đọc bài viết “Cái chết của Trần Đại Quang và “thời điểm chín muồi” để nhất thể
hóa chức danh” của tác giả Châu
Minh Dũng trên trang báo Tiếng Dân, có viết rằng: “Chưa
đầy một tuần sau quốc tang của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang, chiều ngày
3/10/2018, hầu như tất cả các tờ báo “lề đảng” đồng loạt đăng bài thông báo: Đã
đến thời điểm thích hợp để nhất thể hóa chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước…
một diễn biến quen thuộc có vai trò “dọn đường” cho bước chuyển đổi đã được sắp
đặt trong bóng tối… như thể đã “đồng thuận” cho một cá nhân được thu tóm quá
nhiều quyền lực…Chỉ một buổi chiều, yếu tố vô tình, tàn độc trong mối quan hệ
giữa các “đồng chí” cộng sản đã được công khai. Các tờ báo đảng hầu như không
còn để tâm đến một quốc tang vừa diễn ra cách đây chưa đầy một tuần,... chẳng
hóa ra ông Trần Đại Quang chết rất đúng lúc để tạo nên “thời điểm chín muồi”?!...”
Đọc những dòng tin này mới thấy tác giả Châu Minh Dũng thật sự không nắm được thông
tin nên nhận định không có căn cứ và rất chủ quan. Tôi muốn chia sẻ cùng mọi
người để chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về sự việc này.
Trước
hết, tôi được biết việc “nhất thể hóa” hai chức danh bí thư cấp ủy đồng thời là
chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp có chủ trương thực hiện từ Nghị quyết Trung 5
khóa IX, nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị cơ sở xã,
phường, thị trấn và tiếp tục hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng, đổi mới
công tác cán bộ. Một số địa phương đã thực hiện thí điểm chủ trương bí thư cấp
ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, ví dụ như ở xã Hòa Hưng thành
phố Long Xuyên, tỉnh An Giang từ năm 2002… Ở Quảng Ninh đã thực hiện thí điểm
chủ trương bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp xã từ năm 2006; năm
2014 Quảng Ninh đã thực hiện nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo, đây được
coi là một thí điểm có tính đột phá ở tỉnh Quảng Ninh trong đổi mới phương thức
lãnh đạo, thực hiện cải cách hành chính, góp phần tinh gọn bộ máy, vừa bảo đảm
sự giám sát của nhân dân đối với các tổ chức đảng và đảng viên, vừa tiết kiệm
được nguồn lực và sự đóng góp của nhân dân.
Sau khi thí
điểm và khẳng định tính hiệu quả của mô hình này, Hội nghị Trung ương 6 khóa X đã
ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW, theo đó các
địa phương đã chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ việc “nhất thể hóa” hai chức danh bí
thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân ở một số xã, phường, thị trấn.
Ở các tỉnh ủy, thành ủy đã nghiên cứu, quán triệt, xây dựng kế hoạch và lựa
chọn thực hiện thí điểm. Tính đến cuối năm 2016 trên cả nước đã có 16 quận,
huyện thực hiện chủ trương đồng chí bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban
nhân dân; có 638 xã, phường, thị trấn thực hiện thí điểm. Mô hình này đã góp
phần đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy; vừa trực tiếp tiếp thu các chủ
trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của cấp ủy
cấp trên, vừa là người trực tiếp chỉ đạo ủy ban nhân dân, hệ thống chính trị ở
cơ sở tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương. Khắc phục tình trạng thiếu
thống nhất giữa chủ trương lãnh đạo và tổ chức thực hiện, tư tưởng trông chờ, ỷ
lại, đùn đẩy trách nhiệm; mất đoàn kết. Tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả; bớt
cồng kềnh, chồng chéo về tổ chức, góp phần cải cách hành chính và thực hành
tiết kiệm kinh phí chi thường xuyên… Ở quê tôi cũng đã thực hiện với cấp xã,
mọi việc tôi thấy người dân rất đồng tình, với mô hình này có hiệu quả, giảm
nhẹ bộ máy, và cũng tiết kiệm được kinh phí của nhà nước để chi phí cho các
chức danh này; quan trọng hơn là cơ chế bộ máy được giảm nhẹ, giao dịch và giải
quyết thủ tục cho người dân được nhanh gọn, kịp thời hơn.
Như vậy, thông tin tác giả Châu Minh Dũng cho rằng “…nhất thể hóa chức danh Tổng Bí thư và Chủ
tịch nước… một diễn biến quen thuộc có vai trò “dọn đường” cho bước chuyển đổi
đã được sắp đặt trong bóng tối… như thể đã “đồng thuận” cho một cá nhân được
thu tóm quá nhiều quyền lực…” là không có căn cứ, có ý tung tin bôi nhọ
lãnh đạo cấp cao gây hoang mang trong dư luận, làm giảm sút niềm tin, xúc phạm
danh dự của lãnh đạo cấp cao. Đặc biệt những thông tin này đến với cư dân mạng
bình thường thì không phải ai cũng phân biệt được rạch ròi đâu là thật đâu là
giả. Không những thế, tình trạng “té nước theo mưa” của các “chuyên gia bàn
phím” nhân lên khiến nhiều người tiếp nhận thông tin sai lệch như đi vào mê
cung với thật giả lẫn lộn lại càng nguy hại đến tư tưởng, tình cảm của người
dân.
Hơn nữa tác giả lại còn cho rằng “…Chỉ một buổi chiều, yếu tố vô tình, tàn độc
trong mối quan hệ giữa các “đồng chí” cộng sản đã được công khai. Các tờ báo
đảng hầu như không còn để tâm đến một quốc tang vừa diễn ra cách đây chưa đầy
một tuần,...Cái chết của ông Quang diễn ra vừa nhanh vừa “đúng quy trình”, để
tạo nên “thời điểm chín muồi”...”, đây là một cách đánh giá hết sức chủ
quan, xuyên tạc sự thật. Bởi việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần là do
ông bị bệnh hiểm nghèo và đã từ trần. Chúng ta cũng không thể phủ nhận được
những cống hiến mà ông đã phục vụ cho nhà nước, cho nhân dân trong suốt thời
gian qua. Vì thế những thông tin như bài viết mà tác giả nêu trên là hoàn toàn
bịa đặt trắng trợn, quy chụp việc Chủ tịch từ trần là do có bàn tay mưu sát,
kiểu cho “đúng quy trình” và “tạo thời điểm chín muồi” là vô căn cứ, là kiểu
“mượn gió bẻ măng”, gây nghi ngờ cho người đọc, cho cư dân mạng, khi lan truyền
thì rất nguy hiểm, nó tác động đến tình cảm của người dân, gây mất lòng tin vào
Đảng, nhà nước.
Trở lại với chủ trương “nhất
thể hóa” hai chức danh danh bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân
cùng cấp rõ ràng đã được thực hiện từ lâu và thể hiện trong các nghị quyết của
Trung ương, tuy nhiên việc nhất thể hóa chức danh Tổng Bí thư đồng thời là Chủ
tịch nước lẽ ra chưa thực hiện ngay trong giai đoạn hiện nay nếu chưa có sự
kiện Chủ tịch Trần Đại Quang từ trần, bởi việc thực hiện đang theo lộ trình thí
điểm từ cấp cơ sở rồi nhân rộng toàn quốc, từ địa phương đến Trung ương để đảm
bảo thực hiện chủ trương đồng bộ, thống nhất. Tuy nhiên sự kiện Chủ tịch nước
từ trần là tổn thất to lớn của Đảng, nhà nước và nhân dân ta, sau khi Chủ tịch
từ trần, trung ương phải bàn về công tác nhân sự, vì đó là công việc hệ trọng
nên phải được tính toán, nghiên cứu, bàn bạc thấu đáo. Xét thấy đây là thời
điểm phù hợp để Trung ương thay đổi lộ trình thực hiện nhất thể hóa hai chức
danh từ Trung ương xuống địa phương, do vậy nhân hội nghị định kỳ của Trung
ương mới đưa ra bàn bạc, thống nhất và ra quyết định để tiến hành, tuy nhiên
cũng phải được sự ủng hộ của Quốc hội vào kỳ hợp tới đây. Vì vậy việc đưa ra
chủ trương nhất thể hóa tại kỳ họp Trung ương được nhất trí 100%, điều đó thể
hiện sự tin tưởng, tín nhiệm đối với cá nhân Tổng Bí thư và kỳ vọng vào những hiệu
quả của quyết định về chủ trương này đối với đất nước. Đây cũng là xu thế, là
căn cứ cơ bản để cả nước tiếp tục thực hiện ở các địa phương, nhằm mục tiêu cải
cách hành chính, tinh giản số cán bộ được hưởng lương và phụ cấp; vừa bảo đảm
sự giám sát của nhân dân, vừa tiết kiệm được nguồn lực và sự đóng góp của người
dân.
Tôi cho rằng
chúng ta cần tỉnh táo và nghiên cứu để có cái nhìn đầy đủ, khách quan, tránh
chủ quan khi đọc những thông tin mà tác giả Châu Minh Dũng triệt để lợi dụng sự
kiện này đưa tin không đúng sự thật, nhằm mục đích chống phá Đảng, chống phá
Nhà nước, xuyên tạc sự thật, tung tin thất thiệt gây hoang mang, nghi ngờ trong
nhân dân, xuyên tạc, kích động mọi người hòng kêu gọi tiến hành các hoạt động
chống phá, gây bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Đọc bài viết này tôi thấy rằng tác giả Châu Minh Dũng đã xuyên tạc sự thật, tung tin thất thiệt gây hoang mang, nghi ngờ trong nhân dân, xuyên tạc, kích động mọi người hòng kêu gọi tiến hành các hoạt động chống phá, gây bất ổn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vì vậy tôi cho rằng chúng ta cần tỉnh táo và nghiên cứu để có cái nhìn đầy đủ, khách quan, tránh chủ quan khi đọc những thông tin mà tác giả Châu Minh Dũng triệt để lợi dụng sự kiện này đưa tin không đúng sự thật, nhằm mục đích chống phá Đảng, chống phá Nhà nước. và tôi cũng mong rằng các cơ quan chức năng nên có biện pháp trừng trị thích đáng đối với những kẻ xuyên tạc sự thật gây hoang mang cho mọi người.
Trả lờiXóa