PGS,TS Đàm Đức
Vượng
Gần đây, trên một số trang mạng, các phần tử bất đồng
chính kiến lại gào to thét lớn, phủ nhận sạch trơn vai trò của Nhà nước pháp
quyền XHCN VN NNPQXHCNVN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Họ nói rằng,
khái niệm “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” là của Tổng thống Mỹ A.
Lincôn nói ra lần đầu tiên, chứ không phải của người VN; đồng thời, không thể
có chuyện đem nhà nước pháp quyền + với chế độ XHCN = NNPQXHCNVN của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân. Đúng là câu: “Nhà nước Cộng hòa là Nhà nước của dân,
do dân, vì dân” là do Tổng thống Mỹ A.Lincon nói ra lần đầu tiên trong nhiệm kỳ
1861-1865 của ông tại Mỹ. VN có truyền thống văn minh tiếp thu những tinh hoa
chính trị, văn hóa của nhân loại, đó là đức tính tốt đẹp của người VN, một việc
làm đáng khuyến khích và đáng trân trọng. Cũng không có chuyện đem + nhà nước
pháp quyền + XHCN = NNPQXHCNVN. Ở đây, không có phép tính cộng, mà cách nhìn
nhận đúng đắn trong cả hệ thống của nó: NNPQXHCNVN là nhà nước của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân. Chỉ có hiểu như thế mới thấy rõ tính chất chính trị của NNPQXHCNVN.
Mọi sự hiểu khác đi đều là méo mó.
Trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã trích một câu trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ và trích câu
trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791, với ý
nghĩa là tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, trong những quyền ấy có quyền
được sống, quyền tự do, quyền bình đẳng và quyền mưu cầu hạnh phúc, mang ý
nghĩa nhân văn sâu sắc.
Thuật ngữ “nhà nước pháp quyền” (the state rule of law)
do các chuyên gia hiến pháp và luật pháp người Đức và người Áo nêu ra lần đầu
tiên vào thế ký XIX. Từ đấy, thuật ngữ này được áp dụng tại mọt số nước theo
một tiêu chí như một chế độ nhà nước, đồng thời, nó có thể so sánh với được với
quá trình phát triển khái niệm “nhân quyền”. Những người nêu khái niệm “nhà
nước pháp quyền”, họ không tính đến đến yếu tố chế độ chính trị và yếu tố giai
cấp, mà chỉ dựa trên công lý và luật pháp. Khi nói đến “nhà nước” là nói đến
một tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan chuyên chính của một giai cấp nắm quyền
thống trị về kinh tế. Khi nói đến “pháp quyền” là nói đến hệ thống pháp luật
tiêu biểu cho quyền lực của một nhà nước, cho bản chất của chế độ đó. Có nhà
nghiên cứu cho rằng, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước, mà là
một hình thức phân công và tổ chức quyền lực nhà nước. Ý kiến này, cần được
nghiên cứu thêm, bởi lẽ, tuy không phải là một kiểu nhà nước, nhưng nó lại theo
một hệ thống nhà nước, như nằm trong hệ thống của nhà nước đó, chẳng hạn, trong
hệ thống của nước CH XHCN VN. Đây là vấn đề nhạy cảm chính trị, cần phân biệt
cho rõ, nếu không nó sẽ xảy ra tình trạng “nhập nhằng” giữa nhà nước pháp quyền
với các nhà nước khác.
“Bách khoa toàn thư mở Wikipedia” cho rằng, nhà nước pháp
quyền với định nghĩa căn bản là “không có ai ở trên luật hay ngoài luật mà mọi
người phải tuân theo pháp luật”. “Có lẽ ứng dụng quan trọng nhất của pháp quyền
là nguyên tắc, rằng, chính quyền chỉ thực thi quyền hành một cách hợp pháp theo
các luật được soạn thảo ra và phát hành rộng rài. Những luật đó được thông qua
và thực thi theo đúng các bước gọi là thủ tục pháp lý”. (Trích dẫn trong
Website của “Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia, mục từ “Pháp quyền). Định nghĩa
này, tôi thấy hơi hẹp, vì nó chi tập trung vào luật, chung quanh vấn đề luật,
mà không tính đến vấn đề nhà nước và yếu tố dân chủ, yếu tố quản lý của nhà
nước pháp quyền đó.
Đến nay, trong lịch sử loài người đã trải qua bốn kiểu
nhà nước, đó là nhà nước chiếm hữu nô lệ; nhà nước phong kiến; nhà nước tư sản
(tư bản); nhà nước XHCN, trong đó có ba kiểu bóc lột chủ yếu là nhà nước chiếm
hữu nô lệ; nhà nước phong kiến; nhà nước tư bản (tư sản). Xã hội nguyên thủy
chưa có nhà nước. Nhà nước XHCN là một kiểu nhà nước mới, nhà nước dân chủ theo
kiểu mới, khẳng định nhân dân là chủ thể của xã hội. Nhà nước XHCN là thủ tiêu
chế độ người bóc lột người, XD một xã hội do nhân dân lao động làm chủ. ĐCSVN
là lực lượng lãnh đạo nhà nước XHCN.
Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã bắt đầu để ý nghiên
cứu về nhà nước pháp quyền. Tại Cộng hòa Liên bang Đức, Chính phủ đã bắt đầu
nghiên cứu một dự án về nhà nước pháp quyền. Có điều là ở châu Âu, nới phát
sinh khái niệm “nhà nước pháp quyền” cũng không (hoặc chưa) xác định được những
tiêu chí chung của một nhà nước pháp quyền, mà tùy theo mỗi nước mà xác định
cho phù hợp với đặc điểm của hiến pháp của nước đó. Một số nhà khoa học trên
thế giới cho rằng, không cần phải theo mô hình nhà nước pháp quyền của châu Âu
hay châu Á, mà nên theo mô hình của nhà nước mình, phù hợp với nước mình. Vấn
đề đặt ra là phải bảo đảm quyền cơ bản của con người. Vì vậy, cho đến nay, vẫn
chưa có những tiêu chí chung cho một nhà nước pháp quyền.
Tuy nhiên, gần đây, ông Bery Hagơ (Baary Hager) thuộc
Trung tâm Mansfield về các vấn đề Thái Bình Dương đã đưa ra một số vấn đề có
tính nguyên tắc của một nhà nước pháp quyền:
Một là, khi cơ quan luật pháp
thông qua một đạo luật, công dân phải có quyền xem xét tính hợp hiến của đạo
luật đó. Hai là, khi cơ quan hành pháp tiến hành khởi kiện, công dân được
quyền xem xét tính hợp hiến và hợp pháp của vụ kiện đó. Ba là, khi cơ quan tư pháp tiến hành khởi kiện, công dân có quyền
kháng cáo đối với vụ kiện đó. Nếu kháng cáo đã được xem xét kỹ đến cấp tư pháp
cao nhất, thì cần có một cơ chế nào đó để XD một đạo luật mới thay thế đạo luật
hiện hành theo cách hiểu và thực thi của các tòa án1. Những vấn đề
mà ông Bery Hagơ nêu lên đều nhằm vào quyền và trách nhiệm của công dân đối với
vấn đề lập pháp, hành pháp, tư pháp trong nhà nước pháp quyền. Ông coi đó là
quyền cơ bản của con người trong nhà nước pháp quyền. Vì vậy, xu hướng nghiên
cứu của ông về nhà nước pháp quyền là thiên về quyền công dân.
Giáo sư, Tiến
sĩ D.C Umbach cho rằng, ý nghĩa, nội dung của nhà nước pháp quyền là nhà nước
bảo vệ công lý. Ông đã đưa ra cách tiếp cận để nghiên cứu về nhà nước pháp
quyền: Thứ nhất, xác định nền công lý
thực tại. Nền công lý thực tại chỉ có thể được xác định trên nguyên tắc “không
trừng phạt khi không có tội” và “trừng phạt phải phù hợp với tội trạng”. Thứ hai, áp dụng luật pháp thống nhất,
bắt buộc tính ổn định của pháp luật. Thứ
ba, xác định một cách có giới hạn sự áp đặt của nhà nước pháp quyền thông
qua việc bảo đảm các quyền cơ bản, thỏa thuận ràng buộc bới nguyên tắc tương
xứng và phân chia quyền lực.
Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của nhà nước
pháp quyền là phải xác định được tính hạn chế đối với quyền lực của chính nhà
nước đó, ít nhất là phải đạt được một giới hạn đủ để tránh lạm dụng quyền
lực mà một số cơ quan lập pháp, hành
pháp, tư pháp đã vi phạm.
D.C. Umbách đưa ra những nguyên tắc pháp quyền: Một là, hiến pháp phải quy định cụ thể
về việc ban hành một đạo luật và về ưu thế của các văn bản luật pháp, tức là
mọi quyền lực nhà nước đều thuộc sự điều chỉnh của luật pháp và nguyên tắc phân
chia quyền lực trên tinh thần của hiến pháp, luật pháp và các văn bản pháp quy.
Trong trường hợp này, các biện pháp riêng của nhà nước không được vi phạm các
quy định của luật pháp, các quy định luật pháp không được vi phạm các quy định
của hiến pháp. Hai là, bảo vệ quyền
tự do cá nhân của mỗi người thông qua các quyền dân sự và quyền cơ bản, bảo vệ
hiệu lực của pháp luật bằng tính độc lập của ngành tư pháp. Ba là, bảo vệ tôn trọng hiến pháp và
luật pháp bằng việc XD một ngành tư pháp độc lập và bằng việc bảo đảm một số
quyền xét xử cơ bản như quyền được xét xử theo pháp luật và quyền được xét xử
công bằng. Bốn là, cần có sự minh
bạch của pháp lý và sự rõ ràng về phân chia quyền lực.
Vấn đề phân chia quyền lực của nhà nước pháp quyền cũng
được đặt ra và nghiên cứu. Nhiều nước hiện nay vẫn đang áp dụng mô hình “tam
quyền phân lập”, bảo đảm cho các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp hoạt động
riêng biệt và không nhất thiết phải có sự ăn khớp với nhau. Vì vậy, sẽ là không
đúng nếu phủ định sạch trơn học thuyết “tam quyền phân lập” của Montesquieu.
Tuy nhiên, khi nhà nước tư sản thực hiện “tam quyền phân lập” cũng đã gặp phải
những trở ngại nhất định. Vì vậy, “tam quyền phân lập” không phải là giá trị
tối thượng.
Nhà nước pháp quyền phải là một nhà nước có hiến pháp rõ
ràng và khung pháp lý phải được XD trên cơ sở khoa học chắc chắn. Hiến pháp và
luật pháp phải được xác định bới sự bảo đảm không cho phép các nhà cầm quyền
hành xử chuyên quyền tùy tiện và thất thường, đồng thời, có thể kiểm soát được
sự tôn trọng luật pháp.
Đấy, sự thật nghiên cứu về nhà nước pháp quyền cũng mới
chỉ có ngần ấy, mà các nhà bất đồng chính kiến đã vội vã phủ nhận vai trò của NNPQXHCNVN,
làm rùm beng lên vấn đề về NNPQXHCNVN là không hợp pháp.
Vấn đề NNPQXHCNVN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
(The socialist legal state of Vietnam
of the people, by the people, for the people) cũng bắt đầu được nghiên cứu.
Công trình của Nhóm 4 thuộc “Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn
qua 20 năm đổi mới (1986-2006)” là một công trình nghiên cứu khá toàn diện về XD
nhà nước pháp quyền và NNPQXHCNVN. Vấn đề chốt lại của kết quả nghiên cứu về
nhà nước pháp quyền là quyền cơ bản của con người phải được bảo vệ đến cùng.
Tại VN, thuật ngữ “XD nhà nước pháp quyền của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân”2 xuất hiện lần đầu trong Văn kiện Hội nghị
đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, họp tháng 1-1994. Hội nghị Trung
ương 8, khóa VII (tháng 1-1995) tiếp tục đặt vấn đề “XD Nhà nước pháp quyền VN
quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời, coi trọng giáo dục, , nâng cao đạo
đức XHCN”3. Văn kiện Đại hội VIII (năm 1996) của Đảng nhấn mạnh:
“Tăng cường pháp chế XHCN, XD Nhà nước pháp quyền VN. Quản lý xã hội bằng pháp
luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức”4. Nghị quyết HNTW3,
khóa VIII (tháng 6-1997), về tiếp tục XD Nhà nước CHXHCN VN trong sạch, vững
mạnh, có một nhận định quan trọng về NNPQXHCNVN trong thời kỳ đổi mới là Đảng
đã từng bước phát triển hệ thống quan điểm, nguyên tắc cơ bản về XD NNPQXHCNVN
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đại hội IX (năm 2001), đặt vấn đề tiếp
tục XD NNPQXHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Như vậy, xác định XD NNPQXHCN là cả một quá trình, từng
bước hoàn thiện, cho nên NQHNTW9, khóa IX (tháng 1-2004) của Đảng đã khẳng
định: “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, XD NNPQXHCN, phát huy
dân chủ, tăng cường kỷ cương, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tốc”5.
Đó là một hệ thống quan điểm của Đảng về XD NNPQXHCN. Có
thể nói, đây là một vấn đề rất mới ở VN, cho nên nghị quyết của Đảng cũng mới
chỉ phác thảo ra những hướng chung nhất về XD NNPQXHCN. Vấn đề đặt ra hiện nay
là phải XD được một hệ thống lý luận về NNPQXHCN.
Chủ trương XD NNPQXHCNVN là sự thừa nhận và khẳng định
Nhà nước pháp quyền là tất yếu lịch sử. Nó không chỉ là sản phẩm riêng của một
chủ nghĩa riêng biệt, mà là tinh hoa, sản phẩm trí tuệ của xã hội loài người,
của nền văn minh nhân loại.
Điểm xuất phát để XD NNPQXHCNVN là nhằm XD chế độ XHCN
với mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, XD một xã hội mà trong đó được xử lý
bằng mối quan hệ giữa dân chủ XHCN và luật pháp của Nhà nước.
NNPQXHCNVN vừa có giá trị phổ biến của một nhà nước pháp
quyền nói chung, vừa phải thể hiện được những đặc trưng, bản chất, bản sắc của
dân tộc VN, con người VN.
Cơ sở kinh tế của NNPQXHCNVN là nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN!
Cơ sở chính trị của NNPQXHCNVN là nền dân chủ XHCN!
Cơ sở xã hội của NNPQXHCNVN là khối đại đoàn kết toàn dân
tộc!
Mọi luận điệu xuyên tạc về NNPQXHCNVN là phản bội lại lợi
ích của nhân dân VN!
------
1.
Dẫn theo GS,TS D.C. Umbach: Nghiên cứu so
sánh về quá trình XD pháp quyền ở Đông Nam Á. Kỷ yếu Hội thảo, tài liệu lưu
trữ tại Viện Khoa học, Bộ Tư pháp VN.
2.
ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn
quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII , Hà Nội, tháng 1-1994, tr. 13.
3.
ĐCSVN: Văn kiện Hội nghị lần thứ tám BCHTW
khóa VII, Nxb CTQG, HN, 1996, tr. 129.
4.
ĐCSVN: Văn kiện Đại hội ĐBTQ lần thứ tám,
Nxb CTQG, HN, 1996, tr. 129.
5. ĐCSVN: Văn
kiện Hội nghị lần thứ chín BCHTW khóa IX, Nxb CTQG, HN, 2004, tr. 79.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét