PGS,TS Đàm Đức
Vượng
Trên các trang
mạng, ngày 14-3-2018, ông Nguyễn Khắc Mai tung lên bài viết: “ĐCSVN không thuộc
Kinh thánh của mình”.
Mở đầu bài
viết, ông Nguyễn Khắc Mai cho rằng, hai chữ “cộng sản” trong “Tuyên ngôn của ĐCS”
là dịch sai cả trăm năm nay vẫn chưa đính chính. Theo ông Mai, phải dịch nó là
“chủ nghĩa cộng đồng” chứ không thể dịch nó là “chủ nghĩa cộng sản” được. Về
vấn đề này, không phải bây giờ ông mới nói ra lần đầu tiên, mà trước đó, đã có
người nói ra. Nay ông bắt chước người đó nói lại mà thôi. Tranh luận ngôn ngữ
nước ngoài để dịch sang tiếng Việt, thường rất phức tạp. Nhiều cuốn sách nước
ngoài, đều viết là “communism” (chủ nghĩa cộng sản), chứ không viết
“communityism” (chủ nghĩa cộng đồng).
Nhưng cái tệ
hại nhất là trong bài “ĐCSVN không thuộc kinh thánh của mình”, ông Mai viết:
“Cái gọi là CN M-Ln cũng đã phá sản cả về lý thuyết lẫn thực tiễn”. Ông còn
viết: “Không phải ngẫu nhiên mà nhiều trí thức ở nước ta nhận xét rằng, trong
xã hội VN hiện nay đầy rẫy những thiết chế kiểu phong kiến rất lỗi thời. Ông
Nguyễn Văn An, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cũng từng nói Bộ Chính trị là vua tập
thể. Có người bình luận vui là trong “chế độ làm chủ tập thể” tất sinh ra vua
tập thể”, v.v. và v.v..
Ở đây, phải
nói ngay rằng, CN M-L không phá sản cả về lỹ thuyết lẫn thực tiễn, mà nó đang
chờ thời để phát triển lên. Nói đúng hơn, nó đang ở vào giai đoạn củng cố để
chờ thời cơ phát triển. Nó không phá sản cả về lý thuyết lẫn thực tiễn, bởi lẽ,
nó là cách mạng và khoa học, mà một khi đã là cách mạng và khoa học, thì sự bền
vững của nó là chắc chắn. Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở châu Âu năm
1991, không thể đổ lỗi cho CN M-L. Có chăng, những người đứng đầu các nước XHCN
ở Liên Xô và châu Âu lúc ấy đã vận dụng không sáng tạo CN M-L vào hoàn cảnh cụ
thể nước mình để đề ra đường lối đúng và phù hợp. Ở đây, cần phải nhớ câu nói
của Ph.Ăngghen: “Học thuyết của chúng tôi không phải là giáo điều mà là kim chỉ
nam cho hành động”.
Chủ nghĩa Mác
ra đời vào những năm 40 thế kỷ XIX, do những nhu cầu của sự phát triển xã hội,
biểu lộ những mặt hạn chế của toàn bộ hệ thống bóc lột; sự thức tỉnh của giai
cấp công nhân với ý thức chính trị đang chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu
tranh tự giác; những phát minh vĩ đại của khoa học tự nhiên; trình độ nghiên
cứu của khoa học xã hội và lịch sử, tất cả những cái đó đặt ra cho tư tưởng xã
hội một nhiệm vụ xây dựng một lý luận mới, khoa học. Đó là sự ra đời của chủ
nghĩa Mác. C.Mác và Ph.Ăngghen đã giải quyết nhiệm vụ lịch sử này. Người kế tục
sự nghiệp lý luận khoa học và cách mạng của C.Mác và Ph. Ăngghen là V.I.Lênin.
Các tư tưởng của CN M-L đã hình thành và phát triển trong điều kiện của chủ
nghĩa tư bản nắm độc quyền về kinh tế, các phương tiện giáo dục và hoạt động
khoa học.
Cuối thế kỷ
XIX, đầu thế ký XX, V.I.Lênin đã bảo vệ chủ nghĩa Mác, ra sức chống trả có hiệu
quả sự tấn công trên mặt trận tư tưởng lý luận, khi chủ nghĩa tư bản bước sang
chủ nghĩa đế quốc. Đây cũng là thời điểm hình hành chủ nghĩa xã hội khoa học
trên thực tế khi Cách mạng tháng Mười Nga do V.I.Lênin khởi xướng và lãnh đạo
thành công vào năm 1917. V.I.Lênin đã tổng kết về mặt lý luận các thành tựu mới
nhất của khoa học xã hội, khoa học chính
trị và rút ra những kinh nghiệm của cuộc đấu tranh giai cấp, đã nâng lý luận
mácxít lên một trình độ phát triển mới về chất, nhằm giải phóng giai giai cấp,
giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Những kết quả này
đã dẫn đến việc hình thành CN M-L là bước ngoặt cách mạng trong lịch sử tư
tưởng xã hội. Đồng thời, CN M-L chính là sự tiếp tục và phát triển những thành
tựu tư tưởng xã hội trong lĩnh vực triết học, kinh tế chính trị học và chủ
nghĩa xã hội khoa học, làm phong phú các khoa học xã hội khác bằng những tư
tưởng mới. Về triết học, có chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử. Về kinh tế chính trị học, có học thuyết về giá trị thặng dư và bóc lột
thặng dư; chế độ sở hữu tư liệu sản xuất; về một nền đại công nghiệp phát triển
theo định hướng XHCN; về mối tương quan giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản
xuất; chính sách kinh tế mới. Về chủ nghĩa xã hội khoa học, có sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân, trở thành hệ tư tưởng của giai cấp công nhân; sự chuyển
biến từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội; vấn đề chuyên chính vô sản;
đảng chính trị, ĐCS, đảng công nhân; dân chủ XHCN; những nguyên tắc cơ bản của
chủ nghĩa xã hội; cơ cấu xã hội dưới chế độ XHCN và phân phối dưới chế độ XHCN;
chủ nghĩa quốc tế vô sản và vấn đề thời đại mới.
Mỗi bộ phận
cấu thành CN M-L lại chia ra thành nhiều bộ phận các môn độc lập. Một loạt
những tư tưởng chính thống có tính chất chỉ đạo đã xuyên qua tất cả các bộ phận
cấu thành của CN M-L. Trong số những hệ tư tưởng này, có chủ nghĩa duy vật nâng
cao, tức là quan điểm duy vật đối với mọi hiện tượng của hiện thực (kể cả đối
với xã hội) là phương pháp biện chứng để nhận thức các hiện tượng đó. CN M-L
thể hiện tính phê phán, tính sáng tạo, tính phát triển. Với tư cách là học
thuyết cách mạng và khoa học, CN M-L đối lập với chủ nghĩa cải lương.
CN M-L trưởng
thành trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội dưới mọi màu sắc. Chủ nghĩa
cơ hội che đậy sự ra đời của CN M-L bằng việc công nhận nó trên lời nói, bằng
những lời kêu gọi “phát triển” nó bằng cách vứt bỏ những nguyên lý chủ yếu của CN
M-L.
Chủ nghĩa Mác
(CN M-L) đã trải qua một chặng đường phát triển lâu dài hơn một nửa thế kỷ
rưỡi. Thời kỳ thứ nhất (1848-1917):
Đánh dấu sự hình thành và trưởng thành của giai cấp công nhân ở các nước phát
triển, thời kỳ có sự kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công
nhân. Thời kỳ thứ hai (1917- 1991): Lý
luận của chủ nghĩa xã hội khoa học được kiểm nghiệm trên thực tế bằng cuộc Cách
mạng XHCN tháng Mười Nga gắn liền với cách mạng giải phóng dân tộc ở nhiều nước
và sự ra đời của một loạt nước XHCN ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ. Thời kỳ thứ ba: Chủ nghĩa xã hội ở Liên
Xô và các nước XHCN ở châu Âu sụp đổ, nhưng chủ nghĩa xã hội ở một số nước châu
Á và châu Mỹ vẫn đứng vững và phát triển (1991- đến nay).
Trong điều
kiện ngày nay, ở các nước XHCN như VN, TQ, việc tiếp tục phát triển sáng tạo lý
luận Mác - Lênin, cũng như nghiên cứu những vấn đề chính trị - xã hội và lý
luận - tư tưởng trong việc quản lý xã hội một cách khoa học, vấn đề lý luận
trong công tác tư tưởng có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc áp dụng lý
luận Mác - Lênin trong tình hình hiện nay của mỗi ĐCS và mỗi nước phải trên cơ
sở vận dụng sáng tạo và phát triển. Nếu không vận dụng sáng tạo và phát triển,
lý luận Mác - Lênin rất khó đứng vững được ở nước đó. Việc làm cho những luận
điểm này hay những luận điểm khác phù hợp với những điều kiện đã thay đổi, với
những dữ kiện mới nhất mà các khoa học khác đã đạt được, bảo đảm khả năng phát
triển hơn nữa lý luận Mác - Lênin và duy trì nó với tư cách là khoa học, nhìn
thấy trước được tương lai và tiếp tục mở đường đẻ đi đến đó. Sức mạnh của CN
M-L là không ngừng phát triển sáng tạo
với phương pháp tiếp cận và nghiên cứu. Lý luận Mác - Lênin đã đem lại cho nhân
dân lao động sự giải phóng, giúp con người một phương hướng hành động đúng, xây
dựng niềm tin về mặt tư tưởng, kiên định về mặt chính trị, tính nguyên tắc,
tính nhân đạo, tính khoa học và cách mạng sâu sắc.
CN M-L là một
học thuyết mang tính quốc tế, phạm vi phổ biến lý luận Mác - Lênin là toàn thế
giới, các luận điểm mang ý nghĩa phổ biến, nhưng không thể áp dụng một cách mý
móc ở bất cứ nước nào và trong khi áp dụng lý luận Mác - Lênin phải tính kỹ các
đặc điểm lịch sử, dân tộc,…, phải phân tích hoàn cảnh cụ thể trong một quốc gia
cụ thể. Lý luận Mác - Lênin không khoan nhượng với bất kỳ chủ nghĩa giáo điều
và chủ nghĩa cải lương nào.
Có người nói rằng, chủ
nghĩa Mác ra đời từ thế kỷ XIX, đã trải qua hai thế kỷ, cho nên nay đã lạc hậu,
không còn thích hợp với thời đại mới. Vấn đề đặt ra ở đây không phải là thời
gian, mà là ý nghĩa khoa học và sức sống của nó. Khi sức sống cách mạng và khoa
học còn lan tỏa, thì thời gian càng thêm phong phú.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét