Mỗi người chúng ta ai cũng có những nỗi niềm riêng, đã từng
thành công hay thất bại, nhưng luôn hiểu được rằng cuộc đời này ngắn lắm và
chúng ta không thể quyết định được chiều dài của cuộc đời mình nhưng đều có thể
nhìn thế giới một cách lạc quan, giữ cho tâm luôn thanh thản, không chì chiết, phê
phán người khác không tiếc lời hay cay cú thiệt hơn.
Khi tâm trạng vui vẻ, chúng ta nhìn ai cũng thấy dễ chịu,
gặp chuyện gì cũng dễ tha thứ cho những người gây ra cho mình, dường như cả thế
giới đều trở nên hòa ái, mọi chuyện trôi qua một cách nhẹ nhàng. Vậy mà, chỉ
cần một chút lo lắng dâng lên trong lòng, những muộn phiền về quá khứ, nỗi sợ
hãi về tương lai sẽ lập tức khiến cho cái thế giới có thể biến thành một chốn
đầy những chuyện xấu xa, phiền phức, dễ dàng khiến cho chuyện nhỏ mà lúc bình
thường không đáng bận tâm, bỗng trở thành một nỗi phiền não quá sức chịu đựng.
Tuy nhiên, những người
bình thường thì có thể chủ động tiết chế được cảm xúc, nhận thức đúng đắn, ứng
xử đúng mực. Song trên thực tế vẫn có người khi thất bại thì sinh ra tiêu cực, khi không đạt được mục
tiêu cá nhân trở nên bất mãn, nặng nề thành kiến và hay phán xét, bực dọc, bất
an, kể cả trước những thành quả của người khác; rồi chỉ trích, lu loa
và muốn vùi dập họ. Phải chăng vì lẽ đó nên mới có những người hay tìm đủ lý do
cho mình khi bêu xấu người khác, lồng cho được cái cảm giác đầy mâu thuẫn cá
nhân vào trong những câu chuyện trong xã hội để thỏa mãn lòng hận thù, đố kỵ,
lôi kéo người khác theo những xúc cảm của riêng mình, và thậm chí đưa cả vấn đề
chính trị vào trong đó nhằm mục đích làm mất đi sự bình yên của cả cộng đồng.
Hôm
rồi tôi đọc bài “Lố bịch” của tác giả Từ Thức
trên trang Chân Trời Mới, có đoạn viết rằng: “Một ông phó chủ tịch dẫn bầu đoàn thê tử đứng chắp tay trước một bệnh
nhân trong bệnh viện là một hình ảnh lố bịch… Đả kích cái lố bịch của một bọn
làm “chính trị”… cái làm bẩn xã hội, khiến cả một thế hệ trẻ lao đầu vào rượu
chè, ma túy là một chế độ thối nát, bất nhân… VN, như tất cả các nước độc tài,
không có một chính sách gì. Trái lại, chế độ khuyến khích, hay ít nhất để tự do
cho lớp trẻ tự hủy, để tạo một thế hệ bạc nhược… Khi người nghiện ngập tạo một hình ảnh nhơ nhuốc
cho chế độ, người ta bắt nhốt, tập trung những nạn nhân. Không phải để giúp đỡ,
để chữa trị, nhưng để hành hạ dã man…”.
Câu chuyện mà
tác giả nêu trên đây bắt đầu từ hình ảnh ông Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội
đến thăm các bác sĩ đang cứu chữa cho mấy bệnh nhân bị sốc ma túy trong đêm
nhạc hội. Tôi cho rằng sự việc này diễn ra với mục đích hết sức rõ ràng, đó là
trong đêm nhạc hội diễn ra có nhiều người trẻ bị sốc thuốc ma túy với 7 người
chết, một số được đưa vào các bệnh viện cứu chữa. Tất cả các bệnh nhân tuổi còn
rất trẻ. Trong hoàn cảnh đó cho dù là một người dân bình thường cũng có sự quan
tâm huống hồ là lãnh đạo chính quyền. Bởi nó thể hiện tính nhân văn của xã hội
Việt Nam, của nhà nước Việt Nam trong công tác nhân đạo. Từ khi thành lập nước
đến nay, có nhiều người bị bắt về tội chống phá nhà nước, phản động, phá hoại
tài sản công, tham nhũng, giết người cướp của nhưng khi nhận ra sai lầm, tội
lỗi thì nhận được sự khoan hồng của nhà nước, cải tạo tốt được giảm thời hạn
phạt tù, giảm tội; được hỗ trợ tìm việc làm, đào tạo nghề để nuôi sống bản
thân, gia đình, được hòa nhập với cộng đồng... Còn với sự việc nêu trên, về
trách nhiệm xử lý thuộc thẩm quyền của các cơ quan chức năng và luật pháp, và chúng
ta không thể bỏ mặc các cháu thanh niên mới lớn, thiếu nhận thức, bị dụ dỗ hoặc
do thiếu giáo dục rèn luyện đã sa chân vào con đường nghiện ngập, đồng thời
phải có trách nhiệm cứu sống các cháu, rồi giúp họ thoát khỏi vòng lao lý và
trở thành những người công dân có ích cho xã hội, cho gia đình họ. Nhà nước ta
không bỏ rơi bất kỳ ai, đối tượng nào trong xã hội, kể cả những người yếu thế,
với những người vi phạm pháp luật thì càng cần phải giúp họ, kéo họ trở về với
gia đình, với xã hội. Đó là tính nhân văn khác biệt của nhà nước Việt Nam so
với một số quốc gia khác trên thế giới. Mọi người có thể bình luận theo nhiều
chiều, song cũng cần hết sức khách quan về sự việc này. Bời vì ngay sau đó tác
giả đưa ra khẳng định rất sai lệch, méo mó rằng “…Đả kích cái lố bịch của một bọn làm “chính trị”… cái làm bẩn xã hội,
khiến cả một thế hệ trẻ lao đầu vào rượu chè, ma túy là một chế độ thối nát,
bất nhân…”. Đâu chỉ lấy một sự việc mà quy chụp cho cả một xã hội mà trong
đó có tất cả chúng ta chứ? Nó càng khẳng định tác giả ráp tâm chủ ý đưa vấn đề
chính trị vào trong câu chuyện này. Đây chỉ là giọng điệu của một người bất mãn
với chế độ vì không đạt được mục đích của cuộc đời, thành kiến nên luôn tìm
cách bôi nhọ, nói xấu người khác, nói xấu chế độ để thỏa mãn bản thân. Chửi rủa
người khác, chửi rủa chế độ để hướng mọi người hiểu theo chủ ý của cá nhân
mình, viện dẫn vấn đề mà mọi người đang quan tâm có chủ đích để nâng tính
thuyết phục, trong khi đó tác giả cũng cần hiểu cộng đồng mạng chúng tôi luôn
nhìn nhận, đánh giá đầy đủ, khách quan và không dễ gì mà tin vào mấy thông tin
rồi nghe theo tác giả.
Càng đọc, càng thấy thông tin tác giả
viện dẫn toàn giọng điệu đả kích, bêu xấu chế độ ta. Nào là “…VN, như tất cả các nước độc tài, không có
một chính sách gì. Trái lại, chế độ khuyến khích, hay ít nhất để tự do cho lớp
trẻ tự hủy, để tạo một thế hệ bạc nhược…”. Rồi là “…Khi người nghiện ngập tạo
một hình ảnh nhơ nhuốc cho chế độ, người ta bắt nhốt, tập trung những nạn nhân.
Không phải để giúp đỡ, để chữa trị, nhưng để hành hạ dã man…”.
Lại nói về chính sách, Việt Nam đã có
Luật Phòng chống ma túy được Quốc hội ban hành ngày
19/12/2000 và sửa đổi bổ sung năm 2008, trong đó áp dụng chế độ cai nghiện đối
với người nghiện, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy, quản lý sau cai
nghiện và phòng chống tái nghiện ma túy; nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng thuốc
và phương pháp cai nghiện ma túy; đồng thời có các Thông tư, nghị định, văn bản
hướng dẫn công tác này. Những vi phạm về sử dụng ma túy, chất gây nghiện bị xử
lý theo Pháp
lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Trong
những năm qua công tác cai nghiện ma túy được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm,
tạo mọi điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho người nghiện giúp họ có thể từ bỏ hiểm
họa ma túy, trở về hòa nhập với cuộc sống cộng đồng vì sự bình yên của xã hội,
gia đình và trên hết là giành lại sự sống của chính bản thân người nghiện. Cả
nước đã xây dựng hàng chục Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội;
người nghiện khi được đưa vào các Trung tâm này được chăm sóc, điều trị và hỗ
trợ; được học văn hóa, giáo dục phục hồi hành vi nhân cách. Điều này minh chứng
thêm về thông tin sai lệch không đúng sự thật của tác giả nêu nêu ở trên.
Tôi cho rằng,
trong xã hội còn có hiện tượng tâm lí đám đông hay quan tâm tới một vài vụ việc
đơn lẻ thể hiện sự yếu kém ở đây đó để khái quát thành chuyện lớn của xã hội,
nên không ít kẻ tự cho mình là nhân văn, nhưng chính minh thì chẳng có tí chút
nhân văn nào, thường lợi dụng để tung tin, lấy một vài sự việc nhỏ, một vài đối
tượng cá biệt nhằm tạo nên những dư chấn rất xấu trong một xã hội. Trong khi đó
phần đông chủ yếu dân chúng đang cố gắng đổi mới cả về nhận thức lẫn thực thi,
thượng tôn pháp luật, vì vậy rất cần sự đồng thuận, đoàn kết, thực hiện cho tốt
của cả cộng đồng. Trước những thông tin kiểu như Từ Thức đưa ra, mỗi chúng ta
khi tiếp cận cần cân nhắc thực - hư, đúng - sai để không bị những thông tin sai
trái ấy tác động. Vì vậy chúng ta cần bình tĩnh, xử lý thông tin thật khách
quan để không bị lôi kéo, bị lạm dụng mà ảnh hưởng đến xã hội, đến cộng đồng và
ảnh hưởng đến chính mình.
Đọc bài “Lố bịch” của tác giả Từ Thức tôi thấy rằng đây chỉ là giọng điệu của một người bất mãn với chế độ vì không đạt được mục đích của cuộc đời, thành kiến nên luôn tìm cách bôi nhọ, nói xấu người khác, nói xấu chế độ để thỏa mãn bản thân. Chửi rủa người khác, chửi rủa chế độ để hướng mọi người hiểu theo chủ ý của cá nhân mình, viện dẫn vấn đề mà mọi người đang quan tâm có chủ đích để nâng tính thuyết phục, Vì vậy chúng ta cần bình tĩnh, xử lý thông tin thật khách quan để không bị lôi kéo, bị lạm dụng mà ảnh hưởng đến xã hội, đến cộng đồng và ảnh hưởng đến chính mình.
Trả lờiXóa