Tôi cũng
như các bạn, cứ nghe thấy ai nói tục tĩu là đã rất bức xúc rồi, chẳng ai thích
nghe những lời mà người khác miệt thị mình hoặc thậm chí chửi lại mình đâu, huống
hồ lại miệt dân mình, quê hương mình, đất nước mình. Vậy mà không phải ít đâu,
mà nhiều người có cái kiểu đó, cứ hay đem chuyện nhà mình, dân mình đi bêu cho
thiên hạ cười vào mũi. Các cụ có câu rằng: “Tốt phô ra, xấu xa đậy lại”, thế mà
đã chẳng đậy mà còn khoe ra, tô vẽ thêm vào, rồi cho thêm “gia vị” vào để gây
sự tò mò, lôi kéo nhiều người tham gia bình luận, bêu xấu nhau. Có những việc
không đáng để nói ra, chỉ là việc cỏn con, sự vụ, do một nhóm người gây nên mà
không ảnh hưởng đến xã hội, nhưng cũng được đưa lên tô vẽ rồi nâng quan điểm, đưa thêm những thứ thô thiển mà người
cũng chẳng ưa chút nào.
Mới
đây thôi tác giả Trúc Giang viết trên trang Việt Báo viện dẫn cho rằng
“Một chế độ dối trá chỉ “sản xuất” ra những con người dối trá. Hậu quả gian trá thể hiện rõ nét ở Việt Nam. Đó là trong 3 tuần qua, dư luận xôn xao và “bức xúc” trước vụ gian lận thi cử ở Hà Giang. Gian lận thi cử không chỉ xảy ra ở Hà Giang, mà còn ở nhiều tỉnh khác như: Phú Thọ, Lai Châu, Hòa Bình, Kontum, Điện Biên, Sơn La, Lâm Đồng, Bạc Liêu…Sở Giáo dục mà hành động vô giáo dục như thế đã tạo ra “một cơn lũ cuốn trôi đi niềm tin của người dân”. Ngoài việc giáo dục ra, còn có văn hóa đe éo, bún chửi, phở chửi, cháo mắng ở Hà Nội…”
“Một chế độ dối trá chỉ “sản xuất” ra những con người dối trá. Hậu quả gian trá thể hiện rõ nét ở Việt Nam. Đó là trong 3 tuần qua, dư luận xôn xao và “bức xúc” trước vụ gian lận thi cử ở Hà Giang. Gian lận thi cử không chỉ xảy ra ở Hà Giang, mà còn ở nhiều tỉnh khác như: Phú Thọ, Lai Châu, Hòa Bình, Kontum, Điện Biên, Sơn La, Lâm Đồng, Bạc Liêu…Sở Giáo dục mà hành động vô giáo dục như thế đã tạo ra “một cơn lũ cuốn trôi đi niềm tin của người dân”. Ngoài việc giáo dục ra, còn có văn hóa đe éo, bún chửi, phở chửi, cháo mắng ở Hà Nội…”
Rõ
ràng thông tin mà tác giả vừa nêu không đúng thực tế mà cần phải xem xét lại. Đúng là có gian lận thi cử ở
Hà Giang và Sơn La, Hòa Bình trong kỳ thi vừa rồi, nhưng suy cho cùng việc gian
lận thi cử kỳ nào và nước nào mà chẳng có. Với lại sau khi điều tra, Bộ Giáo
dục đã chỉ đạo rà soát thẩm tra tất cả các hội đồng chấm của 63 tỉnh, thành
trong cả nước, không phát hiện thêm điểm vi phạm nào nữa, vậy mà tác giả còn nói
là có cả ở nhiều tỉnh khác như Phú Thọ, Lai Châu, Hòa Bình, Kontum, Điện Biên,
Sơn La, Lâm Đồng, Bạc Liêu, điều này không đúng. Một vấn đề nữa là quá trình tổ
chức thi có sự tham gia của rất nhiều người, cả sở giáo dục và trường đại học;
việc chấm thi cũng phải thực hiện các quy trình nghiêm ngặt, có điều là nhiều
khâu do con người thực hiện, tuy nhiên dễ xảy ra vi phạm, song không hề có sự
chỉ đạo theo kiểu tập thể như tác giả nêu ở trên, mà sai phạm vừa rồi chỉ do
một nhóm người cố tình thực hiện hành vi gian lận, số người này đã bị phát hiện
và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Và cũng chỉ có ở ba điểm thi chứ đâu
phải ở nhiều nơi mà tác giả lại đơm đặt như thế. Tất nhiên ai cũng rất bức xúc
khi cố ý làm để xảy ra sai phạm, song chúng ta cũng cần phải khách quan trong
việc đánh giá, nhận định về kết quả thực hiện giải pháp đổi mới trong lộ trình
thi cử, kiểm tra, với mục tiêu đảm bảo sự công bằng, công khai, minh bạch, vì
một nền giáo dục hiện đại đáp ừng giai đoạn công nghiệp 4.0, không thể tránh
được những hạn chế, bất cập, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, chẳng có giải pháp
nào mà gọi là hoàn hảo đến độ lý tưởng cả. Cũng không vì thế mà tác giả nói
rằng “một
cơn lũ cuốn trôi đi niềm tin của người dân” được, bởi vì số học sinh bị nâng điểm chỉ là một số rất ít, cũng
đã được chấm lại và trả lại đúng điểm số xứng đáng rồi. Còn ai sai và sai đến
đâu cũng đã được xử lý đúng pháp luật, nhằm đảm bảo cho kỳ thi sau tránh được
những hiện tượng tiêu cực như vừa xảy ra. Và tôi tin rằng đại đa số nhân dân
vẫn tin tưởng ở các cơ quan chuyên môn trong chỉ đạo thi của Bộ Giáo dục.
Vấn
đề nữa, có thể tác giả đã chứng kiến một số người ứng xử với nhau hoặc sử dụng câu từ chưa đúng chuẩn ngôn ngữ, hoặc
như ta nói là tục tĩu thô thiển, thì chỉ xảy ra ở một vài cá nhân thôi, “con
sâu bỏ dầu nồi canh” chứ không phải là đại diện cho cả một xã hội được. Đã vậy
tác giả lại còn viện dẫn thêm câu chuyện cá biệt về quán “bún chửi, phở chửi,
cháo mắng”, để rồi nâng lên quan điểm và kết luận đó là ““Sản phẩm” của chế độ Cộng Sản ở
Việt Nam”. Qua đây chúng ta cũng nhận thấy rằng, việc đưa tin của tác giả hoàn toàn không đơn giản, mà có ngụ ý rất
rõ ràng, thâm thúy, lấy một sự việc trong xã hội chỉ là đơn lẻ, thiểu số, để quy
nạp thành vấn đề lớn, trong khi bản chất sự việc vốn không phải như vậy.
Tôi
được biết về câu chuyện video quán “bún chửi” của bà Thảo ở phố Ngô Sĩ Liên - Hà
Nội được phát sóng trên kênh truyền hình Mỹ CNN đã gây tranh cãi trong cộng
đồng. Sau khi xuất hiện video, chủ quán “bún chửi” thừa nhận mình có thái độ
chưa tốt, và khiếm nhã, gây phản cảm và ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt Nam;
cũng không tránh khỏi vẫn có một số người cổ súy cho hành động đó. Về nguyên
nhân dẫn đến những tình trạng bún mắng, cháo chửi, đánh chửi nhau với khách
hàng ở một số địa chỉ nhà hàng ở Hà Nội. Gần đây, TP. Hà Nội đã có nhiều biện
pháp chấn chỉnh, ngăn chặn tình trạng ứng xử thiếu văn hóa trong hoạt động kinh
doanh dịch vụ ăn uống; ban hành “Quy chế
tổ chức kinh doanh dịch vụ ăn uống đường phố theo hướng văn minh, hiện đại”;
xác định rõ trách nhiệm của chủ cửa hàng. Nếu để xảy ra tình trạng trên thì
ngoài bị xử lý vi phạm hành chính còn bị công khai trước dư luận.
Rõ
ràng rằng, những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa khi xảy ra đều có sự phản ứng
của dư luận, thái độ của người dân và sự vào cuộc của các cơ quan chức năng,
cũng thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo của chính quyền để xây dựng một xã hội thực
sự có văn hóa, mang bản sắc dân tộc, bồi dưỡng tri thức, nâng cao trí lực và kỹ
năng sống, lối sống cao đẹp: “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”,
lối sống có ý thức tự tôn, tự trọng, tự chủ; sống và làm việc theo Hiến pháp và
pháp luật; ý thức bảo vệ môi trường, biết khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái
thiện, cái đẹp, cái cao thượng và nhân rộng các giá trị nhân văn cao đẹp,… Điều
đó đã minh chứng rõ hơn về “sản phẩm của
chế độ Cộng sản Việt Nam”.
Qua bài viết này tôi thấy rằng tác giả Trúc Giang nêu không đúng thực tế mà cần phải xem xét lại. Qua đây chúng ta cũng nhận thấy rằng, việc đưa tin của tác giả hoàn toàn không đơn giản, mà có ngụ ý rất rõ ràng, thâm thúy, lấy một sự việc trong xã hội chỉ là đơn lẻ, thiểu số, để quy nạp thành vấn đề lớn, trong khi bản chất sự việc vốn không phải như vậy. Do đó chúng ta phải tỉnh táo phân biệt đúng - sai, giọng điệu lừa bịp, bẻ cong sự thật của một số phần tử bất mãn, lợi dụng lòng tin của mọi người để gây nhiễu thông tin, bêu xấu truyền thống văn hóa của dân tộc, đi ngượi lại những thành quả đổi mới của đất nước, nói xấu chế độ, ảnh hưởng đến hình ảnh của con người Việt Nam trong mắt của bạn bè quốc tế.
Trả lờiXóa