1. Những ngày dần tới 30 - 4, ký ức của
43 năm trước đang dội về trong tâm trí người tham chiến và cả người ngoài cuộc
chiến. Có người hoài niệm tiếc nuối, cảm thấy kinh hoàng; có người tự hào vì đã
hy sinh cho lý tưởng cách mạng; có người hổ thẹn với lịch sử của cha ông; cũng
có người đặt giả định: giá như ngày ấy… bây giờ… Cảm xúc là vô tận, thanh danh
thì mãi mãi. Cuộc đời một con người tuy ngắn ngủi, nhưng thanh danh vẫn trường
tồn. Nói như vây, không có nghĩa tôi nhận mình là thanh danh, mà thực ra tôi thấy
tôi là một kẻ bất tài. Bất tài vì không làm được việc lớn giúp cho dân giàu
nước mạnh, mà chỉ có thể viết ra vài lời phân bua cho bạn đọc về sự đúng sai của
quá khứ, nhận thức đúng đắn về lịch sử dân tộc VN. Nhưng đôi lúc tôi lại tự
kiêu rằng, ừ thì bất tài thật và dù chỉ làm việc nhỏ như vậy thôi, nhưng còn
hơn khối kẻ cứ moi móc, chê bai đất nước, xỉ vả tiền nhân!
2. Đầu tiên, tôi cảm ơn “nhà sử học”
Bảo Giang đã dày công nghiên cứu, liệt kê nhiều sự kiện lịch sử kèm theo các số
liệu ở trong bài viết “Chuyện 30-4”
đăng trang điện tử Danlambao, trình
bày các đề mục và ý tứ rất mạch lạc. Đó cũng là nguyên nhân cuốn hút tôi đọc rất
kỹ bài viết của Bảo Giang và có cảm nhận Bảo giang là người tương đối đam mê
tìm hiểu lịch sử, thông tường ngoại ngữ. Tôi nghĩ, mục đích tác giả Bảo Giang viết
bài này là thông qua những chứng cứ lịch sử dẫn dắt các sự kiện để bày tỏ quan
điểm về trách nhiệm của cái gọi là “phe cộng sản” và “phe cộng hòa” và nguồn
gốc của sự kiện 30-4. Tuy nhiên, vì đọc kỹ bài viết nên tôi thấy cần phải trao
đổi với Bảo Giang một số điều về lịch sử. Thú thật, tôi đắn đo mãi mới viết bài
này vì trách nhiệm của một người đi sau đối với công lao của tiền nhân, chứ
cuộc sống trong thời buổi cách mạng 4.0 đầy bộn bề này, ai hơi đâu mà đôi co
nhau vài câu chữ. Vì tôi không phải là nhà sử học, cũng không thông thiên văn
tường địa lý, nên nếu có điều gì mà Bảo Giang thấy chưa thỏa đáng, mong thông
cảm cho.
3. Dưới đây xin chỉ ra mấy điểm mà tác
giả Bảo Giang đang nhầm lẫn, hoặc cố tình nhầm lẫn trong bài viết của mình:
(1) Tác
giả Bảo Giang viết: “nhiều người đã bị
nổi da gà khi nhắc đến câu đầy man rợ “cờ in máu chiến thắng vang hồn nước…”,
“nhưng không ai thấy hồn nước Nam ở
nơi đâu. Trái lại, chỉ thấy có hồn Tàu lơ lửng thôi!”. Tôi cho rằng, Bảo
giang viết lời bình luận mà chưa hiểu nghĩa của từ, viết về lịch sử mà chưa
hiểu lịch sử. Dân tộc nào cũng có một chủ nghĩa để tôn thờ, có một lá cờ là
biểu tượng của tổ quốc phản ánh khát vọng và lịch sử đất nước. Quốc ca của VN
là bài “Tiến quân ca” do Văn Cao sáng tác năm 1944, bắt nguồn từ lúc phong trào
Việt Minh sử dụng bài hát này cho tới khi trở thành quốc ca nước VN Dân chủ
Cộng hòa và sau đó sử dụng cho toàn nước VN từ năm 1976. Bài quốc ca đem lại
không khí hào hùng, sôi nổi, vẻ vang của những năm tháng nhân dân VN anh dũng chiến
đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Nếu ai hiểu được câu “cờ in máu chiến thắng vang hồn nước”, có lẽ đã biết trân trọng, yêu
quý đất nước và nhân dân VN, bởi vì có đất nước thống nhất như ngày nay, cả dân
tộc phải đổi bằng máu trong suốt chiều dài lịch sử từ khi dựng nước đến nay.
Biết bao kẻ thù xâm lược: phong kiến phương Bắc, rồi thực dân Pháp, phát xít
Nhật, đế quốc Mỹ, nhưng vì mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc, giữ
vẹn toàn lãnh thổ biên cương mà tổ tiên đã dày công gây dựng, nên dù máu đổi
đầu rơi, thì nhân dân VN vẫn quyết giữ cho kỳ được điều đó.
(2) Tác
giả Bảo Giang viết: “Phan Bội Châu (PBC)
đã bị Hồ Chí Minh (HCM) trong vai Lý Thụy và Lâm Đức Thụ lừa bán cho Pháp để
lấy 100,000 fr”. Tôi cho rằng, viết như vậy là có tội với tiền nhân và chưa
hiểu gì về lịch sử VN cận đại. PBC và HCM là người cùng xã, cùng huyện Nam
Đàn của tỉnh Nghệ An, Phan là bạn của Nguyễn Sinh Sắc - bố của HCM. Đầu thế kỷ
XX, PBC ra Bắc vào Nam tập hợp lực lượng, lập Hội duy tân, phát động phong trào
Đông du, đưa thanh niên sang Nhật học tập; sau đó về TQ hoạt động, thành lập tổ
chức, lãnh đạo phong trào cách mạng dân chủ. Còn NAQ từ năm 1911 ra đi tìm
đường cứu nước, đến nhiều nơi, tìm hiểu nhiều nền văn hóa, lựa chọn con đường
cứu nước cứu dân phù hợp với lịch sử. Từ khi chưa về TQ hoạt động, NAQ đã gửi
thư cho PBC phân tích một số chủ trương cách mạng, còn PBC thì gửi thư cho NAQ
bày tỏ vui mừng “việc thừa kế nay đã có người” và hẹn đàm luận tại Quảng Châu.
Tiếc rằng cuối năm 1924, NAQ đến Quảng Châu thì PBC đã đi Hàng Châu, sau đó bị
thực dân Pháp bắt cóc ở Thượng Hải rồi giải về nước xử án tù chung thân làm cho
cuộc hẹn không thực. Cuộc hẹn đàm giữa PBC với NAQ để bàn “việc xây dựng lại
giang sơn, ngoài cháu còn có ai để nhờ uỷ thác gánh vác trách nhiệm thay mình” không
thành.
(3) Nói
về sự kiện Tết Mậu thân 1968, Bảo Giang viết: “Ai cũng biết, biến cố Mậu
Thân xảy ra…, chiến công ấy của tập đoàn CS HCM là đời đời vinh quang với ngọn
cờ đỏ Phúc Kiến”.
Theo tôi,
khi nói đến sự kiện Mậu Thân 1968, tác giả cần đặt trong dòng chảy lịch sử VN
là một đất nước thống nhất, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Chỉ cần
tính từ thời Tây Sơn, sau khi giải quyết xong sự chia cắt Bắc - Nam, đánh đổi
quân Xiêm ở phía Nam, đánh đuổi quân Thanh ở phía Bắc, tạo nên một đất nước
thống nhất, Nguyễn Huệ lên ngôi vua của một nước thống nhất từ Bắc vào Nam. Sau
đó, đến nhà Nguyễn mở mang, củng cố thêm bờ cõi, tạo dựng một quốc gia thống
nhất. Chỉ đến khi thực dân Pháp xâm lược từ 1858, đất nước mới có chia thành ba
kỳ, quyền hành của nhà Nguyễn bị hạn chế. Đến năm 1945, cách mạng thành công,
chính phủ HCM tạo dựng một đất nước thống nhất. Sau đó, bọn thực dân Pháp, có
sự nâng đỡ của các đế quốc, đặc biệt là Mỹ, nên đã quay lại xâm lược VN. Toàn
dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng do HCM đứng đầu đã làm nên chiến thắng năm
1954 vẫn là thực hiện ý nguyện một nước thống nhất. Nhưng do lúc bấy giờ các
thế lực đế quốc đã dựng lên những tên tay sai trong nước để thực hiện âm mưu
chia chắt VN, trong đó có Mỹ, mà chính quyền Ngô Đình Diệm là con đẻ có Mỹ dung
dưỡng, viện trợ. Vì chưa thực hiện được ý nguyện thống nhất đất nước mà trước
đây cha ông đã làm, nên Đảng Cộng sản mới tiếp tục lãnh đạo thực hiện sứ mệnh
cao cả đó. Tôi cho rằng, đây là việc làm chính nghĩa, còn ai đi ngược lại ý
nguyện chung đó đều là hi nghĩa, đều không gọi là chính thống mà chỉ có thể gọi
là ngụy.
Biết rằng, trong sự kiện Mậu Thân 1968,
cũng thiệt hại nhiều về người, thậm chí có nhầm lẫn giết chóc nhau là không
tránh khỏi. Nhưng đó cũng nằm trong ý chí chung của VN từ bao đời nay :
thống nhất tổ quốc. Sao lại bảo “vinh quang với ngọn cờ đỏ Phúc Kiến” ? TQ có lòng giúp đỡ cuộc kháng
chiến chống Pháp để VN giành độc lập dân tộc là điều đáng cảm tạ. Sau chiến
thắng ấy, VN xây dựng CNXH theo lý tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin đã chọn từ những
năm 20 của thế kỷ XX, làm cho nhân dân no đủ, chứ liên quan gì đến nước Tàu.
Cũng cần phải chỉ rõ là, Đảng Cộng sản VN không bao giờ muốn và cũng không dại
gì thích chiến tranh cả, ngược lại, rất muốn có hòa bình để xây dựng đất nước.
Nhưng vì đế quốc và tay sai phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện âm mưu chia
cắt vĩnh viễn đất nước VN làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau, nên
Đảng cộng sản, HCM mới phải chấp nhận chiến tranh để giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước. Nếu là người am hiểu lịch sử, biết trân trọng giá trị mà tổ tiên
đã gây dựng thì chắc hẳn sẽ hiểu rõ điều đó.
(4) Tác giả Bảo Giang viết :“Tất cả đều thu
gọn lại vào ngày 30-4-1975 tại Sài Gòn...Nhưng nơi đó sẽ là nơi dòng nước mắt
của người VN không bao giờ cạn. Bởi lẽ, từ đây người VN đã mất tất cả. Mất từ
cuộc sống về tinh thần là Tự Do, Độc Lập và Công Lý. Rồi mất hơi thở từ ngọn cờ
Vàng yêu thương, tình nghĩa của quê hương”.
Rõ ràng,
nhìn ở góc độ giá trị và truyền thống lịch sử của dân tộc VN thì sự kiện
30-4-1975 là niềm vui toàn thắng, vì đây là ngày đánh dấu miền Nam được giải
phóng, tổ quốc được thống nhất sau 20 năm bị chia cắt trong sự chiến tranh xâm
lược của đế quốc ngoại bang. Non sông thu về một mối, hết cảnh máu đổ đầu rơi,
nếu là người yêu nước, là người biết quý trọng giá trị của độc lập, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ mà tổ tiên ta đã mất bao nhiêu xương máu để giữ gìn, bảo
vệ qua mấy ngàn năm lịch sử, thì đây phải là nụ cười rạng rỡ đón niềm vui thống
nhất, chứ sao lại là dòng nước mắt không bao giờ cạn? Sao lại nói từ 30-4-1975 là
người VN sẽ mất tất cả, mất tự do, độc lập và công lý?. Thường thì với sự kiện
30-4, người ta chỉ nói đến thất bại của đế quốc Mỹ, thất bại của những ai do lầm
lỡ hoặc cố ý mà trót đi theo Mỹ, làm tay sai cho Mỹ để phản bội lại lợi ích
chung của dân tộc VN, hòng chia cắt nước VN, cầm súng xả đạn vào những người
đang ra sức chiến đấu cho độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,
quê hương mình. Và nếu là người có hiểu biết, tôn trọng giá trị lịch sử, thì sao
nỡ từ bỏ lá cờ đỏ sao vàng năm cánh in máu mang hồn nước để đi theo và tiếc
nuối “ngọn cờ vàng” ra đời trong một ý đồ chia cắt đất nước VN?!.
Trần
Kim Bái
(Quận
Cầu Giấy, Hà Nội)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét