Trong những ngày vừa qua, chuyến thăm Pháp của Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng đã nhận được nhiều bình luận- đánh giá cao không chỉ trong báo giớ
“lề Đảng” trong nước mà còn từ báo chí ở nước ngoài, trong đó đặc biệt là báo
chí Pháp. Tờ Le Monde đăng bài của Tổng Trọng với hàng tít “Triển vọng tốt đẹp
của quan hệ Việt-Pháp”; Tờ Les Echos đưa tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp
và hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, với “mục tiêu hàng đầu là thúc
đẩy hợp tác kinh tế, nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Pháp và VN - một trong
những nước năng động nhất ở châu Á”; Tở l'Humanite, cơ quan ngôn luận của Đảng CS
Pháp, đã đăng bài phỏng vấn Trưởng ban Đối ngoại trung ương Hoàng Bình Quân và
các hoạt động của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Paris; Đài truyền hình BFMTV
cũng đã điểm các hợp đồng kinh tế được ký kết giữa Pháp và VN nhân chuyến thăm
của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thế nhưng, những “chiến sỹ” đấu trach cho “dân chủ’, “nhân quyền”
mạng VN lại cố ý dèm pha, thậm chí còn xuyên tạc, bóp méo nội dung “Tuyên bố
chung quan hệ Việt -Pháp” trong chuyến thăm Pháp của Tổng Trọng. Họ viết: “Pháp
đưa nhân quyền lên hàng đầu trong tuyên bố chung, liệu VN có thay đổi?” (RFA.
2018-03-29).
Nguyễn Quang A, nói: “Tôi nghĩ đó là điều đáng mừng về phía chính
phủ Pháp và tôi nghĩ chắc chắn nó sẽ có tác động nào đó đến cách hàng xử của
chính quyền VN. Bởi vì thực sự Hiệp định Tự do Thương mại song phương giữa VN
và EU tuy đã đàm phán xong rồi nhưng vẫn chưa được ký và năm 2018 là một năm
bản lề trong việc có ký hay thông qua được hay không…
Nguyễn Xuân Nghĩa một thành viên của “Hội Anh Em Dân Chủ” nói: “Chính
vì vậy khi ông Trọng sang Pháp, việc đầu tiên là sự đón tiếp long trọng đã
không có. Thứ hai, khi họ đưa vấn đề dân chủ nhân quyền lên hàng thứ hai, điều
đó chứng minh Liên minh châu Âu đã coi trọng nhân chủ nhân quyền và đã thấy
thực chất những tuyên bố của Nhà nước CSVN đối với dân chủ nhân quyền cho nhân
dân VN là hoàn toàn không có, hoàn toàn giả dối”.
Vậy chủ đề Nhân quyền trong Tuyên bố chung Việt - Pháp đặt ở vị
trí nào? Hà Nội liệu có thay đổi chính sách nhân quyền sau chuyến đi pháp của
Tổng Trọng không? Và quan hệ Việt -Pháp ngày nay dựa trên những nguyên tắc nào?
1-Trước
hết Tác giá bài bình luận này xin được có mấy nhận xét về vấn đề QCN trong
Tuyên ngôn Việt Pháp.
Là người thiếu tính kiên trì, tôi thật sự đã rất cố gắng mới đọc hết
được bản Tuyên bố chung này, vì nó quá dài. Người biên soạn quá tham, thiếu
tính khái quát…Nhận xét này có thể làm cho Hà Nội không hài lòng. Bản Tuyên bố
có đến 29 điểm.
Điểm thứ 2 ghi:“Hai bên tái khẳng định vai trò trung tâm của LHQ …Hai bên tái
khẳng định (1) coi trọng Hiến chương LHQ và (2) cam kết tôn trọng độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau. Hai bên nhất trí theo
đuổi nỗ lực chung nhằm (3)thúc đẩy sự phát triển của một thế giới đa cực và chủ
nghĩa đa phương dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, công bằng và hợp tác
trên tinh thần cùng có lợi. (4) Hai bên
nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và các
quyền tự do cơ bản phù hợp với mục đích và nguyên tắc của Hiến chương LHQ và
phù hợp với những cam kết quốc tế mà hai bên cùng tham gia ký kết, vì sự phát
triển của mỗi nước. (5) VN và Pháp nhắc lại sự coi trọng các mục tiêu và
nguyên tắc mà các cơ quan của LHQ theo đuổi, trong đó có tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa của LHQ”.
Như vậy Điểm thứ 2 có tới 5 ý (nội dung). Vấn đề NQ xếp ở vị trí
thứ 4. Thế nhưng các vị lại “cô đúc” tòan bộ nội dung Điểm thứ 2 chỉ vẻ ven có
vấn đề NQ. Thủ thuật chính trị của các vị gọi là gì, nếu không gọi đó là “thiếu
trung thực”, nói theo ngôn ngữ bình dân là “gian lận”, “lèo lá”. Chẳng lẽ đó
lại là nhân cách của các vị?
Về nội dung QCN ghi trong Tuyên ngôn cũng cần nói cụ thể thêm,
chắc chắn Hà Nội đã “biên tập” văn kiện này khá tinh tế trước khi hai bên thống
qua. Sau khi “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con
người…”, văn bản lại ghi thêm: “phù hợp
với mục đích và nguyên tắc của Hiến chương LHQ và …vì sự phát triển của mỗi
nước”. Điều này có nghĩa, việc tôn trọng và thúc đẩy QCN của VN và Pháp phải
phù hợp với Hiến chương LHQ, trong đó có nguyên tắc “. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn
trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc và áp dụng những biện
pháp phù hợp khác để củng cố hoà bình thế giới” (Chương I- Mục tiêu và Nguyên
tắc). Như vậy các vị phải hiểu rằng, việc
đưa vấn đề QCN vào Tuyên bố không có nghĩa Pháp lấy chuyên này để “gây sự” hoặc
để gây sức ép với Hà Nội!
Thứ hai, Hà Nội liệu có thay đổi chính sách nhân quyền sau chuyến đi pháp
của Tổng Trọng không?
Câu trả lời là vừa có, vừa không. Có là vì, với Hà Nội QCN
là một giá trị phát triển, Hà Nội đã có nhiều lần ghi nhân giá trị này, nhưng mối
lần đều mở rộng, đi sâu hơn, thường là đặt QCN vào chế độ xã hội và thể chế quốc
gia. Trong thời kyd trước đổi mới (1986) người dân tuy được ghi nhân các quyền
công dân, nhưng họ bị hạn chế không được làm kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản.
Thế nhưng Hiến pháp 2013, người dân có quyền lựa chọn bất cứ thành phần kinh tế
nào để làm ăn. Bản Hiến pháp này còn có hẳn một chương (Chương II) quy định về
“Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân” với đầy đủ các QCN phù hợp với
các công ước quốc tế về QCN.
Trong chương II, các nguyên tắc cơ bản về QCN cũng được ghi nhận.
Đó là “(1) Quy định về mối quan hệ giữa Nhà nước với
người dân, trong đó Nhà nước “có nghĩa vụ, người dân là chủ thể của quyền”; (2)
Đó là quy định hạn chế quyền (QCN có thể
bị hạn chế “vì lợi ích an ninh Quốc gia, trật tự xã hội”;(3) Đó là quy định “suy
luận vô tội”: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng
minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực
pháp luật.”.
Gần
đây, thể chế hóa nguyên tắc bình đẳng về quyền và suy luận vô tội, Tòa án Nhân
dân Tối cao đã ban hành Thông tư (số: 01/2017/TT
ngày 28 tháng 7 năm 2017 bắt đầu từ ngày 1/1/2018) về bố
trí phòng xử án mới. Theo đó, đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại tòa
và luật sư bào chữa được bố trí chỗ ngồi ngang hàng, thể hiện sự bình đẳng
trong tranh tụng. Vành móng ngựa cũng sẽ được loại bỏ và thay thế bằng “bục
khai báo”, phù hợp với nguyên tắc suy đoán vô tội. Chỉ duy nhất Hội đồng xét xử
ngồi phía trên với tư cách là trọng tài, xem xét lập luận của các bên để đưa ra
phán quyết.
Thứ ba, Quan hệ Việt - Pháp ngày nay dựa trên
những nguyên tắc nào?
Có lẽ các “chiến sỹ”
đấu tranh cho “dân chủ, nhân quyền VN” không biết hay cố tình né tránh chuyện
Tổng thống Pháp lại mời một người đứng đầu Đảng chính trị VN là không bình
thường?!
Thông thường về mặt
ngoại giao, việc mời của một nguyên thủ, người đứng đầu nhà nước khác thường là
chức vụ nhà nước, là nguyên thủ quốc gia. Với VN lẽ ra ông Emmanuel Macron phải
mời ông Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Người ta có thể suy ra, với Tổng thống
Pháp, thì người đứng đầu Nhà nước VN lại đồng thời là người đứng đầu Đảng cộng
sản VN.
Trở lại Tuyên bố
chung giữa hai nước do hai ông Nguyễn Phú Trọng và ông Macron ký: Tuyên bố có nhiều nội dung, tất cả
đều được đặt trong nguyên tắc:“Coi trọng Hiến chương LHQ và cam kết tôn trọng
độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau.” ( điểm
2). Nhiều nội dung Hà Nội quan tâm đã được đưa vào Tuyên bố như: “Hai bên cũng
khẳng định ủng hộ các nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc nhằm thực hiện đầy đủ và
hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ
Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC)…” ( điểm 7); “Hai bên tái khẳng định quyết
tâm tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, quốc
phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát
triển bền vững, …” ( điểm 9).
Như vậy là, những
thông tin, những “ý tưởng, sáng tạo” nhằm hạ thấp, “bới bèo ra bọ”, “dìm hàng”
của các nhà dân chủ nhân quyền mạng, về chuyến thăm CH Pháp của Tổng Trọng chẳng
đi đến đâu, trái lại đó chỉ là việc làm, tự vạch mặt mình, là những kẻ “ăn
cháo, đá bát”, chống lại lợi ích quốc gia, dân tộc.
Khổ
Qua (Sài Gòn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét