Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

Khi ông Trọng làm Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, lò sẽ ra sao?




Qua thông tin trên báo đài, được biết ngay 3/10/2018 tại Hội nghị Trung ương 8, khóa XII đã thống nhất 100% giới thiệu ông Trọng để kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIV bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước. Vậy là từ năm 1945 đến nay, đây là lần đầu tiên người đứng đầu Đảng được giới thiệu để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước; là lần thứ hai, sau thời kỳ ông Hồ Chí Minh, diễn ra việc một ông giữ cả chức Đảng trưởng lẫn Chủ tịch nước.
Theo quy định của Đảng cộng sản, chức danh Chủ tịch nước là nhân sự phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời cần có các phẩm chất, năng lực, như: Có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị và trong toàn Đảng. Chức danh Chủ tịch nước cũng yêu cầu tiêu chuẩn "có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp; là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước; quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công". Hiến pháp quy định, Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước.
Theo kế hoạch, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV sẽ diễn ra từ ngày 22/10 đến ngày 21/11/2018, tập trung giải quyết các nội dung chính: 1) Bầu chủ tịch nước; xem xét phê chuẩn, miễn nhiệm, bổ nhiệm chức Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông; lấy phiếu tín nhiệm về những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoạc phê chuẩn; 2) Xem xét, dự kiến thông qua 10 luật; Thảo luận, cho ý kiến về 6 luật; 3) Hoạt động giám sát và một số vấn đề khác.
Tôi đoán chắc chắn, việc bầu chủ tịch nước là nội dung đầu tiên của kỳ họp lần này và ông Trọng sẽ được Quốc hội tín nhiệm bầu trúng chức vụ Chủ tịch nước. Vì thường thì Đảng cộng sản đã chỉ đạo, mọi người cứ thế mà thực hiện. Với lại, từ Đại hội Đảng lần thứ XI và XII, Đảng của ông Trọng đã bàn về vấn đề này. Mặt khác, nhìn vào đất nước Việt Nam hiện nay, đố ai tìm ra người khác có uy tín, xứng tầm bằng ông Trọng để làm chủ tịch nước.
Trong bối cảnh đất nước Việt Nam đang khó khăn, nợ công nhiều, thiên tai liên tục, “giặc nội xâm” - chính là những cán bộ, đảng viên suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa nhiều năm nay đục khoét biết boa nhiêu là tài sản của nhà nước - đó cũng chính là nước mắt, mồ hôi, là máu thịt của dân, thì người đứng đầu Đảng cũng là đứng đầu Nhà nước sẽ có nhiều thuận lợi hơn để tiêu diệt bọn phản quốc, tẩy trừ “giặc nội xâm”.
Tôi thấy đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đang mong chờ ông Trọng giữ chức Chủ tịch nước để cho việc đấu tranh phòng chống tham nhũng tiếp tục tiến triển trong thời gian tới; có thêm thế mạnh mà đốt lò, tiêu diệt hết củi cho dân được nhờ. Tôi nghe nhiều người bàn tán, sỡ dĩ ông Trọng dám nghĩ và dám quyết liệt đốt lò mạnh mẽ như vậy là vì ông Trọng trong sạch từ lời nói đến hành động, nói đi đôi với làm, đã nói là làm và làm quyết liệt. Từ trước đến nay, người ta chưa thấy ông Trọng tư lợi cho gia đình, con cháu điều gì; càng không đỡ đầu cho cấp dưới làm chuyện này chuyện nọ (không như ông Nguyễn Tấn Dũng).
Tôi xin kể một câu chuyện: Cuối năm 2009, có người nhận được thiệp báo hỉ của ông Nguyễn Phú Trọng (khi ấy là Chủ tịch Quốc hội). Do không để ý đó là thiệp báo hỉ, mở ra thấy đã qua ngày cưới con trai ông Trọng, vị khách đành gọi điện hỏi thư ký của ông Trọng tại sao thiệp mời gửi muộn thế. Thư ký trả lời: “Đó là thiệp báo hỉ. Anh Trọng nhờ tôi sau lễ cưới mới gửi thiệp báo hỉ, và cũng chỉ gửi cho một số anh em”. Cách làm này của ông Trọng đáng để cho nhiều cán bộ, đảng viên xem lại mình.
Dân tình cũng ca ngợi, ông Trọng từ trước đến nay không hề tạo dựng cho con cái vào các chức danh to, vị trí lớn như nhiều ông khác. Nếu con cái hai ông có những chức danh như đã điểm thì cả địa phương biết, cả ngành cả nước biết, thậm chí cả thế giới cũng tỏ. Nghe nói, các con của ông Trọng là những công chức, doanh nghiệp bình thường, có nếp sống rất từ tốn, khiêm nhường. Như thế thật là đáng khen và nể phục, chắc chắn họ là những người được học hành, giáo dục nề nếp, biết ứng xử với xã hội như thế nào. Đó cũng là sản phẩm của nền giáo dục gia đình, kế thừa nhân cách nêu gương của ông Trọng.
Tôi thấy cái tướng mạo ông Trọng phúc hậu lắm, lại xuất thân là giáo viên ngữ văn, nên xử lý nhân văn với đời, với nhân dân cũng là lẽ tất nhiên! Nhân văn ở đây theo ý tôi chính là tích cực đốt lò, dẹp sạch củi, làm cho xã hội ít tiêu cực, Đảng cộng sản trong sạch hơn, từ đó mà nhân dân đỡ khổ, thêm tin tưởng vào chế độ, thêm yêu quý cán bộ. Chứ như bao năm nay, khẩu hiệu là xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh, mà quản lý không chặt chẽ, kỷ cương phép nước chưa nghiêm, để nhiều kẽ hở cho bọn quan tham tư lợi, vơ vét, đục khoét đất nước. Dân khổ, dân oán, dân kêu, những xem ra kêu nhiều mà cán bộ chưa giúp được mấy, kêu lắm cũng chán, kêu mãi mỏi họng thì bỏ cuộc. Nay lò của ông Trọng cháy rực, những cây củi sành sỏi, gái góc ở tận Bộ chính trị, thứ trưởng, ủy viên trung ương cũng bị đốt; huống gì củi yếu ớt ở các địa phương, các ngành, các lĩnh vực, có mà đốt một lúc cả mớ. Nào là Đinh La Thăng, Vũ Huy Hoàng, Hồ Thị Kim Thoa, Vũ Đình Duy, Lê Chung Dũng, Nguyễn Minh Quang, Trần Lưu Hải, Huỳnh Minh Chắc, Trịnh Xuân Thanh… đã bị đốt, rồi còn đốt nhiều nữa, cán bộ, đảng viên tiêu cực nhìn đó mà sợ, có mà chạy lên trời cũng không lọt.
Đúng như ông Hồ Chí Minh đã nói “một tấm gương sáng còn có giá trị hơn hàng ngàn lời diễn thuyết”. Ông Trọng đã nêu gương từ trong nhà ra xã hội; từ lời nói đến việc làm. Thế người ta mới nể, mới sợ chứ. Thế mới dễ đốt lò, vì lò cháy không có củi nhà mà cháy.
Có người cứ ví von, lịch sử đã lặp lại. Trước đây ông Hồ cũng liêm khiết lắm, chí công vô tư, nay ông Trọng cũng vậy (tất nhiên là không thể bằng ông Hồ). Làm lãnh đạo là để cứu dân, giúp dân, vì xã hội tốt đẹp. Không tư lợi, không mị dân. Bởi vậy mới có sự trùng lặp: Tính khi khi lập nước năm 1945 đến nay, chỉ có ông Hồ và ông Trọng là người đều nắm giữ cả hai chức: Đảng trưởng và chủ tịch nước.
Khi làm Tổng bí thư đã tích cực đốt lò, nay làm chủ tịch nước nữa thì ông Trọng càng có điều kiện đốt lò, dễ đốt lò mạnh liệt. Do đó, tôi tin chắc, rồi đây sau khi ông nhậm chức chủ tịch nước, lò sẽ rực cháy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Rồi đây, sẽ nhiều củi không ăn không ngủ được, sợ bị lò đốt mà chết mòn chết mỏi, không bệnh cao huyết áp thì cũng bệnh rối loạn tiền đình. Không chỉ có củi ở cấp cao trung ương và tỉnh mà củi ỏ cấp huyện, xã cũng sẽ bị lò đốt hết.
Củi thì lo sợ còn dân thì mừng rỡ, mừng chó đất nước, cho Đảng cộng sản may mà có ông Trọng để cứu tình thế. Tôi cũng như bao người khác, cứ lạy trời lạy phật phù hộ độ trì sao cho ông Trọng có đủ sức khỏe, minh mẫn để tiếp tục đốt lò. Đời tôi vất vả, mất mát vì quan tham đục khoét, nịnh thần phá hoại, cứ hy vọng lò nhanh đốt hết củi để cho đời con cháu sướng hơn.
Vô cùng cảm ơn ông Trọng!
Tác giả: Vũ Minh Tường

1 nhận xét:

  1. Theo tôi thấy đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đang mong chờ ông Trọng giữ chức Chủ tịch nước để cho việc đấu tranh phòng chống tham nhũng tiếp tục tiến triển trong thời gian tới; có thêm thế mạnh mà đốt lò, tiêu diệt hết củi cho dân được nhờ. Từ trước đến nay, người ta chưa thấy ông Trọng tư lợi cho gia đình, con cháu điều gì; càng không đỡ đầu cho cấp dưới làm chuyện này chuyện nọ. Ông Trọng đã nêu gương từ trong nhà ra xã hội; từ lời nói đến việc làm. Thế người ta mới nể, mới sợ chứ. Thế mới dễ đốt lò, vì lò cháy không có củi nhà mà cháy.

    Trả lờiXóa