Cuốn
sách “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử” của
nhóm tác giả do Lê Mã Lương làm chủ
biên vừa ra mắt bạn đọc đã làm cho dư luận nóng hẳn lên. Nghe nói, chỉ sau 9
ngày phát hành, có 10.000 cuốn in đợt đầu đến với độc giả và ngày 10/7/2018 được
tái bản 20.000 cuốn, sau đó còn được một nhà xuất bản ở Mỹ mua bản quyền. Sau
đó mấy ngày, tôi nghe họ đồn là sách bị lệnh dừng xuất bản. Có người đoán rằng,
nội dung cuốn sách có những chi tiết nhạy cảm, đụng chạm đế trách nhiệm của
lãnh đạo cộng sản về cái chết của 64 chiến sĩ bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988.
Có người lại nói là sách đình chỉ phát hành vì đang chỉnh sửa những sai sót mà
bạn đọc phản ánh. Thậm chí có người còn đồn là tác giả có ý đồ gì đó tiếp tay
cho lực lượng đối lập nên bị lãnh đạo chức năng thổi còi?!
Tôi
được biết, từ khi biên soạn xong cho đến khi được xuất bản, cuốn sách ấy phải
trôi qua 4 năm. Thậm chí các tác giả phải đặt vấn đề (hay là nhờ vả, xin xỏ) tới
13 nhà xuất bản, nhưng chỉ có nhà xuất bản văn học nhận lời. Xung quanh việc
đó, có nhiều lý giả khác nhau. Nào là ý kiến cho rằng, có thể do nhà xuất bản sợ
vấn đề nhạy cảm; cũng có thể do chất lượng sách không tốt; có thể do tác giả nhờ
không đúng nhà xuất bản có đủ nhiệm vụ chức năng; có thể do ở trên chỉ đạo nên
nhà xuất bản sợ...
Là
một độc giả, lại sinh sống ở Quảng Ngãi, nhiều lần tham dự Lễ khao lề thế lính
Hoàng Sa, tôi rất quan tâm những thông tin viết về công lao của người giữ đảo, chạnh
lòng với sự hy sinh của 64 chiến sĩ năm 1988. Nên khi hay tin sách “Gạc Ma -
Vòng tròn bất tử” ra đời, chưa biết nội dung viết như thế nào, chỉ nghe tên
sách là tôi háo hức lắm rồi. Nhưng khi nghe tin sách bị ngừng phát hành, tôi có
chạnh lòng. Bởi vậy mới ngẫm nghĩ mất mấy ngày để viết bài này chia sẻ cùng bạn
đọc.
Chúng
ta phải hiểu được lịch sử bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa mới thấy đươc sự
mất mát và thêm trân trọng những ai có công bảo vệ biển, đảo. Một số nhà nghiên
cứu cho rằng, người Việt nam tiến hành khám phá vùng biển đảo này ít nhất là từ
giữa thế kỷ XV, chính thức chiếm hữu và hành xử chủ quyền liên tục qua các thế
kỷ XVI - XIX. Trên thực tế, từ thời chúa Nguyễn đã lập các đội Hoàng Sa, đội Bắc
Hải đi khảo sát, quản lý và khai thác quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đến đầu
thế kỷ XIX, đặc biệt là dưới thời vua Minh Mạng đã thành lập thủy quân, vẽ bản
đồ, cắm mốc, dựng bia chủ quyền ở hai quần đảo này. Hàng năm, thủy quân đều ra
Hoàng Sa, Trường Sa tiến hành một số hoạt động. Các vua nhà Nguyễn còn ra lệnh
đem một số loại cây đến trồng ở đảo giúp thuyền bè qua lại dễ dàng nhận diện,
tránh tai nạn. Từ đó về sau, tuy vẫn còn một số tranh chấp giữa các thế lực
nhưng cơ bản là chúng ta liên tục có những hoạt động trên các quần đảo này với
tư cách là người chủ thực sự.
Thấu
hiểu được thực tế đó của dân chúng đi làm nhiệm vụ thiêng liêng cho Tổ quốc,
năm 1867 vua Minh Mạng ra chỉ dụ gọi người hoạt động trong đội Hoàng Sa đã hy
sinh khi làm nhiệm vụ là các “Hùng binh Trường Sa”. Sau này còn lấy tên người
có công lớn đối với biển đảo để đặt tên cho đảo như đảo Hữu Nhật (chánh đội trưởng
Nguyễn Hữu Nhật), đảo Quang Ảnh (cai đội Phạm Quang Ảnh)... Còn nhân dân làng
An Vĩnh và An Hải vùng cửa Sa Kỳ, Cù Lao Ré (đảo Lý Sơn) nay thuộc xã Tịnh Kỳ,
huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, thì hàng năm vào ngày 14 và 15 tháng 3 âm lịch
thường làm “Lễ tế sống lính Hoàng Sa” (còn gọi là Khao lễ thế lính Hoàng Sa), cầu
sự may mắn cho đội Hoàng Sa đi làm nhiệm vụ được bình yên trên biển cả, trở về
đoàn tụ với gia đình. Tại xã An Vĩnh (huyện Lý Sơn nay) hàng năm vào ngày 20
tháng 2 âm lịch cũng có lễ cầu sự may mắn, tiễn lính Hoàng Sa lên đường làm nhiệm
vụ. Dân làng còn lập miếu thờ lính Hoàng Sa như miếu ở cạnh cửa biển Sa Kỳ, Âm
linh tự ở xã Lý Hải (huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi). Ngày nay, trên đảo Lý
Sơn còn có Khu mộ Hoàng Sa mà hàng năm, các tộc họ đến đây để thắp hương tưởng
niệm, cúng giỗ, tảo mộ cho các Hùng binh Hoàng Sa... Lễ khao lề thế lính Hoàng
Sa góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên
vùng Biển Đông, đặc biệt là chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa của các binh thuyền đội Hoàng Sa - Trường Sa cùng thuỷ quân Hoàng Sa - Trường
Sa. Nó khơi dậy lòng yêu nước, bảo tồn các giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống.
30
năm đã qua nhưng không bao giờ có thể xòa mờ sự kiện lịch sử ngày 14 tháng 3
năm 1988, khi 64 chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh trong
quá trình bám đảo, giữ chủ quyền Tổ quốc trước nòng súng của quân Trung Quốc. Sự
kiện Gạc Ma cũng chưa khi nào vơi giá trị trong việc nhắc nhở các thế hệ cháu
con Việt Nam không những không được phép chủ quan, mà còn phải nỗ lực phát triển
kinh tế, công nghệ, quốc phòng để bảo vệ vững chắc chủ quyền thiêng liêng của Tổ
quốc Việt Nam. Nay, có một cuốn sách viết về sự kiện này tương đối chi tiết, quả
là điều vô cùng quý giá. Có ý kiến ủng hộ, ca ngợi cuốn sách vì sách có ý
nghĩa, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công của Việt Nam, tội của giặc Tàu. Nhưng
điều khó hiểu là một cuốn sách ghi nhận những người lính chết trận trên biển để
bảo vệ chủ quyền đất nước và danh dự của người lính trước quốc kỳ mà phải long
đong tận 4 năm trời, chạy tới 14 nhà xuất bản mới xuất bản được quả là vất vả,
chứa ẩn ý nào đây. Ban đầu, tôi cũng nghĩ vậy. Nhưng đến nay thì tôi đã hiểu.
Tôi
đọc kỹ toàn văn quyển sách “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử”, thấy sách còn nhiều sai
sót quá. Câu từ vẫn còn nhiều chỗ chưa ổn; nội dung còn nhiều vấn đề cần chuẩn
chỉnh, như nhà xuất bản văn học đính chính và xin lỗi tác giả đến 8 lỗi nghiêm
trọng; cách trích dẫn còn thiếu chú thích, nhiều đoạn phỏng vấn nhân chứng
nhưng không ghi cụ thể địa chỉ cụ thể, không ai biết phỏng vấn lúc nào ở đâu; nội
dung sách viết về lịch sử nhưng diễn đạt dưới dạng văn học, cho thấy văn không
ra văn, sử chưa đạt sử…
Theo
tôi, các bên liên quan, trước hết là nhà xuất bản văn học cần nhận trách nhiệm,
phải chỉnh sửa, khắc phục những lỗi về tính khách quan, chính xác của sự kiện
và những lỗi thông thường. Các tác giả cần đầu tư nhiều để chất lượng cuốn sách
vượt lên tầm hiện tại thì bạn đóc mới đón nhận một cách trân trọng. Sai đâu, sửa
đó, không né tránh, không bao biện, không đổ lỗi cho người khác.
Sau
khi chỉnh sửa nghiêm tục, nên cho tái bản để đáp ứng mong đợi của bạn đọc!
Nguyễn Hữu Sáng, Quảng Ngãi
Qua đọc bài viết này thì tôi thấy rằng các tác giả cần đầu tư nhiều để chất lượng cuốn sách vượt lên tầm hiện tại thì bạn đóc mới đón nhận một cách trân trọng. Sai đâu, sửa đó, không né tránh, không bao biện, không đổ lỗi cho người khác.
Trả lờiXóa