Sáng
nay tôi đến sớm hơn thường lệ để nhận ca trực ở công ty, thấy mấy anh chị em cũng
chuẩn bị nhận ca đang “chém gió” về vấn đề năng suất nói chung và của công ty
nói riêng, rồi năng suất lao động của nền kinh tế nước ta, thôi thì đủ các khẩu
khí được đưa ra và xem ra ai cũng có cái lý của riêng mình. Cuối năm mà. Các “trà
viên” bỗng dưng thành các bình luận viên tâm huyết, đi từ các quan điểm nhìn nhận
của một số nhà kinh tế về năng suất lao động Việt Nam đến quan điểm của những
người “trà nước” ở một công ty nhỏ hay của một “tác giả” bài viết nào đó trên mạng
xã hội. Vấn đề này đưa ra tranh luận trong lòng tôi cũng thấy vui đáo để, chứng
tỏ mọi người cũng quan tâm đến năng suất của công ty. Trong đó có trách nhiệm của
cá nhân họ.
Đáng
chú ý là bên cạnh một số bình luận đưa ra các thông tin, đánh giá có cơ sở theo
các nhà kinh tế có uy tín (có cả trong nước và thế giới), thì có một số quan điểm,
“bình loạn” tiêu cực thái quá. Một anh đưa ví dụ theo những “nhận định” của Lại
Trần Mai mà anh ta vừa vô tình đọc được. Lập tức anh ta bị các anh chị khác
“đánh” té tát vì quá bất bình với những ngôn từ và cách nhìn méo mó, đẩy hiện
tượng tiêu cực đến cực đoan phổ biến của Lại Trần Mai. Có thể nói bất kỳ người
dân Việt Nam nào cũng thấy thương hại thay cho một người như Lại Trần Mai với
cái nhìn lệch lạc, bệnh hoạn và thiếu văn hóa tôn trọng quần chúng lao động
lương thiện.
Chúng
ta biết rõ trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện đại, năng suất là một thách thức
lớn đối với không chỉ Việt Nam, mà đối với nhiều nước đang phát triển có dân số
đông, xuất phát điểm thấp, tỷ lệ lao động có trình độ và tay nghề cao còn thấp,
quy mô lớn lên về chiều rộng thì áp lực về năng suất và đòi hỏi tăng trưởng
theo chiều sâu, chất lượng cao càng lớn… Phải thừa nhận rằng năng suất lao động
ở Việt Nam hiện nay đang khá thấp, có thể nói thấp hơn nhiều lần so với một số
nước trong khu vực, thấp hơn 6 lần so với Malayxia, khoảng 15 lần so với Singapore.
Cho đến nay năng suất lao động chủ yếu nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy
nhiên, bất kỳ nhà kinh tế nào cũng phân tích cho thấy vẫn có nhiều cơ hội để
gia tăng năng suất của nền kinh tế như Việt Nam. Như phân bố lại nguồn lực,
chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi ngành kinh tế, áp dụng đổi mới
khoa học công nghệ, thúc đẩy sáng tạo, chuyển đổi cơ cấu nội ngành… Ví dụ: Theo
đánh giá của nhiều tổ chức như Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Lao động quốc tế
(ILO), Việt Nam có mức tăng năng suất lao động nhanh nhất ASEAN, nhưng phải có
chiến lược tăng năng suất nhanh hơn nữa để rút ngắn chênh lệch với một số nước phát
triển trong khu vực. Theo nhiều chuyên gia, tiềm năng của Việt Nam còn rất lớn,
vẫn đang ở trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng, vẫn có nhiều dư địa và cơ hội để
hiện thực hóa khả năng thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước phát triển
hiện đại… Điều quan trọng nữa là Việt Nam đã và đang hội nhập thành công, từng
bước đạt được thành tựu to lớn, toàn diện trên con đường đổi mới.
Vậy,
vì lý do gì mà Lại Trần Mai lại viết rằng “Việt Nam chưa thành rồng đã kiệt sức”
vì năng suất lao động thấp???!!! Lý do nằm ngay ở việc Lại Trần Mai cảm thấy mình
kiệt sức nên nói năng lung tung, thật là “tâm xà” “khẩu cũng xà”! Thứ nhất, Mai
nói “…nhưng bây giờ xã hội suy đồi …” ?!. Xã hội Việt Nam, người dân Việt Nam
đang vận động theo xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đồng thời luôn giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Điều này thể hiện trên mọi lĩnh vực,
khía cạnh kinh tế, văn hóa, giáo dục… Nếu suy đồi sao kinh tế tăng trưởng, đời
sống đa số người dân được nâng lên cả về vật chất, văn hóa tinh thần ! Nếu suy
đồi sao nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam vẫn khởi nghiệp thành công cả trong
lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa, thể thao…, cả trong nước và trên
trường quốc tế ! Nếu suy đồi sao đa số gia đình Việt Nam vẫn giữ gìn và phát
huy phát triển giá trị văn hóa truyền thống kết hợp với nhịp sống hiện đại và
giá trị văn hóa thế giới (không biết gia đình của Lại Trần Mai như thế nào mà
ông ta lại nhìn nhận xã hội với cái nhìn méo mó suy đồi như vậy???). Thứ hai, Lại
Trần Mai đã thiếu tính thiện, tính chân và hết sức hồ đồ khi nói “người dân chỉ
thích ăn chơi nhảy múa, chẳng muốn làm gì vì được giáo dục theo tinh thần tất cả
đã có Đảng và Nhà nước lo”. Lịch sử mấy nghìn năm dân ta trải qua nhiều cuộc
xâm lăng bạo lực, xâm lăng văn hóa (như cuộc xâm lăng hơn 900 năm từ phía Bắc
trước những năm 930), nhưng nhân dân ta bằng lao động cần cù và chiến đấu quả cảm
không ngưng nghỉ, với lòng yêu Tổ quốc và tự hào dân tộc đã luôn giữ vững độc lập
chủ quyền quốc gia, bản sắc văn hóa thấm đẫm hồn cốt dân tộc.
Cho
nên nói đi thì phải nói lại, chính Lại Trần Mai phải thay đổi và phải nhìn lại
bản thân đi, đừng có những lời lẽ đáng xấu hổ và đáng “nhổ toẹt” như vậy nữa. Hãy
sửa chữa và “tu nhân tích đức” để chuộc lỗi và giảm bớt những nghiệp báo mà “tâm
xà” và “khẩu xà” đã gây ra, nếu muốn làm một người dân lương thiện chứ không phải
làm một loài tặc bán rẻ cái khẩu cái tâm của mình hèn hạ như thế Lại Trần Mai
nhé.
Không
nói nhiều nữa. Năng suất chưa cao nhưng dân Việt đang nỗ lực đáng tự hào.
Nguyễn Trà Việt
Phải thừa nhận rằng năng suất lao động ở Việt Nam hiện nay đang khá thấp, có thể nói thấp hơn nhiều lần so với một số nước trong khu vực, thấp hơn 6 lần so với Malayxia, khoảng 15 lần so với Singapore. Nhưng theo nhiều chuyên gia, tiềm năng của Việt Nam còn rất lớn, vẫn đang ở trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng, vẫn có nhiều dư địa và cơ hội để hiện thực hóa khả năng thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước phát triển hiện đại… Điều quan trọng nữa là Việt Nam đã và đang hội nhập thành công, từng bước đạt được thành tựu to lớn, toàn diện trên con đường đổi mới. Do vậy có thế nói rằng năng suất chưa cao nhưng dân Việt đang nỗ lực đáng tự hào.
Trả lờiXóa