Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

“Gạc Ma - Vòng tròn bất tử” có gì đặc biệt?



             Lê Quốc Sơn, Quảng Nam

  Mấy ngày trở lại đây, dư luận nóng lên về cuốn sách “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử” do tác giả Lê Mã Lương chủ biên. Sách có gì đặc biệt và vì sao vừa ra mắt bạn đọc được chục ngày lại bị cấm tái bản? Xung quanh vấn đề này, có nhiều điều chúng ta cần mổ xẻ.
Là một cựu chiến binh, tuy không trực tiếp tham gia trong sự kiện Gạc Ma năm 1988, nhưng vì tôi đam mê tìm hiểu lịch sử quân sự và thích thú sưu tầm tư liệu về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Đặc biệt là những hành động của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ tháng 5/1909 - khi Tổng đốc Lưỡng Quảng là Trương Tuấn Nhân phái Đô đốc Lý Chuẩn đem 3 pháo thuyền chớp nhoáng ra chiếm chỗ và bắn 21 phát đại bác tại một vài đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa. Tính đến sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988, thì phía Trung Quốc có ít nhất có 12 sự kiện thể hiện ngày càng lấn tới ở Biển Đông (bao gồm cả Trung Quốc đại lục và Trung Quốc của Tưởng), đó là:
(1) Ngày 30/1/1921, Trung Quốc ra quyết định sáp nhập quần đảo Hoàng Sa (họ gọi là Tây Sa) vào đảo Hải Nam thuộc huyện Châu Nhai, tỉnh Quảng Đông;
(2) Cuối năm 1930, Trung Quốc cho đấu thầu khai thác phân chim, rồi từ năm 1931 ban quyền khai thác cho Công ty Anglo-Chinese Development.
(3) Năm 1935, Trung Quốc công bố cả 4 quần đảo ở biển Đông là Đông Sa, Trung Sa, Tây Sa, Nam Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc;
(4) Ngày 1/12/1947, Tưởng Giới Thạch kí lệnh đặt tên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời tuyên bố sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. Cùng năm, xuất bản bản đồ công bố đường cong lưỡi bò gồm 11 đoạn chiếm gần hết biển Đông;
(5) Ngày 15/8/1951, Chu Ân Lai tuyên bố các quần đảo Tây Sa, Nam Sa Đông Sa và Trung Sa đều là lãnh thổ của Trung Quốc;
 (6) Năm 1956, lợi dụng lúc Pháp rút quân khỏi Đông Dương, Việt Nam chưa kịp tiếp quản, Trung Quốc đưa quân chiếm các vùng thuộc phía Đông quần đảo Hoàng Sa; còn Đài Loan của Tưởng Giới Thạch chiếm đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa.
(7) Ngày 21/2/1959, Trung Quốc đổ bộ, chiếm các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng và Quang Hòa thuộc phía Tây quần đảo Hoàng Sa;
(8) Năm 1974, lợi dụng khi Mỹ rút khỏi Đông Dương, Trung Quốc tiến hành các cuộc xâm lấn quần đảo Hoàng Sa.
(9) Từ năm 1981, Trung Quốc tập xây dựng nhiều căn cứ ở Hải Nam, rồi điều 5 tàu chiến trinh sát ở vịnh Bắc bộ, chuẩn bị cuộc tấn công mới.
(10) Năm 1983, Trung Quốc cho 2 tàu chiến lớn đến tận cực Nam quần đảo Trường Sa thăm dò trinh sát, đồng thời cho các tàu đánh cá có vũ trang hoạt động ở vùng biển này, tháng 6 năm sau phê chuẩn việc thành lập khu hành chính trực thuộc tỉnh Quảng Đông bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
(11) Ngày 5/9/1987, Trung Quốc thành lập tỉnh Hải Nam bao gồm cả lãnh thổ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 10/1987, Trung Quốc mở cuộc tập trận lớn chưa từng có ở Trường Sa;
(12) Tháng 3/1988, Trung Quốc tấn công chiếm đóng đảo, ngày 14/3/1988, tàu chiến Trung Quốc có trang bị pháo, tên lửa tấn công làm 64 chiến sĩ Việt Nam bảo vệ đảo Gạc Ma thiệt mạng.
Như thế để thấy, cuốn sách “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử” chỉ là công trình viết về 1 trong 12 sự kiến ấy. Vì có bạn bè trong nhóm tác giả nên tôi được tặng một cuốn. Sau khi đọc kỹ sách và đọc nhiều bài viết bình luận trên mạng xã hội, tôi quyết tâm viết ra một số điều (có thể toi còn viết bài khác nữa):
Một là, vì sao sách tạo nên dự luận nóng như vây? Theo chủ quan của tôi, sở dĩ cuốn sách này được dư luận quan tâm nhiều, làm nóng lên các trang mạng bởi nó có thông tin mà người đọc hy vọng sẽ bù đắp được khoảng trống kiến thức lấu này chờ đợi về một sự kiện vô cùng quan trọng của lịch sử dân tộc Việt Nam trong hành trình giữ vững biên cương của Tổ quốc. Cởi trói cho tư tưởng của Đảng và nhà nước Việt Nam lâu này quan niệm: “tránh vấn đề nhạy cảm”. Như chúng ta đã biết, cả thời kỳ dài, cứ có quan điểm coi đây là vấn đề tế nhị nên chúng ta hầu như ngại nhắc đến sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988. Do vậy, học sinh, sinh viên không được học trong nhà trường, người dân khó đọc được trên báo chí chính thống. Người tham gia sự kiện 14/3/1988 và gia đình thân nhân của họ, đặc biệt là thân nhân 64 chiến sỹ đã hy sinh cũng có lúc tâm tư về công lao đóng góp của người đã hy sinh.
Hai là, tại sao biên soạn đến xuất bản khó khăn như vậy? Mất gần 4 năm mới cho ra mắt bạn đọc. Tác giả phải trải qua việc đề xuất với 13 nhà xuất bản, nhưng cuối cùng là Nxb Văn học ấn hành. Điều này có thể do một số nhà xuất bản sợ vấn đề nhạy cảm nên không dám nhận; cũng có thể do chất lượng không đáp ứng, hoặc có thể do nội dung sách không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Nxb. Sau 9 ngày phát hành, 10.000 cuốn của đợt in đầu đã đến với độc giả trong nước, đến ngày 10/7/2018, được tái bản 20.000 cuốn. Nhưng hiên nay thì đang tạm dừng phát hành vì có nhiều ý kiến và đang chỉnh sửa những sai sót mà bạn đọc phản ánh.
Ba là, về kết cấu, nội dung: Sách có 4 chương. Chương một ‘Tháng Ba bi tráng’, chương hai ‘Nén lặng những nỗi đau’, chương ba ‘Ký ức người lính Gạc Ma’ và cuộc đời hậu chiến, chương 4 ‘Sự thật lịch sử không thể lãng quên’. Nội dung cuốn sách giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về sự kiện Gạc Ma 1988, thực chất là trận chiến đấu giữ một bên là chiến sĩ Việt Nam bảo vệ đảo và bên kia là quan lực Trung Quốc chiếm đảo, kết quả làm 64 chiến sĩ Việt Nam hy sinh và TQ chiếm được đảo.
Nhưng sách còn nhiều sai sót về sự kiện và địa danh, tên người ở các trang 19, 21, 25, 43, 47, 74, 81, 200 như bản đính chính của nhà xuất bản thừa nhận. Nhiều đoạn trích chưa có chú thích nguồn rõ ràng, chưa có ghi chú cụ thể về thời gian, địa điểm phỏng vấn. Mô tả nhiều chi tiết không cần thiết, làm giảm ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước.
Bốn là, về dư luận xã hội: Có ý kiến ủng hộ, ca ngợi cuốn sách vì sách có ý nghĩa, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công của Việt Nam, tội của Tàu. Họ cho rằng, một cuốn sách ghi nhận những người lính chết trận trên biển để bảo vệ chủ quyền đất nước và danh dự của người lính trước quốc kỳ mà phải long đong tận 4 năm trời, chạy tới 14 nhà xuất bản mới xuất bản được quả là vất vả, chứa ẩn ý nào đây. Có ý kiến băn khoăn về một số chi tiết trong sách liệu có nhất thiết phải nêu ra hay không, cuốn sách có ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ Việt - Trung không? Nhiều chi tiết trong sách chưa khách quan, thiếu tính thuyết phục, không đáng tin cậy vì thiếu căn cứ. Có ý kiến phản đối, yêu cầu không phát hành vì có những vấn đề nhạy cảm; chi tiết “lệnh không được nổ súng” thể hiện ý đồ xấy của nhóm tác giả, tạo đà cho địch lợi dung để xuyên tạc, thổi phồng, xuyên tạc sự hèn nhất trong chủ trương của lãnh đạo Việt Nam trước những hành động xâm lấn của Trung Quốc.
Năm là, về đối tượng mua sách, đọc sách: Có người cho rằng, chỉ một số đối tượng mới tiếp cận, đọc sách này chứ không nên phổ biến rộng rãi, tái bản ồ ạt theo thị hiếu trong bối cảnh tư tưởng “bài Trung” ngày càng mạnh như hiện nay. Cần nhấn mạnh chi tiết trong sách viết: “tôi tính lượm khẩu súng của tên chỉ huy để bắn chết nó nhưng vì có lệnh không được nổ sung nên thôi. Nếu cho thì tôi đã bắn chết nó rồi” (trang 43) đã chứng minh 2 vấn đề: 1) Cộng sản Việt Nam sợ lộ sự hèn nhát của mình nên đã gây khó khăn cho việc xuất bản sách ; 2) sau khi sách được xuất bản, lãnh đạo cấp cao của cộng sản Việt Nam quan tâm mua, đọc sách đó, có nghĩa là thừa nhận, cổ súy cho sự sai lầm, hèn nhát của mình trong quá khứ.
Bởi vậy, tôi thấy một số bài viết có ý kiến về việc ông Võ Văn Thưởng (Trưởng ban tuyên giáo trung ương) ghé vào gian hàng First News – Trí Việt tại Đường sách TP. Hồ Chí Minh mua cuốn “Gạc ma – Vòng tròn bất tử” và thăm hỏi, quan tâm đến cuốn sách về đề tài lịch sử, biển đảo này. Họ nhắm vào ông Thưởng, chỉ trích cái này cái nọ.
Có ý kiến cho rằng, ông Thưởng phải chịu trách nhiệm về việc cuốn sách chậm được xuất bản, phải rất khó khăn, qua nhiều rào cản, cuốn sách có ý nghĩa như vậy mà phải để cho tác giả trình xin 14 nhà xuất bản và phải viết  đơn thư gửi đến nhiều cơ quan chức năng, báo chí đề nghị sách được xuất bản. Tác giả Tâm Chánh có bài “Gạc Ma, cuốn sách hay quyền tự do dân tộc” đăng trang điện tử Báo Tiếng dân viết: “Ban Tuyên giáo mà ông Thưởng là người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về tình trạng những thông tin đúng đắn, nghiêm túc của dân chúng về những vấn đề của dân tộc mình, đất nước mình, xã hội mình bị cản trở”. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng, việc làm đúng đắn nhất của ông Võ Văn Thưởng vào lúc này không chỉ là hành động cho thấy sự thuận tình của ông với cuốn sách về Gạc Ma mà cao hơn là phải xác định quyền tự do dân tộc”.  Một số người khác có nóng vội đưa ra đề nghị này đề nghị khác đối với ông Thưởng, thậm chí từ việc này để suy diễn sang việc khác, như thế là không nên.
Bản thân tôi thấy rằng, mua sách, đọc sách là một nhu cầu bình thường của con người trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Ông Thưởng hay ông nào đó làm to, dù làm chức gì đi nữa thì trước hết vẫn là một công dân Việt Nam. Khi làm tuyên giáo càng phải đọc nhiều, viết tốt, tiếp cận nhanh, nhiều thông tin mới để còn chỉ đạo việc này việc kia. Ông ấy vào tiệm mua sách này hay sách khác, cũng là chuyện thường đời. Tại sao chúng ta lại vịn chuyện nọ xọ chuyên kia. Các lỗi của cuốn sách, thì nhà xuất bản đã công bố xin lỗi và chỉnh sửa, ông Thưởng cũng cần đọc sách này để nắm bắt tình hình cụ thể chứ. Tác giả viết sai chỗ nào thì chịu trách nhiệm chỗ đó; nhà xuất bản sai sót khâu nào thì chịu trách nhiệm khâu đó. Tại sao chúng ta lại vin vào một câu viết mà nhà xuất bản đã công khai xin lỗi và đã đính chính lại, để quy kết một điều không khách quan chút nào cho ông Thưởng. Nhưng theo tôi, ông Thưởng cũng nên rút kinh nghiệm, lần sau có quyển sách nào tương tự thì phải chỉ đạo cơ quan chức năng xem xét kỹ lưỡng nội dung, không để xẩy ra việc xuất bản sai rồi xin lỗi, rồi dừng tái bản và phát hành.
Tôi không được làm lãnh đạo, cũng không phải là đảng viên cộng sản, nhưng tôi nghĩ, làm lãnh đạo cấp cao thì phải đọc kỹ những cuốn sách viết về lịch sử đất nước để còn biết đúng sai mà chỉ đạo chỉnh sửa và tìm trong đó những kinh nghiệm quý báu phục vụ công việc của mình. Thế chả nhẽ khi ông ấy mua sách có nội dung hay thì ta lại bảo ông ấy ủng hộ nội dung ấy; khi ông ấy mua sách có nội dung mà xã hội đang phản án thì ta cũng quy kết ông Thưởng ủng hộ cho nội dung xấu à.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét