Nguyễn Minh Thắng
Tôi sinh
ra, lớn lên, từng sinh sống ở Việt Nam gần 30 năm và hiện nay cùng gia
đình định cư tại Pháp. Tôi không phải là một sử gia, nhưng lại thích tìm hiểu lịch
sử, đặc biệt là lịch sử Việt Nam
với thâm tâm đi tìm lời giải cho câu hỏi: tại sao Việt Nam đánh thắng
các thế lực ngoại xâm giàu mạnh hơn rất nhiều lần nhưng lại bước chậm trong thời
kỳ hội nhập? Để có cái nhìn đa chiều, khách quan hơn, tôi không chỉ đọc chính sử
do các sử gia Việt Nam viết và lưu hành tại Việt Nam, mà còn mất công sức tìm
cách liên hệ với khá nhiều sử gia người Việt Nam sinh sống ở Việt Nam và một số
tác giả người Việt sinh sống ở nước ngoài. Đồng thời, tôi có liên hệ với một số
nhà sử học tư sản, tróng đó có hai người Nhật Bản là giảng viên lịch sử ở Đại học
Tôkiô có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu lịch sử Việt Nam cận hiện đại và một người
Mỹ giảng dạy tại trường Princeton University (Mỹ) có nhiều năm nghiên cứu về lịch
sử Việt Nam và quan hệ Việt - Mỹ. Bởi vậy, tôi có điều kiện nắm bắt được thông
tin khá đa chiều về lịch sử Việt Nam.
Gần đây, tôi đọc bài “Chuyện cờ đỏ và Sử nước Nam” của tác giả Bảo Giang (Danlambao) có nhiều thông tin khá thú vị. Với
bài viết dài, phản ánh nhiều sự kiện lịch sử, trong đó có nhiều tư liệu quý,
cho thấy tác giả rất công phu sưu tầm tư liệu để cung cấp thêm cho bạn đọc những
thông tin, tri thức có tính chất chuyên sâu. Tôi rất tâm đắc với quan điểm của
tác giả Bảo Giang rằng: “Sử không phải là những
bài viết sau khi nhận tiền, nhận chức quan của nhà cầm quyền để viết theo ý của họ”. Đã viết sử thì phải
lấy tư cách của một sử
gia chứ không phải vì động cơ khác, thì sử mới là sử được. Trong bài viết ấy, Bảo Giang có
đưa ra câu chuyện viết sử thời Chiến quốc ở Trung Hoa, quan
đại phu nước Tề là Thôi Trữ giết chết Tề Trang Công nhưng lại chỉ đạo buộc sử
gia phải viết là chết do bị sốt rét để che giấu
sự thật. Các sử gia nhất quyết không làm như
vậy mặc dù đều lần lượt bị chém đầu. nhưng chem. Người này thì lại có người khác kiên nhất quyết như vậy nên
Thôi Trữ đành chịu thua.
Nhìn
chung, tôi rất thích đọc bài viết của tác giả, nhưng có mấy chỗ tôi đang
băn khoăn, không biết tác giả Bảo Giang nhầm
lẫn hay cố tình viết chưa chính xác;
hay là do tôi đọc
chưa nhiều, nhận thức chưa đến nơi,
nên xin
mạn phép trao đổi với tác giả và bạn đọc mấy ý như
sau:
1) Hình như tác giả kết luận hơi vội, có tính quy chụp (nếu
không nói là vơ đũa cả nắm), lấy cái hiện tượng đơn lẻ để khái quát làm cái tổng
thể. Ví dụ, tác giả viết: “ở Việt Nam dưới thời cộng sản…, không có thẻ đảng,
không có tiền của đảng để ăn nhậu, phè phỡn hay cho con đi du học ở các nước tư
bản (ngoại quốc) thì không thành sử gia Việt cộng”. Tác giả quên
mất rằng, trong bộ môn Lịch sử sử học đã chỉ cho chúng ta
thấy, trong quá trình ra
đời, phát triển của sử học, có nhiều quan điểm và nền sử học khác nhau.
Vì vậy, họ viết sử và giải thích lịch sử không hoàn toàn giống nhau. Muốn hiểu
rõ lịch sử phải đặt sự
kiện ở chiều lịch đại và đồng đại. Người đọc không được ép buộc tất cả các nhà
sử học đều cùng chung đánh giá về một sự kiện.
2) Tôi nghĩ, nếu yêu cầu viết sử một cách khách
quan, thì tác giả không nên dùng câu từ không hay ho cho lắm (nếu không nói là thô
tục), kiểu như này: “Tập
đoàn Việt cộng với những Nguyễn Đừc Cường,… chủ biên tập 12 và bầy dơi đêm của
bộ sử này lơ láo”, “xem ra, đây là những kẻ có thừa chữ để lừa đời, gạt người
dưới ngọn cờ đỏ. Họ chỉ thiếu có một chữ Tâm của con người.
Sự thiếu này biến hình nhân của họ tương cận với giống, loài dơi đêm dơ bẩn hơn là kẻ có bản lãnh
của người”, “liệu đây có
phải là một câu kết luận của một kẻ vô học thức, hay bất lương?”, “chẳng lẽ là bọn viết mướn, bọn chỉ tay
vào con gà, mồm bảo là con vịt theo ý đàng CSVN để lừa đời, dối người?”, “những
kẻ theo chủ nghĩa Vô gia đình, Vô tổ quốc, Vô tôn giáo thì biết gì về
chữ nhân bản làm người
mà viết sử cho dân tộc này!”. “Rồi hỏi xem, tập thể lãnh
đạo ở miền nam, từ TT Diệm
đến TT Thiệu có mang hình tích của một bọn thổ phỉ cướp đường, cướp chợ như tập đoàn
HCM ở ngoài bắc VN hay không?”.
3) Trong khi tác giả đề cao sự khách quan khi viết sử, nào là
“nguyên tắc đầu tiên của một người viết sử phải biết, phải hiểu là phải giữ lấy
Sự Thật và Liêm Chính”, “Sử được viết ra là vì xã hội chứ
không vì cá nhân hay vì tổ chức, chính quyền”, “người viết sử thường là người am tường
cuộc sống trong xã hội, biết về thời cuộc”…, nhưng tôi cảm nhận chính một số sự kiện
tác giả nêu trong bài viết lại chưa chính xác, chưa đúng sự thật (nếu không nói
là áp đặt, xuyên tạc). Ví dụ, tác giả viết: “Nói thẳng nói thật. Một đứa trẻ còn
cởi truồng ở miền bắc cũng biết rõ, Việt Nam Cộng Hòa là nối tiếp của Quốc gia
VN... Chính thể này là đại
diện cho Việt Nam
trong hội nghị Geneve 1954, nhưng họ đã từ chối ký tên
vào bản văn chia đôi đất
nước do Việt Minh đòi hỏi”.
Theo tôi, khi nói đến sự kiện ấy, tác giả cần đặt trong dòng
chảy lịch sử Việt Nam
là một đất nước thống nhất,
độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Chỉ cần tính từ thời Tây Sơn, sau khi giải quyết xong sự
chia cắt Bắc - Nam, đánh đổi quân Xiêm ở phía Nam, đánh đuổi quân Thanh ở phía
Bắc, tạo nên một đất nước thống nhất, Nguyễn Huệ lên ngôi vua của một nước thống
nhất từ Bắc vào Nam. Sau đó, đến nhà Nguyễn mở mang,
củng cố thêm bờ cõi, tạo dựng một quốc gia thống nhất. Chỉ đến khi thực dân Pháp xâm lược từ
1858, đất nước mới có chia thành ba kỳ, quyền hành của nhà Nguyễn bị hạn chế. Đến
năm 1945, cách mạng thành công, chính phủ Hồ Chí Minh tạo dựng một đất nước thống
nhất. Sau đó, bọ thực dân Pháp, có sự nâng đỡ của các đế quốc, đặc biệt là Mỹ,
nên đã quay lại xâm lược Việt Nam.
Toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã làm nên chiến
thắng năm 1954 vẫn là thực
hiện ý nguyện một nước thống nhất. Nhưng do lúc bấy giờ các thế lực đế quốc đã
dựng lên những tên tay sai trong nước để thực hiện âm mưu chia chắt Việt Nam, trong đó
có Mỹ, mà chính quyền Ngô Đình Diệm là con đẻ có Mỹ dung dưỡng, viện trợ. Vì
chưa thực hiện được ý
nguyện thống nhất đất nước mà trước đây cha ông đã làm, nên Đảng Cộng sản mới tiếp tục lãnh
đạo thực hiện sứ mệnh
cao cả đó. Tôi cho rằng, đây là việc làm chính nghĩa, còn
ai đi ngược lại ý nguyện
chung đó đều là hi nghĩa, đều không gọi là chính thống mà chỉ có thể gọi là ngụy.
4) Nếu tác giả hướng tới tính khách quan của lịch sử, thì
không thể viết trong bài của mình một số đoạn không đúng về thanh danh Hồ Chí
Minh. Tôi nghĩ, tác giả không nên viết kiểu như này: Bản thân Hồ chí Minh, đã
lạm dụng lòng yêu nước của
người Việt Nam
trong cuộc chiến chống ngoại xâm. Y đã lừa đảo, đưa Tầu vào VN để mở cuộc tiến
công vào Điện biên Phủ. Sau khi có chiến thắng, Y đã
phản bội máu xương của
dân tộc Việt Nam, rước Tàu vào và xây cái gọi là XHCN, rồi dựng đế chế cộng sản
Tàu trên miến bắc. Kế đến, tiếp nhận súng đạn của Tàu để tiến công vào nam, gây
cuộc chiến tranh 20 năm với ý đồ “đánh Mỹ, Ngụy”!
Tôi cho rằng, viết như vậy, chứng tỏ tác giả Bảo
Giang chưa hiểu
về lịch sử dân tộc. Nếu
chỉ có người dân Việt Nam
theo Cộng sản ca ngợi Hồ Chí Minh thì có thể nói đó là tự người Việt Nam tâng bốc. Nhưng rõ
ràng, ai cũng biết, Hồ
Chí Minh được nhân loại có lương tri trên thế giới thừa nhận, mến mộ, học tập.
Hồ Chí Minh đã hy sinh suốt cuộc đời, không tư lợi, chỉ một lòng cứu nước, cứu dân, sao lại nói
là “lạm dụng lòng yêu nước
của người Việt Nam”?
Trung Quốc có lòng giúp đỡ
cuộc kháng chiến chống Pháp để Việt Nam giành độc lập dân tộc là điều
đáng cảm tạ. Sau chiến thắng ấy, Việt Nam xây dựng CNXH theo lý tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin đã
chọn từ những năm 20 của thế kỷ XX, làm cho nhân dân
no đủ, chứ liên quan gì đến nước Tàu. Cũng cần phải chỉ rõ là, Đảng Cộng sản Việt Nam không bao giờ
muốn và cũng không dại gì thích chiến tranh cả, ngược lại, rất muốn
có hòa bình để xây dựng
đất nước. Nhưng vì đế quốc và tay sai phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện âm mưu chia cắt
vĩnh viễn đất nước Việt Nam làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau,
nên Đảng cộng sản, Hồ Chí Minh mới phải chấp nhận chiến tranh để giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước. Nếu là người am hiểu lịch sử, biết trân trọng giá trị
mà tổ tiên đã gây dựng thì chắc hẳn sẽ hiểu rõ điều đó.
Để kết thúc bài viết này, tôi muốn gửi đến tác
giả Bảo Giang và bạn đọc
một thông điệp mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra, có lẽ chúng ta đều phải học là:
“không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết”, “chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ,
chớ nói, chớ viết”, “khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói,
chớ viết càn”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét