ông Trọng rất xứng đáng với hai chức danh ấy, hơn nữa cũng cần phải thử nghiệm xem ở Việt Nam thì một người đảm nhiệm hai chức danh thì có hiệu quả thực sự hay không, do vậy người dân ủng hộ chủ trương này trong điều kiện bộ máy hành chính nước ta cồng kềnh, cần phải tinh gọn để hiệu quả hơn và bớt tốn kém ngân sách của nhà nước. Ấy vậy mà vẫn có những kẻ không biết vì động cơ mục đích gì đưa thông tin không đúng, làm méo mó sự thật và cố ý xuyên tạc, nói xấu lãnh đạo.
 Tôi vừa đọc bài “Phiếm chuyện chức danh: “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước”” trên trang báo Tiếng Dân của tác giả Lê Thiên, viết rằng “Cái danh xưng “Tổng Bí Thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng” nghe kiêu căng hàm hồ lắm! ĐẢNG TRÊN NƯỚC? Thói kiêu ngạo cộng sản đấy... Chúng coi Nước Việt Nam chẳng ra thể thống gì đâu khi chúng đặt Đảng bên trên đỉnh đầu… Nhỏ nhất như cái nhãn “Tổng bí thư, Chủ tịch nước” trên đây mà CSVN đàn em còn bê nguyên xi của đàn anh vĩ đại Trung Quốc thì còn nói gì nữa với những chuyện khác, cả lớn lẫn nhỏ…Giờ diệt vong đã điểm đối với đất nước quê hương và với cả dân tộc ta nếu người dân Việt Nam mình cứ mải mê an phận trùm kín trong tấm chăn chủ nghĩa MACKENO…”
Đọc rồi mới thấy vấn đề không đơn giản như mình nghĩ. Bởi như cách viện dẫn thông tin của tác giả Lê Thiên là có chủ đích, không mang tính xây dựng, thực chất lợi dụng để đưa vấn đề chính trị vào bài viết, rồi phân tích và lồng ghép các tin tức để làm phức tạp tình hình. Như tôi đã có quan điểm ở trên rằng, hiện nay Việt Nam đã tiến hành đổi mới đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đưa nước ta ngày càng phát triển, đời sống dân ta ngày càng cải thiện, nâng cao, vì vậy nhà nước đã nhận thấy rõ vấn đề khi tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị còn cồng kềnh, chồng chéo, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả; chưa ngăn chặn, đẩy lùi được tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, vì vậy chủ trương nhất thể hóa một số chức danh thuộc cơ quan Đảng, chính quyền được triển khai, nhiều địa phương đã thí điểm thực hiện khá hiệu quả. Với mục tiêu thực hiện cải cách bộ máy hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả phục vụ tốt hơn cho nhân dân, chủ trương này được người dân đồng tình, chính sách tinh giản bộ máy, tinh giảm biên chế cũng đã được triển khai quyết liệt, nhiều bộ ngành, địa phương đã thực hiện giảm được hàng trăm đầu mối, hàng ngàn biên chế ăn lương từ ngân sách nhà nước, góp phần tiết kiệm chi tiêu công.
Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu và bầu vào chức danh Chủ tịch nước cũng là sự kiện có ý nghĩa quan trọng. Đây thể hiện chủ trương hợp ý Đảng lòng dân, trong điều kiện Nguyên Chủ tịch nước Trần Đại Quang bị bệnh hiểm nghèo đã từ trần, vì thế Đảng và nhà nước quyết định phải bầu Chủ tịch nước mới, vì không thể để khuyết vị trí này. Với tình hình hiện nay, việc lựa chọn cán bộ lãnh đạo ở vị trí chủ chốt là hết sức quan trọng và phải tiến hành thận trọng, nhận thức rõ điều đó nên Đảng và Nhà nước giới thiệu và bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào chức danh Chủ tịch nước, với tín nhiệm cao gần như tuyệt đối. Điều này càng thể hiện sự thống nhất cao giữa Đảng, Nhà nước và tổ chức đại diện cho người dân cả nước là Quốc hội.
Ấy vậy mà tác giả Lê Thiên lại cho rằng “…ĐẢNG TRÊN NƯỚC? Thói kiêu ngạo cộng sản đấy! Sự kiêu căng ấy lại bộc lộ não trạng PHẢN QUỐC rõ rệt của đám cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Chúng coi Nước Việt Nam chẳng ra thể thống gì đâu khi chúng đặt Đảng bên trên đỉnh đầu…”, điều này chứng tỏ tác giả rất hồ đồ và tưởng tượng ra những ngôn từ khá “phong phú” khi nhận định vấn đó, rồi “thêm mắm, thêm muối” để nói như đúng rồi, làm cho người tiếp nhận thông tin dễ hiểu sai bản chất sự việc. Chẳng lẽ chúng ta phải định nghĩa lại để giúp tác giả hiểu rõ hơn về khái niệm này. Ở đây chúng ta thấy không hề có chuyện quy nạp chức danh của một vị trí lãnh đạo - Tổng Bí thư - Chủ tịch nước mà lại phiên sang là “Đảng trên nước” như tác giả đã khẳng định. Cách so sánh, quy nạp kiểu này lộ rõ ngụ ý bôi nhọ, làm giảm uy tín của Đảng; kích động mọi người nghi ngờ Đảng. Tuy nhiên tác giả cũng lại chủ quan khi mà người dân đã quá hiểu, Đảng Cộng sản là tổ chức lãnh đạo, dẫn dắt cả dân tộc Việt Nam giành được độc lập tự do cho đất nước, để mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho người dân. Với vai trò lãnh đạo chính trị đối với toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, trong đó có Nhà nước, được thể hiện thông qua quyền quyết định và quyền kiểm tra, giám sát; quyết định và chịu trách nhiệm về đường lối chính trị trong tất cả các lĩnh vực hoạt động và phát triển của đất nước. Đây là điều kiện có ý nghĩa tiên quyết đối với quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam. 
Không những thế Lê Thiên còn cho rằng “…Nhỏ nhất như cái nhãn “Tổng bí thư, Chủ tịch nước” trên đây mà CSVN đàn em còn bê nguyên xi của đàn anh vĩ đại Trung Quốc thì còn nói gì nữa với những chuyện khác, cả lớn lẫn nhỏ…Giờ diệt vong đã điểm đối với đất nước quê hương và với cả dân tộc ta nếu người dân Việt Nam mình cứ mải mê an phận trùm kín trong tấm chăn chủ nghĩa MACKENO…”
Những vấn đề ở trên càng cho thấy tác giả đã hướng lái, “khéo léo” ghép việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước của Việt Nam là “bê nguyên xi của đàn anh vĩ đại Trung Quốc” để nói xấu chính quyền, bêu xấu Đảng. Chúng ta có chủ trương, chính sách, đường hướng riêng, không có chuyện bê nguyên một mô hình nào của nước nào để thực hiện. Chỉ có điều các mô hình hiệu quả, phù hợp sẽ được nghiên cứu, vận dụng có chọn lọc, vì điều kiện của Việt Nam khác với Trung Quốc và các quốc gia khác. Là quốc gia láng giềng nên không thể không có nhiều sự giao lưu, hợp tác trong kinh tế xã hội với nước bạn, hơn nữa họ cũng là nước đi theo con đường xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, có Đảng cộng sản lãnh đạo, nên có nhiều nét tương đồng với chúng ta. Còn về chế độ chính trị của Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo, vì thế chúng ta luôn có sự độc lập, không chịu tác động từ bên ngoài.
Người dân chúng tôi đều nhận thấy dưới sự lãnh đạo của Đảng, hiện nay diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện;  tăng trưởng kinh tế đã cơ bản gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xây dựng con người, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường; An sinh xã hội cơ bản được đảm bảo; hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu. Đất nước ngày càng đổi mới và phát triển, vị thế Việt Nam ngày càng được nâng cao trong khu vực và trên thế giới; phát huy được quyền làm chủ của mọi người dân. Vì thế không thể có chuyện “Giờ diệt vong đã điểm” như tác giả nêu ở trên. Do đó tôi thiết nghĩ chúng ta cần rất tỉnh táo trước những thông tin như bài viết của tác giả Lê Thiên, cần quan tâm hơn và hiểu rõ hơn tình hình đất nước để tin tưởng và cố gắng làm tốt công việc của mình, góp sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp đổi mới của đất nước.



1 nhận xét:

  1. Phải thấy rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng, hiện nay diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; tăng trưởng kinh tế đã cơ bản gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xây dựng con người, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường; An sinh xã hội cơ bản được đảm bảo; hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu. Ấy vậy mà vẫn có những kẻ không biết vì động cơ mục đích gì đưa thông tin không đúng, làm méo mó sự thật và cố ý xuyên tạc, nói xấu lãnh đạo. Do đó chúng ta cần rất tỉnh táo trước những luận điệu như vậy.

    Trả lờiXóa