(Dân
trí) - Sáng 7/8, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông
phối hợp với Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội thảo: “Nâng cao
hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền thành tựu quyền con người trên địa
bàn Tây Nam Bộ…”.
Theo đó, Hội thảo được tổ chức trong hai ngày, từ
ngày 7 - 8/8 tại Kiên Giang. Tại Hội thảo lần này, lần lượt các diễn giả trình
bày các vấn đề cơ bản về lý luận, nhận thức, quan điểm chính sách của Đảng, Nhà
nước ta về quyền con người cũng như khuôn khổ pháp luật Việt Nam về bảo đảm
quyền con người; các chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; vấn đề an
sinh xã hội, lao động việc làm, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số…
Ngoài ra, tại Hội thảo các diễn giả còn nêu lên thực
trạng và giải pháp của công tác tuyên truyền về quyền con người trên các phương
tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua và một số kinh nghiệm xử lý những
vụ việc liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo ở các tỉnh Tây Nam Bộ.
Lợi dụng sự phát triển của intenet, nhiều phần tử xấu đã lợi dụng điều này để "tung tin" xuyên tạc, chống phá Nhà nước ta bằng nhiều thủ đoạn |
Liên quan đến vấn đề chủ động thông tin tuyên truyền
thành tựu quyền con người và đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, thù
địch chống phá nhà nước ta trên địa bàn ĐBSCL, ông Phạm Phi Thường - Giám
đốc Đài THVN tại TP Cần Thơ nêu ra hàng loạt vụ việc núp bóng chính sách dân
tộc, lợi dụng danh nghĩa tôn giáo của các phần tử xấu để kích động quần chúng,
xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước… Cơ quan đã mạnh dạn thực
hiện những phóng sự vạch trần các thủ đoạn này.
Ngoài ra, trong tham luạn của mình, ông Thường cũng
nên lên những khó khăn và thách thức, cụ thể là sự phát triển nhanh và khó kiểm
soát của thông tin từ mạng internet. Người dân có thể dùng điện thoại, vi tính…
là dễ dàng tiếp cận thông tin và đăng tải thông tin trên mạng xã hội. Trong số
đó có nhiều thông tin không được kiểm soát, chứa nội dung xuyên tạc, kích
động…
Đặc biệt, hiện nay ở những vùng nông thôn sâu của
các tỉnh ĐBSCL đang lưu hành loại thiết bị chảo vệ tinh lậu có nguồn gốc từ
nước ngoài. Loại chảo này chỉ bắt được tín hiệu từ các kênh truyền hình của
Campuchia, Thái Lan. Khi sử dụng loại chảo này, một bộ phận lớn đồng bào Khmer
không xem được các kênh truyền hình Việt Nam và nội dụng phát trên các kênh của
loại chảo này cũng không thể kiểm soát được… Đây là vấn đề các ngành chức năng
cần đặc biệt quan tâm.
Để làm tốt công tác thông tin tuyên truyền về quyền
con người, nhiều đại biểu cùng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cần thiết
lập cơ chế chọn lọc thông tin hiệu quả trên internet, nhất là các trang thông
tin điện tử, blog, facebook... Ngoài ra, Bộ cần có nhiều biện pháp để tăng
cường thông tin chính thống trong nước, đáp ứng nhanh nhu cầu nắm thông tin của
nhân dân. Để làm được việc này, cơ quan chức năng ở các địa phương cần chủ động
cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ cho báo chí để thông tin, tuyên truyền có
hiệu quả hơn, vì thời gian qua có nhiều địa phương còn giữ “bộ mặt” cho địa
phương nên tìm mọi cách tránh “né” báo chí.
Nguyễn Hành
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét