Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

Nên khuyến khích Hà Nội bảo đảm quyền con người thay vì phủ nhận nỗ lực của họ.


Thanh Phạm

Ngày 4/9/2018, Hà Nội đã cho lưu hành dự thảo “Báo cáo Quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam” theo Nghị quyết số 5/1 ngày 18/06/2007 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Đây là lần thứ 3 Hà Nội báo cáo theo cơ chế này.
Thế nhưng trên internet, mạng xã hội trong và ngoài nước đã có những chỉ trích đáng chú ý. “Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH)” viết: “Chính phủ Việt Nam không đạt được một tiến bộ nào trong việc thay đổi những luật lệ hà khắc theo các tiêu chuẩn quốc tế và họ cũng không cải tổ về luật pháp theo các nguyên tắc dân chủ…”. Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), ngày 6/9/2018) thì nói: “Việt Nam che giấu vi phạm nhân quyền trong báo cáo định kỳ phổ quát”...  
Trên thế giớ ảo (internet, mạng xã hội), có ý kiến cho rằng muốn Hà Nội bảo đảm QCN ngày càng tốt hơn thì nên khuyến khích những gì họ đã làm chứ không nên phủ nhận sạch trơn, điều này sẽ chỉ khuyến khích Hà Nội gia tăng đàn áp nhân quyền mà thôi.
Thiết nghĩ những người có thiện chí thật sự cần thừa nhận những nỗ lực của Hà Nội trên lĩnh vực QCN. Năm 1982, Hà Nội đã gia nhập 2 Công ước quốc tế cơ bản, đó là Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, và công ước về các quyền kinh tế xã hội và văn hóa,1966.  Năm 2013, Hà Nội đã ký kết “Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá khác” (CAT). Đây là một cam kết mạnh mẽ của Hà Nội, khi mà có người gọi Hà Nội là chế độ “ công an trị”. Bởi ký CAT có nghĩa  Hà Nội cam kết ngăn chặn mọi hành vi tra tấn, đối xử vô nhân đạo hoặc xúc phạm nhân phẩm bởi bất cứ cá nhân, tổ chức nào, kể cả công an.
Các chiến sỹ dân chủ, nhân quyền cũng cần ghi nhận sự kiện đại diện của Hà Nội được bầu vào Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016. Điều này nói lên rằng chuyên nhân quyền có rất nhiều cách nhìn nhận đánh giá, chứ không chỉ có các chiến sỹ dân chủ, nhân quyền mạng “chém gió”.
Có người nói- “Không có luật thì chẳng có quyền”, thời gia qua Hà Nội đã có những bước tiến trên lĩnh vực thể chế, pháp luật. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013 là một bước tiến về thể chế Quốc gia và QCN. Chương I quy định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người…” ( Điều 3). Như vậy QCN không chỉ được công nhận mà còn được tôn trọng trong chế độ Hà Nội.
Về vai trò độc quyền của Đảng cộng sản Việt Nam lâu nay, Hiến pháp 2013 đã quy định hạn chế quyền của Đảng này. Điều 4 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam … chịu sự giám sát của Nhân dân, …; Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Về QCN, Hiến pháp 2014 đã giành Chương II quy định về “QCN, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Trong Chương II, tất cả các QCN về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa đã được quy định đầy đủ, đồng thời cũng tương thích với các cộng ước quốc tế về QCN của Liên hợp quốc. Ba nguyên tắc về QCN: QCN là quyền của tất cả mọi người; QCN chỉ bị hạn chế bởi luật định và nguyên tắc suy luận vô “ Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật…” (Điều 31).
Những quyền về chính trị nhậy cảm cũng được quy định trong Hiến pháp. Chẳng hạn: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25). Thể chế hóa Hiến pháp 2013, Hà Nội đã ban hành  Luật Báo chí, 2016, quy định mọi người có quyền “Sáng tạo tác phẩm báo chí; Cung cấp thông tin cho báo chí...”. Trước đó, Hà Nội ra Nghị định Nghị định về “ Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng”, nhằm “Thúc đẩy việc sử dụng Internet trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội …”
Thực tế cho thất bầu không khí chính trị, xã hội, diện mạo kinh tế, quan hệ đối ngoại của Việt Nam đã khác trước. Cuộc bầu cử Quốc hội khóa IV năm 2016, cả nước có tới 67.485.482 cử tri đi bầu, đạt tỷ lệ 99,35%[1]. Quyền tự do ngôn luận báo chí ngày càng rộng rãi hơn. Cho đến năm 2017 Việt Nam có tới 982 cơ quan báo, tạp chí được cấp phép hoạt động, phân bổ như sau-số lượng báo in là 193 (Trung ương: 86, địa phương: 107); 639 tạp chí (Trung ương: 525, địa phương: 114); báo điện tử là 150. Trong  thời gian qua, báo chí đã thông tin kịp thời, phản ánh hơi thở đời sống xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống người dân.
Trên lĩnh vực internet, mạng xã hội, Việt Nam hòa mạng internet toàn cầu khá sớm- từ ngày 1-12-1997. Về quyền tham gia mạng xã hội, theo tổ chức nghiên cứu về MXH quốc tế-“Next Web”, hiện nay Việt Nam nằm trong “Top 10” quốc gia có nhiều người dùng Facebook nhất thế giới, với 64 triệu người, chiếm 3% tổng số tài khoản Facebook toàn cầu.
Ngoài các đài phát thanh, truyền hình quốc gia và các tỉnh, thành phố, hiện nay Việt Nam có tới 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử được cấp phép hoạt động. Giá dịch vụ internet ở Việt Nam vào loại rẻ nhất khu vực. Người nước ngoài và người dân Việt Nam có thể tiếp cận tin tức của các cơ quan thông tấn, báo chí trên thế giới, như: AFP, AP, BBC,VOA, Reuters, Kyodo, Economist, Financial Times… mà không có bất kỳ hạn chế nào.
Công bằng mà nói hiếm có một quốc gia nào lại có nhiều chính sách hướng đến nhóm xã hội nghèo khó, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc như Hà Nội. “ Ngân hàng Chính sách xã hội” có thể vay trực tiếp hoặc vay ủy thác qua các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội của mình như Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ… Nhà nước còn giành một nguồn ngân sách lớn cho chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, gọi tắt là Chương trình 135. Chương trình này, nhằm Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số, hướng vào các nhiệm vụ sau: Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật; Phát triển các dịch vụ công cộng địa phương thiết yếu như điện, trường học, trạm y tế, nước sạch; ... Chỉ tính riêng hai năm - 2014, 2015, Chương trình 135 đã giành số vốn từ ngân sách nhà nước lên đến  7.790 tỷ đồng[2].
Hiếm có một quốc gia nào trong điều kiện một nước vừa thoat ra khỏi cuộc chiến tranh kéo dài trên 30 năm mà đã xây dựng được một hệ thống y tế, trường học ( cấp 1,2 ) đến tất cả các xã ở cả vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào Dân tộc ít người như Việt Nam.
Trên lĩnh vực quan hệ quốc tế, đến nay Hà Nội đã có quan hệ ngoại giao với 185 nước trên thế giới, 13 đối tác chiến lược.Trong số các quốc gia đối tác chiến lược có nhiều nước lớn, như Liên bang Nga, Trung Quốc, Ấn Độ. Cựu thù-Hoa Kỳ trở thành đối tác toàn diện của Việt Nam.
Không phủ nhận rằng, Hà Nội vẫn đang còn những vấn bất cập về nhân quyền. Chẳng hạn sự hình thành “ nhóm lợi ích”. Nhưng Hà Nội đã không “ che dấu” điều này. Hội nghị TW 4 ( Đại hội XII) đã chỉ ra 27 biểu hiện của tình trạng trên. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng, được chính Tổng Trọng ra tay chỉ đạo, ông nói đây là cuộc chiến “ không có vùng cấm” “ không loại trừ bất cứ ai”…Thực tế cho thấy đã có ủy viên Bộ chính trị- ông Đinh La Thăng bị cầm tù.
 Có thể hiện nay ông Trọng còn đang cân nhắc sẽ “trảm” đến đâu để giữ ổn định xã hội và cho cả vị trí của ông khi thời gian cho nhiệm kỳ này không còn nhiều…Hơn nữa vì lực lượng chống ông cũng không nhỏ.


[1] -Báo Chính phủ. Vn/19/7/2016.

[2] -“Gần 2.300 xã được đầu tư theo Chương trình 135 giai đoạn 2016 – 2020”Web-Báo Đầu tư, 13-9-2018

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét