Phóng viên Báo CATP (trái) trao đổi với các ông: Võ Trung Dung, Bruno Philip và Philippe Reltier |
(CATP) Chương trình “Tổ quốc nhìn từ biển” do VTV tổ
chức (đêm 8-6) truyền hình trực tiếp tại hai điểm cầu Công viên biển Đông (Đà
Nẵng) và đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), được nhiều đài truyền hình địa phương tiếp
sóng đã thu hút và làm xúc động hàng triệu người xem. Bên lề chương trình, tại
điểm cầu Công viên biển Đông, PV Báo CATP đã có những cuộc tiếp xúc với một số
chuyên gia, nhà báo nước ngoài. Họ đánh giá cao lòng yêu nước và cách ứng xử
hòa bình của người Việt Nam.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu chính trị, quốc phòng
của Học viện Quốc phòng Australia:
Lần
đầu tiên tôi qua Việt Nam vào năm 1967. Từ đó đến nay, tôi nhiều lần trở lại
Việt Nam và chuyên tâm nghiên cứu về đất nước các bạn. Tôi cũng đã đến Lý Sơn
hai lần, lần mới nhất cách đây vài hôm. Trong lần thứ hai khi tôi trở lại Lý
Sơn thì tình hình có vẻ nghiêm trọng hơn, khi nhiều tàu cá của ngư dân nơi đây
bị tàu Trung Quốc đâm, hư hỏng rất nhiều. Thế nhưng họ vẫn kiên quyết bám ngư
trường, bám biển. Còn hậu phương thì luôn đoàn kết, động viên họ, đó là nguồn
động lực rất to lớn.
Những
gì xảy ra hôm nay không phải là duy nhất mà chỉ là mở đầu. Bởi vậy, Việt Nam
phải hết sức kiên quyết giải quyết vấn đề theo đúng với luật pháp quốc tế. Việt
Nam nên phối hợp với Nhật Bản, Philippines, không phải để khiêu khích mà là tìm
cách thức tốt nhất để bảo vệ chủ quyền. Rồi Trung Quốc cũng phải đáp lại thiện
chí của Việt Nam. Các bạn đã thể hiện lòng yêu nước mạnh mẽ. Tôi cũng luôn dạy
sinh viên của chúng tôi về điều này.
Ông Philippe Reltier, phóng viên của Radio Franec (Đài tiếng nói
Pháp):
Tôi
tâm đắc những câu chuyện, ký ức hết sức tự hào của nhiều thế hệ người Việt. Là
một nhà báo, tôi tiếp nhận nhiều thông tin, hình ảnh thông qua chương trình
này. Các bạn có nhiều bằng chứng xác thực chứng minh chủ quyền Hoàng Sa. Điều
đó cho thấy công tác tuyên truyền của các bạn rất tốt, qua đó nhiều người dân Việt
Nam và thế giới hiểu hơn việc làm phi pháp của Trung Quốc.
Ông Võ Trung Dung, một nhà báo tự do ở Pháp:
Tôi
qua Pháp từ năm 1985, hiện có cả quốc tịch Việt Nam và Pháp. Là người Việt Nam,
khi biết Trung Quốc có những hành động hết sức ngang ngược, phi pháp, tôi rất
căm phẫn. Ở góc độ nhà báo, tôi “chiến đấu” cho sự thật, cho sự khách quan, các
nước phải thực hiện theo luật pháp quốc tế. Trước những hành vi Trung Quốc xâm
lấn trên biển Đông, Việt Nam áp dụng phương cách hòa bình khiến tôi đánh giá
cao, bởi nếu xảy ra xung đột thì không tốt cho bất cứ ai. Giải pháp tốt nhất là
ngoại giao và truyền thông trong, ngoài nước.
Thời gian qua, truyền thông trong nước cũng như thế giới đã phản ánh sâu rộng vấn đề biển Đông trên nhiều phương diện. Nhà nước Việt Nam cần thông tin cụ thể, những gì đã và sẽ làm để người dân hiểu rõ hơn, cùng sẻ chia và hiến kế cho đất nước với mục tiêu bảo vệ Tổ quốc. Giới trẻ Việt Nam cần tổ chức nhiều buổi giao lưu, tọa đàm, trao đổi mang tính khoa học về lịch sử, về biển Đông... Từ đó hun đúc thêm tinh thần yêu nước, bằng những hành động cụ thể.
Thời gian qua, truyền thông trong nước cũng như thế giới đã phản ánh sâu rộng vấn đề biển Đông trên nhiều phương diện. Nhà nước Việt Nam cần thông tin cụ thể, những gì đã và sẽ làm để người dân hiểu rõ hơn, cùng sẻ chia và hiến kế cho đất nước với mục tiêu bảo vệ Tổ quốc. Giới trẻ Việt Nam cần tổ chức nhiều buổi giao lưu, tọa đàm, trao đổi mang tính khoa học về lịch sử, về biển Đông... Từ đó hun đúc thêm tinh thần yêu nước, bằng những hành động cụ thể.
Xuân Hoài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét