Trao
đổi với phóng viên, ông Nguyễn Ngô Hai - nguyên UV T.Ư Đảng, nguyên Phó Ban Tư
tưởng Văn hóa Trung ương cho biết, 45 năm trước trong Di chúc của mình, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng
đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Bác đang cùng bà con nông dân thử nghiệm máy cấy mới ở ngoại
thành Hà Nội năm 1961. Ảnh: Tư liệu |
“Đảng
viên đi trước, làng nước theo sau”
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý “Xây
dựng nền tảng đạo đức, văn hóa, tinh thần cho xã hội mới là công việc rất lớn
lao”. Người tiên lượng “Đây là cuộc chiến đấu khổng lồ để xóa đi những gì cũ kỹ
hư hỏng, để xây dựng những cái mới mẻ, tốt tươi”. Vì vậy, Người căn dặn “Đảng
cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không
ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.
Tuy nhiên gần đây, Nghị quyết Trung ương 9
khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước, nhận định “so với những thành tựu trên lĩnh vực
chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành tựu trong lĩnh vực
văn hóa chưa tương xứng; chưa đủ để tác động có hiệu quả xây dựng con người và
môi trường văn hóa lành mạnh”.
“Theo tôi tác động của mặt trái nền kinh tế
thị trường đã khiến cho đạo đức, thuần phong mỹ tục bị mai một và không còn giữ
được tinh thần của ông cha. Mất văn hóa là mất gốc và mất gốc là mất tất cả”,
ông Hai nói.
Sinh thời Bác thường nhắc nhở cán bộ đảng
viên: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Câu nói tưởng chừng như đơn
giản ấy lại mang đậm tính nhân văn, đạo đức và giáo dục cán bộ đảng viên của
Bác đối với người cán bộ cách mạng.
Nghị quyết T.Ư 4 khóa XI về một số vấn đề cấp
bách về xây dựng Đảng hiện nay nêu “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên,
trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ
cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện
khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội,
thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng,
lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”.
Ông Hai cho rằng, Nghị quyết T.Ư 4 đã nhìn
thẳng vào sự thật đã nêu được vấn đề cốt yếu những nguy cơ mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã tiên lượng. Thực tế hiện nay nhiều cán bộ đảng viên vì lợi ích của
mình, gia đình mình, nhóm mình nêu những tấm gương xấu, nên không thể thu hút
được quần chúng.
Đó là thực trạng “Nói một đằng, làm một nẻo”,
khiến người dân không tin, không phục. Vì vậy, Đảng phải củng cố lại lòng tin
của nhân dân đối với Đảng.
Phải
để cho dân giám sát cán bộ, đảng viên
Nhớ lại, cách nay tròn 69 năm, chỉ với 5.000
đảng viên, Đảng đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám
năm 1945 giành độc lập dân tộc. Điều đó cho thấy lý tưởng cách mạng có sức hút
mọi giai tầng xã hội, từ những người nông dân chân lấm tay bùn tới các trí thức
ở nước ngoài đều một lòng theo Đảng.
Có được thắng lợi lớn lao ấy là bởi mỗi đảng
viên và cán bộ đã “thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm
chính, chí công vô tư” như lời Bác dạy. Bác lúc nào cũng nói về việc nêu gương.
Bản thân Người là tấm gương sáng ngời với tinh thần “lấy dân làm gốc” và “dĩ
công vi thượng”. Vì thế, Người tạo được niềm tin mãnh liệt trong toàn Đảng,
toàn dân.
Chúng ta học tập Bác ở tầm tư tưởng, đạo đức,
lối sống, sự nhất quán từ lời nói đến hành động, suốt đời gắn bó máu thịt với
dân và vì dân mà làm. Theo gương Bác, chúng ta cần thực hành dân chủ, từ dân
chủ trong Đảng đến dân chủ trong xã hội, phát huy quyền làm chủ của dân, tẩy
trừ tệ quan liêu, tham nhũng để bảo vệ dân, không làm tổn hại đến quyền và lợi
ích của dân.
Bác dạy “Muốn cho quần chúng nghe lời mình,
làm theo lời mình thì người đảng viên, từ việc làm, lời nói đến cách ăn ở làm
thế nào cho dân tin, dân phục, dân yêu”. Chính vì thế, trong Di chúc, Người đã
căn dặn “Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh
đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét