Tg Minh Nguyễn
Vào thời điểm hiện nay, câu hỏi này có vẻ là thừa. Bởi với 12 hạm đội tàu sân bay, trong đó có 8 hạm đội tàu sân bay thường trực và 4 hạm đội tàu sân bay còn lại trong trạng thái duy tu, bảo trì, bảo dưỡng để sẵn sàng tham chiến, người Mỹ có thể đi đến bất cứ đâu trên trái đất này và sẵn sàng nghênh chiến ở bất cứ địa điểm nào, không gian nào. Đó là thực chất trong tuyên bố của tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump tại cuộc họp báo công bố kinh phí quốc phòng Mỹ năm 2019 lên đến 716 tỷ USD.
Nhưng có một nghịch lý là các học thuyết chính trị dựa trên sức mạnh quân sự được vạch ra bởi đô đốc Hải quân Mỹ Douglas MacArthur thời sơ kỳ “Chiến tranh lạnh” và được phát triển bởi chiến lược gia Zbigniew Kazimierz Brzezinski trong thời mạt kỳ “Chiến tranh lạnh” đã hoàn toàn lạc hậu. Đúng như Karl Marx và Friedrich Engels cũng như Vladimir I. Lenin đã tiên đoán rằng mọi vấn đề chính trị đều được đặt trên cơ sở lợi ích. Và cũng đúng như Mao Trạch Đông đã đúc kết rằng “Chiến tranh là chính trị có tiếng súng, còn chính trị là chiến tranh không có tiếng súng”. Những cuộc chiến tranh của nhân loại trong “Kỷ nguyên xã hội loài người chia rẽ” (Tiên đoán của nhà vật lý thiên văn, nhà văn Nga Ivan Antonovich Efremov trong tiểu thuyết “Tinh vân Tiên nữ”) chưa thể kết thúc một khi loài người không giải quyết được vấn đề chia rẽ lợi ích giữa các quốc gia-dân tộc.
Những sự không thành công về can dự quân sự của nước Mỹ ở thời kỳ đầu của thế kỷ XXI tại các cuộc chiến tranh Afghanistan (2001 đến nay), Iraq (2003 đến nay) và Syria (2011 đến nay) đã đủ để chứng minh rằng học thuyết chiến tranh quân sự của Mỹ đã lỗi thời. Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định rằng “Còn chủ nghĩa đế quốc, còn thực dân, thì còn nguy cơ chiến tranh”. Lời nhận định ấy được Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra trên báo Cứu Quốc, số 1827, ra ngày 28 tháng 5 năm 1951. Trong bài báo ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ rằng: “Trong thời đại ngày nay còn chủ nghĩa đế quốc, thực dân thì còn nguy cơ xảy ra chiến tranh, chiến tranh bắt nguồn từ chính bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, chiến tranh là bạn đường của chủ nghĩa đế quốc. Chiến tranh không phải bắt nguồn từ bản năng sinh vật của con người, không phải là định mệnh và cũng không phải là hiện tượng xã hội tồn tại vĩnh viễn, mà chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có đối kháng giai cấp và có áp bức bóc lột”.
Những nhận định trên đây cho cho thấy rõ chiến tranh là một hình thức chính trị phi hòa bình để tranh giành lợi ích. Và chỉ có loài vật mới phát động chiến tranh để tranh giành lợi ích. Và loài người là giống sinh vật duy nhất có quan điểm hòa bình để loại trừ chiến tranh.
Tuy nhiên, không phải bất cứ thành viên nào của loài người cũng có tư duy đó. Một số thành viên của giống loài, bằng cách này hay cách khác, vẫn muốn cố gắng để duy trì sự thống trị của mình đối với đồng loại. Những kẻ này đã từng chống lại Việt Nam để bênh vực cho chế độ diệt chủng Polpot-Yeng Sary ở Campuchia (1974-1988), đã lờ đi sự hủy diệt của 800.000 người Rwanda (năm 1994), đã từng dung túng cho chủ nghĩa khủng bố (Al Qaeda và IS) gây tai họa cho toàn cầu từ năm 1994 đến nay.v.v… Và những kẻ đó đang hiện diện tại Hoa Kỳ, đất nước được những kẻ đó tôn vinh là có chế độ chính trị tự do nhất thế giới.
Mỉa mai thay ! Cái đất nước tự do nhất thế giới ấy lại đang cố tỏ ra rằng họ có thể can dự vào hơn “một cuộc chiến tranh rưỡi” và vượt ra ngoài khái niệm của một cuộc chiến tranh quân sự. Đó chính là điều mà tổng thống Mỹ Donald Trump và các thế lực tư bản công nghiệp-tài phiệt Mỹ đang cố gắng chứng minh.
Không có gì ngạc nhiên khi con người ta không thể chinh phục người khác bằng sức mạnh thì sẽ dùng “giải pháp mềm”. Như một tên thất phu có thể chinh phục một thanh nữ bằng biện pháp hiếp dâm hay một kẻ côn đồ có thể xóa nợ hoặc đòi nợ bằng súng đạn hay một đứa trẻ học mầm non có thể tước đoạt khẩu phần ăn của bạn mình bằng vũ lực.v.v… Loài người vẫn đang hành xử với nhau một cách tương tự như vậy từ hàng chục nghìn năm nay nhưng hiện nay thì nó diễn ra với quy mô và tính chất phức tạp nghiêm trọng hơn gấp hàng trăm nghìn lần. Vấn đề cuối cùng vẫn chỉ là lợi ích, mức tối thiểu là miếng ăn, còn mức tối đa thì chỉ có thể biết đến khi toàn bộ tài nguyên trên trái đất, kể cả môi trường để loài người có thể sống sót được đã cạn kiệt. Đó là kết cục của cái gọi là “chủ nghĩa tư bản toàn năng”, và cũng là kết cục của loài người.
Ấy thế nhưng chủ nghĩa tư bản Mỹ và phương Tây vẫn rất cố gắng để gây ra các cuộc chiến tranh nhằm duy trì và củng cố lợi ích của giới tài phiệt Mỹ và phương Tây (trong đó có rất nhiều nhà tài phiệt Mỹ gốc Do Thái). Vì sao vậy ?
Vì dân tộc Mỹ ư ? Không phải ! Mặc dù Karl Marx từng nói rằng Chủ nghĩa Cộng sản sẽ không thể trở thành hiện thực nếu không giải quyết được mâu thuẫn dân tộc nhưng đối với nước Mỹ thì hiện thực lại đặt ra một trường hợp mà Karl Marx không tính đến. Đó là việc nước Mỹ hiện đại không hề có dân tộc gốc và đại đa số công dân Mỹ hiện tại đều có gốc gác từ nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Chủ nhân thật sự của lãnh thổ Mỹ đã bị tận diệt và chỉ còn lại khoảng 3 triệu người da đỏ (Bao gồm cả người da đỏ thuần chủng và người lai), sống rải rác trên 11 bang của nước Mỹ như những kẻ lưu vong trên chính lãnh thổ của mình. Do đó, xã hội Mỹ là một xã hội điển hình về mâu thuẫn lợi ích giai cấp. Bao nhiêu năm qua, người Mỹ cố gắng phủ nhận Chủ nghĩa Marx để che giấu điều này. Còn ở những nước khác thì vấn đề độc lập dân tộc là vấn đề thiết yếu nhất.
Quay lại thời điểm hiện tại, ta có thể thấy các nguy cơ đang đe dọa vị trí siêu cường số 1 thế giới của Mỹ:
1- Về tiềm lực quân sự, Mỹ đã bị Nga đuổi kịp (sau sự rượt đuổi của Liên Xô) và cũng bị Trung Quốc bám sát.
2- Về tiềm lực tài chính thì dù có GDP cao nhất thế giới nhưng 1/3 số đó là ảo nhờ giá trị của đồng Dollar được bảo hộ bản vị không phải là vàng mà là dầu mỏ.
3- Về tiềm lực kinh tế cơ bản thì nước Mỹ đang suy giảm trầm trọng về sản xuất nội địa. Dù có thể làm ra từ cái kim, sợi chỉ cho đến máy bay chở khách tầm xa Boeing 747 nhưng về căn bản, nền kinh tế Mỹ đã xa rời bản chất sản xuất của cải vật chất mà đi vào ngõ cụt của một kẻ buôn tiền do sự phát triển thái quá của tư bản tài chính ngân hàng. Sự phát triển này đã biến nước Mỹ thành kẻ in tiền đầu tư để thu lợi mà xa rời bản chất của một nên kinh tế đích thực là “sản xuất”.
Chính Donald Trump vào 3 năm trước khi ông ta trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ cũng nhận ra vấn đề này. Tuy nhiên, để xoay chuyển tình thế đó không phải là điều dễ dàng. Hàng trăm triệu người Mỹ đang hưởng lợi nhờ những khoản đầu tư ra thị trường nước ngoài mà chủ yếu là ở Trung Quốc, đất nước vừa là bạn hàng có hàng tỷ nhân khẩu tiêu thụ hàng hóa đồng thời là thị trường của hàng tỷ lao động giá rẻ. Ngay cả các quốc gia EU từ những năm 1990 đã giành những khoản đầu tư hàng trăm tỷ USD vào Trung Quốc chứ không riêng gì nước Mỹ.
Và giờ đây Donald Trump phải bất chấp các tỏa thuận của WTO để phát động một “cuộc chiến thuế má” nhằm vào một trong những “mỏ tiền” của Mỹ và phương Tây. Thật đúng là một giải pháp “cực chẳng đã”. Vì sao vậy ?
Điều đơn giản nhất mà Donald Trump cũng giới tinh hoa chiến lược của Mỹ có thể nhận biết là một khi các đối tác hiện tại (và là đối thủ tiềm năng) “trở mặt” cũng là lúc mà những kẻ sống dựa trên đồng tiền đầu tư sẽ “chết trước”. Thực ra thì chính nước Mỹ cũng đã từng trải qua bài học này trong cuộc “Đại khủng hoảng 1929-1933” ở Châu Âu khi những khoản đầu tư vào công nghiệp nặng của nước Đức nhằm chống lại Liên bang Xô Viết đã trở thành các vũ khí chiến ranh chống lại nước Mỹ. Tương tự như vậy, những khoản đầu tư cho Đế quốc Nhật Bản nhằm khuyến khích nước này chống lại Liên Xô không những đã tan thành mây khói mà còn bị phản đòn bằng trận Trân Châu Cảng và cuộc “Chiến tranh Thái Bình Dương”, một phần quan trọng của Chiến tranh thế giới thứ hai.
Và giờ đây, Donald Trump đang chứng minh cho thế giới thấy rằng nước Mỹ có thể vẫn đã và đang can thiệp vào cuộc chiến chống IS ở Iraq (duy trì quân đội Mỹ với số lượng không dưới 3 sư đoàn) và Afghanistan (quân số không dưới 14.000 người). Nhưng, một mặt trận khác đã được Donald Trump triển khai: Mặt trận tài chính-tiền tệ. Vậy điều gì buộc tổng thống thứ 45 của Mỹ phải làm như vậy trong khi nước Mỹ vẫn sa lầy trong hai cuộc chiến kia ?
Vấn đề cuối cùng vẫn chỉ là lợi ích. Nhưng đối với một tổng thống xuất thân từ doanh nhân như Donald Trump thì đây là một giải pháp liên hợp. Nó không đơn giản chỉ là lấy chiến tranh nuôi chiến tranh như “Binh pháp Tôn Tử” đã chỉ ra mà còn phát triển ở một mức độ cao hơn là “lấy chiến tranh kinh tế để nuôi tiềm lực quân sự”. Điều đó có nghĩa là bắt đối phương phải trả giá về kinh tế để thu lợi cho mình về kinh tế. Thực ra thì thủ thuật này đã được chính quyền Ronald Reagan áp dụng để buộc Liên Xô phải chạy đua vũ trang. Nhưng đối với Donald Trump thì thủ thuật này diễn ra dưới một hình thức khác, một phương cách khác. Nó gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn một: Đưa đồng Dollar đang có xu hướng thất thế trở lại địa vị thống trị của nó bởi FED không thể bảo đảm bản vị lên mức giá cao ngất ngưởng để hút tất cả các đối thủ lao theo cái giá ảo đó. Giai đoạn này có thể kết thúc vào năm 2020 hoặc 2023 tùy theo sự tiến triển của tình hình.
- Giai đoạn hai, khi nước Mỹ đã có đủ nguồn tài chính để đầu tư phát triển sản xuất trong nội địa thì phá giá đồng Dollar hoặc chỉ ít là nâng lại suất (cũng có nghĩa là giảm giá) đồng Dollar. Điều này sẽ đem lại lợi nhuận cho cho các khoản vốn đầu tư vào nước Mỹ nhưng cũng đem lại thiệt hại lớn cho những kẻ đem tiền Mỹ đầu tư ra nước ngoài.
Không cần phải có kiến thức cao siêu về kinh tế cũng có thể nhận ra mục đích cuộc chiến thương mại mà Donald Trump phát động nhằm vào không chỉ Trung Quốc hay Liên bang Nga mà còn nhằm vào các đồng minh EU cũng như Nhật Bản. Ai cũng biết Donald Trump là một doanh nhân. Và lợi nhuận ưu tiên nhất của ông ta vẫn phải là lợi nhuận cho tập đoàn tư bản của chính ông ta cũng như các nhân vật thân cận với ông ta, miễn là sự lợi dụng đó không tới mức vi phạm pháp luật Mỹ.
Cho dù vì mục đích nào đi nữa thì Donald Trump cũng cố chứng minh cho thể giới rằng, nước Mỹ không chỉ đủ tiềm lực để can dự vào “một cuộc chiến tranh rưỡi” (về quân sự) mà còn có thể can dự vào các cuộc chiến tranh khác để thu được lợi nhuận như “chiến tranh thông tin truyền thông”. “chiến tranh thương mại”.v.v...
Và vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới có nhận định để đời rằng: “Trong thời đại ngày nay còn chủ nghĩa đế quốc, thực dân thì còn nguy cơ xảy ra chiến tranh, chiến tranh bắt nguồn từ chính bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, chiến tranh là bạn đường của chủ nghĩa đế quốc. Chiến tranh không phải bắt nguồn từ bản năng sinh vật của con người, không phải là định mệnh và cũng không phải là hiện tượng xã hội tồn tại vĩnh viễn, mà chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có đối kháng giai cấp và có áp bức bóc lột” (Hồ Chí Minh. Toàn tập - Tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2011, trang 729).
Nhưng khổ nỗi vì chiến tranh là nguồn sinh lợi của chủ nghĩa tư bản, kể cả chủ nghĩa tư bản Mỹ, nên bất kỳ ai được giới tài phiệt phố Wall đưa lên ghế tổng thống Mỹ đều phải phát động chiến tranh. Cái khéo của Donald Trump là ở chỗ ông ta đã không phát động một cuộc chiến tranh quân sự mà phát động một cuộc chiến tranh kinh tế, thương mại, ngoại giao, văn hóa để chống lại các đối thủ của nước Mỹ. Điều này hoàn toàn dễ hiểu và cũng chứng tỏ thế bí của nước Mỹ. Khi mà ngoài tiềm lực quân sự và tài chính ra, nước Mỹ chẳng có cái gì để có thể khiến thế giới hấp dẫn, học tập và noi gương họ cho tới 100 năm nữa; cho dù họ có thu hút của thế giới bao nhiêu nhân tài đi nữa thì cũng vậy thôi. Vấn đề là ở chỗ "nước Mỹ là nơi cư trú của những kẻ ở nhờ". (Một người da đỏ Mỹ đã nói với tôi như vậy).
Vào thời điểm hiện nay, câu hỏi này có vẻ là thừa. Bởi với 12 hạm đội tàu sân bay, trong đó có 8 hạm đội tàu sân bay thường trực và 4 hạm đội tàu sân bay còn lại trong trạng thái duy tu, bảo trì, bảo dưỡng để sẵn sàng tham chiến, người Mỹ có thể đi đến bất cứ đâu trên trái đất này và sẵn sàng nghênh chiến ở bất cứ địa điểm nào, không gian nào. Đó là thực chất trong tuyên bố của tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump tại cuộc họp báo công bố kinh phí quốc phòng Mỹ năm 2019 lên đến 716 tỷ USD.
Nhưng có một nghịch lý là các học thuyết chính trị dựa trên sức mạnh quân sự được vạch ra bởi đô đốc Hải quân Mỹ Douglas MacArthur thời sơ kỳ “Chiến tranh lạnh” và được phát triển bởi chiến lược gia Zbigniew Kazimierz Brzezinski trong thời mạt kỳ “Chiến tranh lạnh” đã hoàn toàn lạc hậu. Đúng như Karl Marx và Friedrich Engels cũng như Vladimir I. Lenin đã tiên đoán rằng mọi vấn đề chính trị đều được đặt trên cơ sở lợi ích. Và cũng đúng như Mao Trạch Đông đã đúc kết rằng “Chiến tranh là chính trị có tiếng súng, còn chính trị là chiến tranh không có tiếng súng”. Những cuộc chiến tranh của nhân loại trong “Kỷ nguyên xã hội loài người chia rẽ” (Tiên đoán của nhà vật lý thiên văn, nhà văn Nga Ivan Antonovich Efremov trong tiểu thuyết “Tinh vân Tiên nữ”) chưa thể kết thúc một khi loài người không giải quyết được vấn đề chia rẽ lợi ích giữa các quốc gia-dân tộc.
Những sự không thành công về can dự quân sự của nước Mỹ ở thời kỳ đầu của thế kỷ XXI tại các cuộc chiến tranh Afghanistan (2001 đến nay), Iraq (2003 đến nay) và Syria (2011 đến nay) đã đủ để chứng minh rằng học thuyết chiến tranh quân sự của Mỹ đã lỗi thời. Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định rằng “Còn chủ nghĩa đế quốc, còn thực dân, thì còn nguy cơ chiến tranh”. Lời nhận định ấy được Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra trên báo Cứu Quốc, số 1827, ra ngày 28 tháng 5 năm 1951. Trong bài báo ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ rằng: “Trong thời đại ngày nay còn chủ nghĩa đế quốc, thực dân thì còn nguy cơ xảy ra chiến tranh, chiến tranh bắt nguồn từ chính bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, chiến tranh là bạn đường của chủ nghĩa đế quốc. Chiến tranh không phải bắt nguồn từ bản năng sinh vật của con người, không phải là định mệnh và cũng không phải là hiện tượng xã hội tồn tại vĩnh viễn, mà chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có đối kháng giai cấp và có áp bức bóc lột”.
Những nhận định trên đây cho cho thấy rõ chiến tranh là một hình thức chính trị phi hòa bình để tranh giành lợi ích. Và chỉ có loài vật mới phát động chiến tranh để tranh giành lợi ích. Và loài người là giống sinh vật duy nhất có quan điểm hòa bình để loại trừ chiến tranh.
Tuy nhiên, không phải bất cứ thành viên nào của loài người cũng có tư duy đó. Một số thành viên của giống loài, bằng cách này hay cách khác, vẫn muốn cố gắng để duy trì sự thống trị của mình đối với đồng loại. Những kẻ này đã từng chống lại Việt Nam để bênh vực cho chế độ diệt chủng Polpot-Yeng Sary ở Campuchia (1974-1988), đã lờ đi sự hủy diệt của 800.000 người Rwanda (năm 1994), đã từng dung túng cho chủ nghĩa khủng bố (Al Qaeda và IS) gây tai họa cho toàn cầu từ năm 1994 đến nay.v.v… Và những kẻ đó đang hiện diện tại Hoa Kỳ, đất nước được những kẻ đó tôn vinh là có chế độ chính trị tự do nhất thế giới.
Mỉa mai thay ! Cái đất nước tự do nhất thế giới ấy lại đang cố tỏ ra rằng họ có thể can dự vào hơn “một cuộc chiến tranh rưỡi” và vượt ra ngoài khái niệm của một cuộc chiến tranh quân sự. Đó chính là điều mà tổng thống Mỹ Donald Trump và các thế lực tư bản công nghiệp-tài phiệt Mỹ đang cố gắng chứng minh.
Không có gì ngạc nhiên khi con người ta không thể chinh phục người khác bằng sức mạnh thì sẽ dùng “giải pháp mềm”. Như một tên thất phu có thể chinh phục một thanh nữ bằng biện pháp hiếp dâm hay một kẻ côn đồ có thể xóa nợ hoặc đòi nợ bằng súng đạn hay một đứa trẻ học mầm non có thể tước đoạt khẩu phần ăn của bạn mình bằng vũ lực.v.v… Loài người vẫn đang hành xử với nhau một cách tương tự như vậy từ hàng chục nghìn năm nay nhưng hiện nay thì nó diễn ra với quy mô và tính chất phức tạp nghiêm trọng hơn gấp hàng trăm nghìn lần. Vấn đề cuối cùng vẫn chỉ là lợi ích, mức tối thiểu là miếng ăn, còn mức tối đa thì chỉ có thể biết đến khi toàn bộ tài nguyên trên trái đất, kể cả môi trường để loài người có thể sống sót được đã cạn kiệt. Đó là kết cục của cái gọi là “chủ nghĩa tư bản toàn năng”, và cũng là kết cục của loài người.
Ấy thế nhưng chủ nghĩa tư bản Mỹ và phương Tây vẫn rất cố gắng để gây ra các cuộc chiến tranh nhằm duy trì và củng cố lợi ích của giới tài phiệt Mỹ và phương Tây (trong đó có rất nhiều nhà tài phiệt Mỹ gốc Do Thái). Vì sao vậy ?
Vì dân tộc Mỹ ư ? Không phải ! Mặc dù Karl Marx từng nói rằng Chủ nghĩa Cộng sản sẽ không thể trở thành hiện thực nếu không giải quyết được mâu thuẫn dân tộc nhưng đối với nước Mỹ thì hiện thực lại đặt ra một trường hợp mà Karl Marx không tính đến. Đó là việc nước Mỹ hiện đại không hề có dân tộc gốc và đại đa số công dân Mỹ hiện tại đều có gốc gác từ nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Chủ nhân thật sự của lãnh thổ Mỹ đã bị tận diệt và chỉ còn lại khoảng 3 triệu người da đỏ (Bao gồm cả người da đỏ thuần chủng và người lai), sống rải rác trên 11 bang của nước Mỹ như những kẻ lưu vong trên chính lãnh thổ của mình. Do đó, xã hội Mỹ là một xã hội điển hình về mâu thuẫn lợi ích giai cấp. Bao nhiêu năm qua, người Mỹ cố gắng phủ nhận Chủ nghĩa Marx để che giấu điều này. Còn ở những nước khác thì vấn đề độc lập dân tộc là vấn đề thiết yếu nhất.
Quay lại thời điểm hiện tại, ta có thể thấy các nguy cơ đang đe dọa vị trí siêu cường số 1 thế giới của Mỹ:
1- Về tiềm lực quân sự, Mỹ đã bị Nga đuổi kịp (sau sự rượt đuổi của Liên Xô) và cũng bị Trung Quốc bám sát.
2- Về tiềm lực tài chính thì dù có GDP cao nhất thế giới nhưng 1/3 số đó là ảo nhờ giá trị của đồng Dollar được bảo hộ bản vị không phải là vàng mà là dầu mỏ.
3- Về tiềm lực kinh tế cơ bản thì nước Mỹ đang suy giảm trầm trọng về sản xuất nội địa. Dù có thể làm ra từ cái kim, sợi chỉ cho đến máy bay chở khách tầm xa Boeing 747 nhưng về căn bản, nền kinh tế Mỹ đã xa rời bản chất sản xuất của cải vật chất mà đi vào ngõ cụt của một kẻ buôn tiền do sự phát triển thái quá của tư bản tài chính ngân hàng. Sự phát triển này đã biến nước Mỹ thành kẻ in tiền đầu tư để thu lợi mà xa rời bản chất của một nên kinh tế đích thực là “sản xuất”.
Chính Donald Trump vào 3 năm trước khi ông ta trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ cũng nhận ra vấn đề này. Tuy nhiên, để xoay chuyển tình thế đó không phải là điều dễ dàng. Hàng trăm triệu người Mỹ đang hưởng lợi nhờ những khoản đầu tư ra thị trường nước ngoài mà chủ yếu là ở Trung Quốc, đất nước vừa là bạn hàng có hàng tỷ nhân khẩu tiêu thụ hàng hóa đồng thời là thị trường của hàng tỷ lao động giá rẻ. Ngay cả các quốc gia EU từ những năm 1990 đã giành những khoản đầu tư hàng trăm tỷ USD vào Trung Quốc chứ không riêng gì nước Mỹ.
Và giờ đây Donald Trump phải bất chấp các tỏa thuận của WTO để phát động một “cuộc chiến thuế má” nhằm vào một trong những “mỏ tiền” của Mỹ và phương Tây. Thật đúng là một giải pháp “cực chẳng đã”. Vì sao vậy ?
Điều đơn giản nhất mà Donald Trump cũng giới tinh hoa chiến lược của Mỹ có thể nhận biết là một khi các đối tác hiện tại (và là đối thủ tiềm năng) “trở mặt” cũng là lúc mà những kẻ sống dựa trên đồng tiền đầu tư sẽ “chết trước”. Thực ra thì chính nước Mỹ cũng đã từng trải qua bài học này trong cuộc “Đại khủng hoảng 1929-1933” ở Châu Âu khi những khoản đầu tư vào công nghiệp nặng của nước Đức nhằm chống lại Liên bang Xô Viết đã trở thành các vũ khí chiến ranh chống lại nước Mỹ. Tương tự như vậy, những khoản đầu tư cho Đế quốc Nhật Bản nhằm khuyến khích nước này chống lại Liên Xô không những đã tan thành mây khói mà còn bị phản đòn bằng trận Trân Châu Cảng và cuộc “Chiến tranh Thái Bình Dương”, một phần quan trọng của Chiến tranh thế giới thứ hai.
Và giờ đây, Donald Trump đang chứng minh cho thế giới thấy rằng nước Mỹ có thể vẫn đã và đang can thiệp vào cuộc chiến chống IS ở Iraq (duy trì quân đội Mỹ với số lượng không dưới 3 sư đoàn) và Afghanistan (quân số không dưới 14.000 người). Nhưng, một mặt trận khác đã được Donald Trump triển khai: Mặt trận tài chính-tiền tệ. Vậy điều gì buộc tổng thống thứ 45 của Mỹ phải làm như vậy trong khi nước Mỹ vẫn sa lầy trong hai cuộc chiến kia ?
Vấn đề cuối cùng vẫn chỉ là lợi ích. Nhưng đối với một tổng thống xuất thân từ doanh nhân như Donald Trump thì đây là một giải pháp liên hợp. Nó không đơn giản chỉ là lấy chiến tranh nuôi chiến tranh như “Binh pháp Tôn Tử” đã chỉ ra mà còn phát triển ở một mức độ cao hơn là “lấy chiến tranh kinh tế để nuôi tiềm lực quân sự”. Điều đó có nghĩa là bắt đối phương phải trả giá về kinh tế để thu lợi cho mình về kinh tế. Thực ra thì thủ thuật này đã được chính quyền Ronald Reagan áp dụng để buộc Liên Xô phải chạy đua vũ trang. Nhưng đối với Donald Trump thì thủ thuật này diễn ra dưới một hình thức khác, một phương cách khác. Nó gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn một: Đưa đồng Dollar đang có xu hướng thất thế trở lại địa vị thống trị của nó bởi FED không thể bảo đảm bản vị lên mức giá cao ngất ngưởng để hút tất cả các đối thủ lao theo cái giá ảo đó. Giai đoạn này có thể kết thúc vào năm 2020 hoặc 2023 tùy theo sự tiến triển của tình hình.
- Giai đoạn hai, khi nước Mỹ đã có đủ nguồn tài chính để đầu tư phát triển sản xuất trong nội địa thì phá giá đồng Dollar hoặc chỉ ít là nâng lại suất (cũng có nghĩa là giảm giá) đồng Dollar. Điều này sẽ đem lại lợi nhuận cho cho các khoản vốn đầu tư vào nước Mỹ nhưng cũng đem lại thiệt hại lớn cho những kẻ đem tiền Mỹ đầu tư ra nước ngoài.
Không cần phải có kiến thức cao siêu về kinh tế cũng có thể nhận ra mục đích cuộc chiến thương mại mà Donald Trump phát động nhằm vào không chỉ Trung Quốc hay Liên bang Nga mà còn nhằm vào các đồng minh EU cũng như Nhật Bản. Ai cũng biết Donald Trump là một doanh nhân. Và lợi nhuận ưu tiên nhất của ông ta vẫn phải là lợi nhuận cho tập đoàn tư bản của chính ông ta cũng như các nhân vật thân cận với ông ta, miễn là sự lợi dụng đó không tới mức vi phạm pháp luật Mỹ.
Cho dù vì mục đích nào đi nữa thì Donald Trump cũng cố chứng minh cho thể giới rằng, nước Mỹ không chỉ đủ tiềm lực để can dự vào “một cuộc chiến tranh rưỡi” (về quân sự) mà còn có thể can dự vào các cuộc chiến tranh khác để thu được lợi nhuận như “chiến tranh thông tin truyền thông”. “chiến tranh thương mại”.v.v...
Và vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh mới có nhận định để đời rằng: “Trong thời đại ngày nay còn chủ nghĩa đế quốc, thực dân thì còn nguy cơ xảy ra chiến tranh, chiến tranh bắt nguồn từ chính bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, chiến tranh là bạn đường của chủ nghĩa đế quốc. Chiến tranh không phải bắt nguồn từ bản năng sinh vật của con người, không phải là định mệnh và cũng không phải là hiện tượng xã hội tồn tại vĩnh viễn, mà chiến tranh có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có đối kháng giai cấp và có áp bức bóc lột” (Hồ Chí Minh. Toàn tập - Tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2011, trang 729).
Nhưng khổ nỗi vì chiến tranh là nguồn sinh lợi của chủ nghĩa tư bản, kể cả chủ nghĩa tư bản Mỹ, nên bất kỳ ai được giới tài phiệt phố Wall đưa lên ghế tổng thống Mỹ đều phải phát động chiến tranh. Cái khéo của Donald Trump là ở chỗ ông ta đã không phát động một cuộc chiến tranh quân sự mà phát động một cuộc chiến tranh kinh tế, thương mại, ngoại giao, văn hóa để chống lại các đối thủ của nước Mỹ. Điều này hoàn toàn dễ hiểu và cũng chứng tỏ thế bí của nước Mỹ. Khi mà ngoài tiềm lực quân sự và tài chính ra, nước Mỹ chẳng có cái gì để có thể khiến thế giới hấp dẫn, học tập và noi gương họ cho tới 100 năm nữa; cho dù họ có thu hút của thế giới bao nhiêu nhân tài đi nữa thì cũng vậy thôi. Vấn đề là ở chỗ "nước Mỹ là nơi cư trú của những kẻ ở nhờ". (Một người da đỏ Mỹ đã nói với tôi như vậy).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét