Đúng là trên các trang mạng
cái gì cũng có, mà người viết có thể tùy hứng viết kiểu gì cũng được, có người
chỉ cần một câu nói, một thông tin nào đó cũng viết được một bài dài với nhiều
cảm xúc khác nhau. Có chuyện chẳng đâu với đâu nhưng xem xong người đọc cười ra
nước mắt. Có chuyện thì giữa cách đặt vấn đề với thông tin nêu ra chẳng ăn khớp
được vào nhau bởi nó không đúng bản chất và chẳng có logic nào cả, đúng là kiểu
viết lấy được.
Đơn cử như câu chuyện của tác giả Trương Duy Nhất với bài “Tạo chiến tranh làm… động lực phát triển”
trên trang Báo Tiếng Dân, tác giả viện dẫn về câu chuyện “về cuộc gặp gỡ giữa quyền Bộ trưởng Thông tin – truyền thông Nguyễn Mạnh
Hùng với các đại biểu người Việt trẻ tiêu biểu đang công tác ở nước ngoài trong
lĩnh vực khoa học công nghệ” rồi cho rằng “…Để công nghệ Việt Nam phát triển, cần
phải có “tinh thần thời chiến… Hoang mang quá…
Phải chăng, thành công của gã Viettel lâu nay, nhờ ở tư duy đánh đấm, thắng
thua kiểu tàn sát thời chiến… Không gì mỉa mai hơn, khi xem “tố chất thời chiến”
là “giá trị lớn nhất của người Việt”. Trong khi cả nhân loại hướng đến hoà bình
– hợp tác, thì người Việt lại chọn chiến tranh, tự tạo “tình trạng chiến tranh”
làm động lực phát triển cho mình.
Tôi được biết trên báo
Vietnamnet ngày 20/8/2018 có bài Tự tạo “tình trạng chiến tranh” làm động lực
phát triển, nhưng với ý tứ không phải muốn tạo chiến tranh, mà đây là chia sẻ của
Quyền Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại buổi gặp mặt giữa Bộ TT&TT với
các chuyên gia người Việt trẻ tiêu biểu đang công tác tại nước ngoài hiện đang có
mặt tại Việt Nam để tham dự các hoạt động của “Chương trình kết nối Mạng lưới Đổi
mới sáng tạo Việt Nam” diễn ra từ ngày 18/8 đến 24/8. Với chủ ý rằng “Để đặt ra một tình huống giống
như chiến tranh nhằm tạo động lực phát triển thì cần phải có khát vọng.
Cần phải tạo nên khát vọng để mỗi người Việt Nam đều mong muốn đất nước phát
triển đột phá về công nghệ”.
Vậy mà tác giả Trương Duy Nhất
lại đi phân tích thiếu khách quan với chủ đích dẫn người đọc theo một hướng
khác, rằng là “Hoang mang quá… Phải chăng, thành công của gã
Viettel lâu nay, nhờ ở tư duy đánh đấm, thắng thua kiểu tàn sát thời chiến” cố gán cho người đứng đầu ngành Thông tin và Truyền thông
kích động chiến tranh, kêu gọi chiến tranh, rồi chủ quan áp đặt ý cá nhân với
những lời lẽ đầy hiềm khích “…không gì mỉa mai hơn, khi
xem “tố chất thời chiến” là “giá trị lớn nhất của người Việt”, điều này hoàn toàn không đúng với bản chất sự việc.
Chúng ta đều biết rằng, cả thế
giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nó
không chỉ là một khái niệm chung chung mà nó đã và đang diễn ra, cũng như có
sức ảnh hưởng ngày các lớn đến cuộc sống của con người. Cách mạng công nghiệp
4.0 sẽ thay đổi hoàn toàn cách sống, cách làm việc, cách giao tiếp, thậm chí là
thay đổi cả hệ giá trị của con người. Được dự đoán sẽ mang lại những lợi
ích rất lớn, tuy nhiên với những quốc gia có nền kinh tế dựa vào khai thác tài
nguyên, lao động giá rẻ như Việt Nam, tác động của cuộc cách mạng này trong
giai đoạn đầu có thể sẽ là rất tiêu cực; những lao động thủ công trong các
ngành dệt may, lắp ráp, nông nghiệp truyền thống sẽ chịu tác động lớn nhất từ
cuộc cách mạng lần này, có thể 20 năm tới đây khoảng từ 70-75% công việc giản
đơn, thủ công có thể sẽ bị thay thế. Điều này có thể làm cho hàng chục triệu
lao động truyền thống bị mất việc. Tuy nhiên, cách mạng công nghiệp 4.0
đối với lĩnh vực tiêu dùng lại có ảnh hưởng tích cực khi chúng ta có thể tiếp
cận được thông tin, tri thức và các dịch vụ tiên tiến, làm thay đổi hệ thống
của cả một cấu trúc; những cái cũ không sớm thì muộn sẽ bị thay thế. Nếu những
cái cũ không kịp thay đổi, hậu quả sẽ càng nặng nề, nghiêm trọng.
Vì vậy chúng ta cần phải chuẩn bị
sẵn sàng một nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể tiếp cận nhanh hơn, hiệu
quả hơn để thích ứng với những thành tựu công nghệ của thế giới. Đầu tiên,
nhiệm vụ chính của chúng ta là cần phải học một cách hiệu quả, phải biết
"mượn sức" của thế giới bên ngoài bằng việc liên kết, hợp tác với
những doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu hàng đầu thế giới; đồng thời cần
đảm bảo tính cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp, giữa các thành phần,
tạo ra một môi trường minh bạch, khuyến khích sự sáng tạo và phát triển. Đặc
biệt cần phải giảm thiểu một cách triệt để tư duy bao cấp, hỗ trợ tối đa cho
doanh nghiệp, trong một chừng mức khác là hướng dẫn sự phát triển cho doanh
nghiệp. Việt Nam là nước đi sau nên có thể là cơ hội để “đi tắt đón đầu”. Nếu
như chúng ta có thể tận dụng cơ hội này, bỏ qua một số giai đoạn phát triển
khác thì chúng ta có thể tiết kiệm được thời gian so với các nước. Bên cạnh đó,
chúng ta có thể thay đổi phương thức quản lý, mô thức phát triển nền kinh tế.
Nếu sự thay đổi này đi đúng hướng thì Việt Nam có thể có cơ hội bứt phá
được. Trong khi đó, trình độ nguồn nhân lực hiện nay của Việt Nam chưa cao
và sẽ rất khó khăn khi phải tiếp cận với trình độ khoa học công nghệ cao và
đang phát triển rất mạnh trên thế giới.
Theo PGS, TS Trần Đình Thiên- Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam thì cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là vô tận“Công nghệ 4.0 gắn chặt với năng lực trí
tuệ. Trong phần lớn của cải sản xuất ra cho xã hội thì của cải do trí tuệ sáng
tạo chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong tổng GDP. Như vậy, thách thức ở đây, nếu
muốn ứng dụng được công nghệ 4.0 thì con người phải có trí tuệ thì mới tham gia
vào được quá trình sản xuất… Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta
đã lỡ nhịp nhiều lần, bị tụt hậu phát triển và đang tụt hậu xa hơn. Và tụt hậu
phát triển đã được nhận định là nguy cơ lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam; việc
giải quyết những vấn đề của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 phải trên nền tảng trả lời cho thấu đáo câu hỏi Tại sao chúng
ta là một dân tộc thông minh nhưng lại bị tụt hậu”.
Đại
biểu Mai Khanh, Trung tâm vi mạch ở Đại học Tokyo chia sẻ về vấn đề về bảo mật
cho phần cứng và bày tỏ “Nếu muốn phòng tránh nguy cơ bảo mật phần cứng thì
Việt Nam phải làm chủ được quy trình thiết kế và chế tạo vi mạch xử lý. Điều
này nhằm tránh việc sau khi thiết kế chip xử lý, nếu chúng ta thuê các công ty
sản xuất nước ngoài như Đài Loan hoặc các quốc gia khác, sẽ không kiểm soát
được việc họ có cài lén các chương trình gián điệp vào phần cứng chip xử lý…
Tôi luôn có khát vọng người Việt Nam tự thiết kế và tự sản xuất được chip xử lý
made in Việt Nam. Để làm được điều này cần có sự kết hợp về nghiên cứu giữa các
trường đại học về công nghệ và đầu tư của Chính phủ để hướng tới sản xuất vi
mạch ngay tại Việt Nam”;
Với những
quan điểm và cách nhìn nhận về yêu cầu của cách mạnh 4.0, các đại biểu tham dự
buổi gặp gỡ đã rất hăng hái thảo luận, trao đổi về khoa học công nghệ, nhất là
lại những người trẻ, thì việc xác định trách nhiệm càng cao, vì thế tại buổi
gặp, ý kiến của chuyên gia Nghiêm Đức Long (đang công tác tại Sydney, Úc) cũng cho
rằng: “Việt Nam muốn thành một cường quốc về 4.0 thì phải thực hiện cuộc cách
mạng toàn dân. Việt Nam chỉ mạnh khi có cách mạng toàn dân”.
Chúng ta cũng
đều hiểu rằng, thời kỳ chiến tranh, để giành thắng lợi trước đế quốc mạnh nhất
thế giới, cả dân tộc ta đã phải đoàn kết một lòng, đưới sự lãnh đạo của Đảng và
Bác Hồ, nhân dân ta đã sáng tạo, anh dũng, chiến đấu với tinh thần quyết tâm
cao nhất với cả sức lực và trí tuệ của cả dân tộc, cuối cùng đã đánh ta được kẻ
thù xâm lược, giành lại độc lập thống nhất cho Tổ quốc, hòa bình cho nhân dân.
Chỉ có cách mạng toàn dân mới làm nên thắng lợi và thành công.
Vậy
nên, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: “Để đặt ra một tình huống giống
như chiến tranh nhằm tạo động lực phát triển thì cần phải có khát
vọng. Cần phải tạo nên khát vọng để mỗi người Việt Nam đều mong muốn đất nước
phát triển đột phá về công nghệ… Cứ đặt vấn đề, tạo áp lực, rồi sau đó mới nghĩ
cách làm. Câu chuyện chúng ta chia sẻ hôm nay là bài toán lớn thì sinh ra người
lớn, bài toán vĩ đại sinh ra người vĩ đại”. Người đứng đầu ngành Thông tin của
Việt Nam chia sẻ như vậy, hoàn toàn chỉ hướng vào việc làm sao để chúng ta có
một ngành công nghệ phát triển, đột phá, bắt nhịp với hội nhập, ấy
vậy mà tác giả Trương Duy Nhất cứ gán cho họ đang nói về chiến tranh, là đổ
máu, là tàn sát. Rồi lại kế luận với ý tứ mỉa mai ““tố chất thời chiến” là “giá trị lớn nhất của người
Việt”. Trong khi cả nhân loại hướng đến hoà bình - hợp tác, thì người Việt lại
chọn chiến tranh, tự tạo “tình trạng chiến tranh” làm động lực phát triển cho
mình”.
Đúng là chẳng có chút liên quan gì trong
câu chuyện mà tác giả Trương Duy Nhất nêu ra với thực
tế câu chuyện đăng trên Vietnamnet. Tôi thiết nghĩ chúng ta khi xem thông tin
cũng cần chọn lựa, sáng suốt và tỉnh táo đối với những tin bài có tính giật
tít, câu like rồi lợi dụng cộng đồng mạng để tuyên truyền, bang bổ chính người
dân mình, làm mất đi những động lực phấn đấu của chính mình và ảnh hưởng đến
hình ảnh của dân tộc, đất nước mình, thậm chí tác giả cố tình đơm chuyện để dẫn
dắt chúng ta tham gia diễn đàn theo ý muốn của họ, đàm đạo về những vấn đề
không đúng thực tế, đi ngược lại với lợi ích chung, rồi ảnh hưởng đến chính cuộc
sống của mọi người, làm chậm lại sự phát triển của đất nước.
Đọc xong bài viết này tôi thấy rằng tác giả Trương Duy Nhất đã dựng nên câu chuyện thật khôi hài. Tác giả đã đăng những tin bài có tính giật tít, câu like rồi lợi dụng cộng đồng mạng để tuyên truyền, báng bổ chính người dân mình, làm mất đi những động lực phấn đấu của chính mình và ảnh hưởng đến hình ảnh của dân tộc, đất nước mình, thậm chí tác giả cố tình đơm chuyện để dẫn dắt chúng ta tham gia diễn đàn theo ý muốn của họ, đàm đạo về những vấn đề không đúng thực tế, đi ngược lại với lợi ích chung, rồi ảnh hưởng đến chính cuộc sống của mọi người, làm chậm lại sự phát triển của đất nước. Thật là không thể chấp nhận được.
Trả lờiXóa