Với tôi
cuộc đời mình thật đơn giản, bởi lẽ tôi không ham muốn tiền tài, địa vị chỉ cầu
mong sao cho gia đình và xã hội được bình an, hạnh phúc. Các cụ ta thường nói
“có sức khỏe là có tất cả”. Đúng vậy, ngẫm từ mình mà ra, với cái tuổi xưa nay
hiếm nhưng được cái nhờ trời phú cho sức khỏe nên tôi đi đâu, làm việc gì cũng
không ngại. Được cái bằng từng ấy năm nhưng tôi chưa ốm đau bao giờ, chỉ có xổ
xuýt qua loa. Sống ở trên đời, sinh tử mệnh lão là nhẽ thường, mấy ngày qua người
dân trong cả nước thương tiếc và buồn rầu khi nghe tin Chủ tịch nước Trần Đại
Quang qua đời, tâm trạng đó lại trỗi dậy khôn nguôi khi hàng dòng người vào viếng
và đứng hai bên đường tiễn biệt Chủ tịch về với đất mẹ. Ấy vậy mà, một điều
không tưởng và thật lạ lẫm, đơn côi với nhẽ thường của cuộc sống, một số nhân vật
“đặc biêt” lại có những lời lẽ bất kính, lăng mạ người đã khuất, đại diện trong
số đó phải kể đến Vũ Đông Hà có bài viết “Hai hình ảnh khốn nạn trong
"sự cố" Trần Đại Quang”.
Đọc tiêu đề bài viết ở
trên với người dân bình thường như tôi cũng nhận thấy đây là con người cực kỳ
trịch thượng, coi bản thân mình hơn tất thảy, “nói như thánh phán”. Thực ra với
Vũ Đông Hà thì cư dân mạng chẳng ai lạ lẫm gì gì, một kẻ có độ sắc sảo, chuyên
nghiệp cao trong nói xấu, miệt thị người khác. Trong bài viết rất nhiều tình tiết
“ly kỳ” bởi những lời lẽ đưa ra mang nặng thứ văn hóa lai căng, vô học đến khó
tin, và cái bản mặt thực chất là đây, Vũ Đông Hà viết “Trần
Đại Quang không còn là thứ khốn nạn đáng nói bởi rất dư, rất thừa khi chỉ tay
vào một tên khốn nạn và nói đây là "đồ khốn nạn". Tương tự như những
tên thờ Hồ Chí Minh nhưng vái lạy Phật Thích Ca để lãnh phước sương của đảng, dụ
tiền bá tánh và buôn lậu niềm tin của chúng sinh. Tự chúng đã là "đồ khốn
nạn". Không cần tốn lời”. Đúng
là đáng mặt anh tài trong xảo trá và ngụy tạo đến độ không thể tưởng tượng ra nổi
một con người thực thụ mà lại mang nặng thứ dung tục quá ư là tầm thường, y còn
lồng ghép để nói xấu cả chủ tịch Hồ Chí Minh. Thưa với Vũ Đông Hà, nói xấu một con người mà cả dân tộc
luôn trân trong và tôn kính là việc làm vô liêm xỉ và phỉ báng cả một dân tộc
là không thể chấp nhận được. Nói đến Bác Hồ, không ai là không dành tình
cảm mến yêu sâu nặng với Người cả đồng bào ta ở trong và ngoài nước, thậm chí cộng
đồng quốc tế và cả những người từng là bên kia chiến tuyến, đối địch với dân tộc
Việt Nam cũng phải thừa nhận điều đó… Giai đoạn cả dân tộc chìm trong biển lửa
của cuộc chiến tranh, những lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thôi
thúc hàng triệu con tim yêu nước, không cần phân biệt già, trẻ, gái, trai, tôn
giáo, dân tộc, vùng miền, hễ là người Việt Nam thì đứng lên chiến đấu chống lại
kẻ thù xâm lược, đưa cách mạng Việt Nam đi hết từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác. Bác còn là nhà văn hóa vĩ đại, được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới
được nhân loại kính phục.
Không
quan trọng bởi những lời lẽ của tác giả sẽ làm giảm giá trị của chính con người
tác giả với xã hội, nhất là đồng loại, dân tộc đã sinh ra và cưu mang. Thật bi
thảm vì Vũ Đông Hà đã bỏ qua những điều quý giá và cơ hội trong cuộc sống,
không nhìn thấy khả năng thành thật trong bản thân mình. Vì thế, tác giả phải
chấp nhận những gì mình đang làm, bị người đời chê trách, phỉ báng là điều
không trách khỏi, bởi “quy luật nhân quả”. Trên thực tế, mọi người đều muốn được
thương yêu, muốn được mọi người chú ý và thừa nhận những khía cạnh tích cực của
bản thân, muốn được quan tâm và tôn trọng nhưng chính tác giả lại làm trái với
luân thường đạo lý, đi ngược với giá trị chân thiện mỹ, phá vỡ sự bình yên
trong lòng dân chúng thì làm sao có được sự yêu thương cơ chứ. Sự tồn tại trong
con người tác giả chỉ là mưu lợi ích cá nhân tầm thường, bán rẻ lương tâm cho
quỷ giữ. Trong thực tế cuộc sống, hầu hết chúng ta đều không muốn bị đánh giá,
bị phê bình và từ chối. Việc trau dồi thói quen nhìn thấy những điều tốt đẹp của
bản thân và của người khác mà có thể đem lại cho mình và mọi người niềm hạnh
phúc khiến cho chúng ta cảm nhận và mở rộng tình thương yêu, huống chi cả dân tộc
đang tiếc thương vô hạn đối với Chủ tịch nước qua đời, hơn thế bạn bè, nguyên
thủ các nước, kể cả Liên hợp quốc cũng dành nhiều tình cảm cho vị Chủ tịch, ấy
vậy mà Vũ Đông Hà lại đưa ra những lời lẽ kích động, tạo mâu thuấn một cách trắng
trợn rằng “Cái khốn nạn là bà vợ, những đứa
con phải xách nước mắt đến phim trường tang lễ để cho tên sát nhân giết chồng,
giết cha và đồng bọn thủ vai, đóng trọn hồi kết của bộ phim tình đồng chó nghĩa
đồng rận - rựa mận cắt tiết nhau…cũng chẳng có gì là khốn nạn khi những tên khốn
nạn đang "vô cùng thương tiếc" một tên đồng chí đã chấm dứt con đường
khốn nạn của nó…”.
Tác giả cố
tình lắp ghép, gán ghép, so sánh các hình ảnh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà
nước đến viếng để củng cố thêm “tính thuyết phục” cho các luận điệu ở trên. Tất
cả giống như một “chiến dịch” có chủ đích, phao tin giả, tung tinh đồn nhảm,
đánh vào sự hiếu kỳ của dư luận với cái
giọng điệu trơ trẽn rằng “tên sát nhân giết chồng, giết cha và đồng bọn thủ
vai, đóng trọn hồi kết của bộ phim tình đồng chó”. Vấn đề là cái tâm của mỗi
chúng ta, khi dành sự thành kính đối với người đã khuất. Chúng ta có thể vẫn thấy
những điều chưa hoàn thiện của người này, người kia, nhưng mỗi khi tâm chúng ta
hiền dịu hơn, biết chấp nhận và rộng lượng hơn, biết chia sẻ chân tình với với
người ấy thì chính cái tâm chúng ta dần sáng hơn với cuộc đời. Tôi không hiểu tác giả nhận thức và hiểu biết
thế nào nữa, nhưng càng đọc nội dung bài viết, tôi càng cảm nhận thấy đây là
con người “tự sướng” cái tôi đến độ quá mức, khó ai sánh kịp, nhất là việc dựng
chuyện, nói xấu người khác “tinh xảo”, tráo trở, hơn nữa lại bôi xấu lãnh tụ được
cả dân tộc tôn kính với những lới lẽ của kẻ tiểu nhân, coi thường đến độ lố bịch
để cố gán cho có "sự cố"
Trần Đại Quang”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét