Tôi là người ít bàn về những chuyện không phải
là việc của mình, nhưng đúng là không nói không được vì có những chuyện ngang
tai, ngứa mắt. Trong cuộc sống còn nhiều điều phải lo toan. Vô lo vô nghĩ cũng
thấy mình có lỗi, cuộc sống nó xô đẩy con người phải làm như vậy. Nếu ai bảo rằng
tôi chẳng phải lo nghĩ gì cả thì không đúng với lương tâm chút nào, hóa ra mình
sống chỉ biết mình. Còn với tôi cuộc sống bây giờ cũng thảnh thơi, có điều kiện
dành thời gian tham gia sinh hoạt nhóm các cụ ở khu phố, cũng thấy vui đáo để
và sức khỏe có phần khá hơn trước. Nhất là ba cái chuyện sinh hoạt câu lạc bộ
“người già của khu phố”. Nhưng có lẽ trọng tâm nhất trong sinh hoạt chủ yếu là
câu chuyện về thế sự thấy vui vui. Thường ngày là vậy nhưng chuẩn bị đến giờ ấy
cũng thấy háo hức ra phết, không ai bảo ai nhưng “anh” nào cũng ham “săn” lùng
tin tức trên mạng, phải nói thông tin trên đó đa dạng, nhiều chiều, thượng
vàng, hạ cám hầu như lĩnh vực nào cũng có, nhiều nhất vẫn là “xu hướng chủ đạo”
nói xấu chế độ, ông nọ, bà kia. Chúng tôi cũng không hiểu họ lấy đâu ra thông
tin đời tư của người khác nhiều đến thế?... tôi cũng được biết có anh đang sống
ở nước ngoài mà lại viết như mình đang sống ở trong nước vậy, có khi còn lột tả
vấn đề như mình là người trong cuộc vậy... chính điều đó cũng làm cho không khí
bàn luận sôi nổi về một chủ đề bài viết
cụ thể của tác giả nào đó. Mới hôm qua, không hiểu vô tình hay hữu ý các thành
viên trong “câu lạc bộ” ai cũng đọc bài viết của Phạm Trần trên trang (Danlambao)
với tiêu đề “Tổ
quốc - Danh dự - Trách nhiệm”.
Mới đầu đọc
tiêu đề bài viết, ai cũng có cảm giác Phạm Trần đang mong muốn điều lớn lao và
nhắc nhở mọi người hướng về một điều tốt đẹp, nhiều cảm xúc về những điều “ước vọng lớn lao”. Nhưng càng đọc mới thấy sự
“tài cao” trong ngụy tạo, nhất là bản chất cố hữu khó chữa trong con người tác
giả được bộc lộ rất rõ qua bài viết, mới thấy sự phi lý, lý thuyết hóa
trong cách viết bởi thực chất anh ta cũng không ra gì nhưng làm ra vẻ mình
trách nhiệm lắm. Cụ thể là đây, phạm Trần viết “Sau
nhiều năm tháng, lối mở vượt biên giới, vượt trùng khơi thời vượt biên tị nạn
cộng sản đã khép lại. Những người ở lại đi tìm cho mình những lối thoát riêng
khác. Sau cái gọi là "đổi mới" và chính sách kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, người dân Việt Nam mưu cầu lối thoát cho mình bằng
thái độ đành sống chung với lũ để tìm nguồn lợi bắt cá theo con nước dâng. Một
hiện tượng mới xảy ra: trong
tuyệt vọng chung của cả nước mỗi người bắt đầu mơ tưởng một "hy vọng" cho riêng
mình”.
Chính vì vậy
khi nhận định đánh giá về ai đó, không chỉ đánh giá lời nói mà cần xem xét ở
khía cạnh xem anh ta làm được gì cho những người xung quanh và cho xã hội. Đánh
giá cần dựa trên quan điểm của độc giả, không hẳn là về một sự kiện cụ thể mà
nó giải thích một vấn đề, một hiện trạng, mà ta có thể xử lý hôm qua, hôm nay,
ngày mai, nhưng nó khiến mọi người quan tâm bởi vì họ chưa biết đến tin đó là
thế nào? nhưng bởi vì nó ảnh hưởng tới họ.
Hiện nay, theo tôi thấy mạng xã hội đang ngày càng phổ biến trong đời sống
và không chỉ là kênh kết nối chia sẻ, giao lưu giữa các cá nhân, nhóm người, cộng đồng. Và vì thế, mạng xã hội đang có những tác động lớn đến
từng cá nhân, tổ chức nói riêng và nền kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia nói
chung. Nhưng điều cốt lõi thường vắng bóng pháp lý nên khả năng
bị lợi dụng trên mạng xã hội là rất cao, ở đây cũng có nhiều chuyện phải bàn tới,
như những câu chuyện giả mạo đôi khi được
lan truyền nhanh hơn thông tin thật, tin giả mạo thu hút được người xem rất
đông và thậm chí là nhiều hơn các tin thật, nó khiến cho người tiếp cận thông
tin không biết đi theo hướng nào là đúng?.
Thưa tác giả, trên thực tế bao thế hệ ông cha họ phải cống hiến huy sinh cả một thời trai trẻ cho đất nước, dân tộc. Nhưng ở họ luôn có khát khao cháy bỏng vươn lên, sự tích lũy ở thực tiễn đường đời, cuộc sống đã cho họ nhiều bài học mà không có sách vở nào lột tả được. Có lẽ tác giả đồng ý với tôi điều đó, những kẻ tự cho mình hơn ông nọ, bà kia bằng cấp cao trong học thuật về một lĩnh vực nào đó nhưng luôn luôn tự cao, tự đắc cho mình hơn người, suy nghĩ thì thiển cận, sống chỉ biết mình, ghen ghét, đố kỵ nhưng thực ra bản thân đã làm gì cho cái chung mà cũng dám hô hào “Tổ quốc - Danh dự - Trách nhiệm”.
Nhưng đâu phải chỉ hằn học, sự tráo trở, hơn thế đích ngắm của tác giả
đó là “Có
rất nhiều thứ quý báu bị tước đoạt mà chúng ta vẫn có thể tìm lại được cho
riêng mình. Nhưng bạn và tôi sẽ không bao giờ tìm lại được cho mình di sản 4000
năm được gầy dựng bởi hàng hàng lớp thế hệ cha ông nếu di sản đó bị Việt cộng
đem bán và Tàu cộng cướp mất: Tổ
Quốc và Danh Dự”. Đúng là sự ngụy biện một cách vô lối, thiếu
căn cứ thực tiễn, “ai cướp của ai” cơ chứ bởi trong xã hội ta hiện nay dù người
trong Đảng hay người ngoài Đảng thì cơ hội thành công vươn lên làm giàu là như
nhau. Nói không đâu xa tại vùng quê nghèo của tôi trước đây thôi, nhưng bây giờ
khác xưa rất nhiều rồi, người dân biết sản xuất nông nghiệp hàng hóa để làm
giàu chính đáng chứ đâu phải “Việt cộng đem bán và Tàu cộng cướp
mất: Tổ Quốc và Danh Dự”.” có chăng chính tác giả đang kích động lòng
người hòng làm những việc sai trái, gây mất ổn định an ninh xã hội.
Đúng là khi con người bỏ qua
cái thiện, tâm hồn bị vẩn đục, trỗi dậy bởi dục vọng tầm thường, thì ở họ dù
trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả Tổ quốc “linh thiêng” họ cũng có thể lợi dụng
được để hô hào bằng những lời lẽ đường mật có chủ đích rằng “Vậy mong rằng chúng ta, trong nước hay
ngoài nước, cùng chung vai, sát cánh, ngang như nhau với Trách Nhiệm. Trách
Nhiệm đối với lịch sử, tổ tiên và giống nòi. Trách Nhiệm đối với Danh Dự và Tổ
Quốc Việt Nam”. Tôi
nghĩ, tác giả cũng như những ai chủ trương như vậy là không công bằng trong
đánh giá, nhận định. Bởi họ không biết rằng giá trị lịch sử của dân tộc Việt Nam luôn là một
chuỗi sự kiện phản ánh về hiện thực cách mạng được các thế hệ giữ gìn, lưu
truyền bằng các áng sử thi, thơ ca, chương sách... Dù cho họ có muốn quên đi
hay xoá nhòa một giai đoạn lịch sử đều không thể được, bởi vì sự kiện lịch sử
một khi đã hiện hữu trong lòng dân tộc thì mãi mãi còn đó, bất chấp kẻ đó là ai
muốn quên đi. Dù họ muốn vậy, nhưng đâu phải dễ chính tổ tiên, con cháu, họ
hàng của họ cũng là những người trực tiếp chứng kiến từng giai đoạn lịch sử hào
hùng của dân tộc. Vậy nên “đóng lại” hay
cố tình lãng quên những trang lịch sử của dân tộc là việc làm thiếu thiện chí,
bộc lộ cái tâm không trong sáng. không
ai lại cầu mong điều ngược đời như vậy bởi bản thân mình lại làm ngược lại,
đang phá vỡ sự bình yên cuộc sống của mỗi người dân hôm nay. Đấy là sự thóa mạ,
cuồng si của kẻ hám lợi tiền bạc để đánh mất bản chất yêu nước và những gì dân
tộc Việt Nam
đã lựa chọn cho con đường đi của riêng mình.
Trong sự
phát triển của mỗi quốc gia, để thành công thì dân tộc nào cũng mong muốn.
Nhưng điều quan trọng hơn, chính là nền chính trị ổn định, kinh tế- xã hội phát
triển. Nhất là sự ủng hộ, đồng lòng của mỗi người dân chúng ta vì cái chung mà
cố gắng vươn lên lo cho gia đình có cuộc sống dư giả, hạnh phúc, góp sức của
mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu. Mỗi người dân cần tỉnh
táo trước những lời lẽ “đường mật” gieo dắt sự hoài nghi với Đảng, Nhà nước của
Phạm Trần và một số người đang làm hiện nay.
Trần Hoàng Thanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét