Ngày
11/8/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN & PTNN) chính thức
công bố phê duyệt 4 sự kiện ngô biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực
phẩm, thức ăn chăn nuôi.
Ngô biến đổi gen có thể góp phần đảm bảo an ninh lương thực, hạn chế nhập khẩu.
Các sự kiện được phê duyệt lần này gồm: Sự kiện Bt
11 và MIR162 của công ty TNHH Syngenta Việt Nam và MON 89034 và NK603 của công
ty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto). Giấy xác nhận phê duyệt được ban hành sau
quá trình xem xét kỹ lưỡng và được chấp thuận bởi Hội đồng An toàn thực phẩm và
thức ăn chăn nuôi biến đổi gen, là không có bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào
đối với con người và vật nuôi, theo đúng trình tự được quy định theo thông tư
02/2014/TT-BNNPTNT.
Đây là 4 sự kiện
biến đổi gen (BĐG) đầu tiên được công nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm
và thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.
|
Quyết định ứng dụng công nghệ sinh học (cụ thể là
cây trồng biến đổi gen) trong nông nghiệp thể hiện tầm nhìn chiến lược và tính
đúng đắn của Chính phủ Việt Nam, vì lợi ích phát triển của toàn ngành nông
nghiệp và nông dân trong nước, cụ thể: Phù hợp với tầm nhìn phát triển nông
nghiệp bền vững đến năm 2020, trong đó có chủ trương ứng dụng công nghệ sinh
học trong nông nghiệp; phù hợp với chiến lược tái cơ cấu ngành nông nghiệp và
giảm bớt gánh nặng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
|
Theo báo cáo của Bộ NN &PTNT, trong 6 tháng đầu
năm 2014, khối lượng nhập khẩu đậu tương đạt 856.000 tấn, giá trị nhập khẩu đạt
504 triệu USD, tăng 25,8% về lượng và 22,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013;
khối lượng nhập khẩu ngô đạt 2,33 triệu tấn, giá trị nhập khẩu đạt 599 triệu
USD, tăng gấp 2,4 lần về lượng và 87,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Theo dự báo của Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), với đà này, nhiều khả năng đến hết
năm nay, nước ta sẽ nhập khẩu đến trên 4,5 triệu tấn ngô (tức chiếm 2/3 nhu
cầu), tức sẽ mất khoảng hơn 1 tỷ USD.
Cây trồng biến đổi gen là thành tựu khoa học của
nhân loại, đã được chứng minh mang lại những tác động tích cực đối với kinh tế,
xã hội, môi trường; đặc biệt nâng cao lợi ích cho người nông dân (tham khảo báo
cáo ISAAA và báo cáo Graham Brookes) và an toàn đối với sức khỏe con người
(tham khảo 20 âu hỏi về thực phẩm biến đổi gen của WHO).
Việc đơn giản hóa thủ tục trình tự xét duyệt hồ sơ
an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi đối với cây trồng biến đổi gen của Việt
Nam cho thấy cách tiếp cận tiên tiến và khoa học cũng như tiếp thu các hệ thống
pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế. Sự kiện này được xem là một bước tiến
trong quá trình hiện đại hóa nông nghiệp Việt Nam và giúp nông dân sớm
tiếp cận với các tiến bộ nông nghiệp hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, để có thể tiếp cận với công nghệ này,
nông dân còn phải chờ quyết định phê duyệt về an toàn sinh học của Bộ
TN&MT. Bản thân các sự kiện sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện
sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi cũng cần phải được cấp giấy chứng
nhận An toàn sinh học của Bộ TNMT trước khi đưa vào sản xuất.
Hiện Bộ TN&MT đang xem xét các sự kiện biến đổi
gen đã nộp (trong đó có 4 sự kiện đã được phê duyệt nêu trên). Quá trình hoàn
thiện hồ sơ theo yêu cầu của hội đồng đã cơ bản hoàn tất. Trên cơ sở đó, Hội
đồng tư vấn cho Bộ trưởng để đưa ra quyết định phê duyệt cho việc chính thức sử
dụng cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam.
Vĩnh
Đào
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét