Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

HỌ NGHĨ GÌ KHI NÓI: “XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TÀN TẠ”?



PGS,TS Đàm Đức Vượng

1. Gần đây, trên các trang mạng XH tung ra bài phỏng vấn của Nguyên Lam (AFP) đối với Nguyễn Xuân Nghĩa (NXN) về CNXH, cho rằng, XHCN tàn tạ? Trong khi trả lời cuộc phỏng vấn này, NXN phủ nhận sạch trơn nền KTTT định hướng XHCN ở VN. Ông ta nói: “Nếu nhìn trên cái trục thời gian quả thật VN đã có thay đổi sau khi tiến hành cải cách gọi là “đổi mới”. Nhưng tại sao lại phải đổi mới nếu XHCN là điều hay đẹp và cần thiết cho VN như giới lãnh đạo đã nói sau năm 1975?”. “Chuyện lớn là hơn 40 năm sau khi xây dựng XHCN thì CN này đang có dấu hiệu tàn tạ”. “Ngày nay nhìn lại thì càng thấy sự tàn tạ”. “Nếu gọi đó là “XHCN” thì cùng được, nhưng phải ra khỏi bóng rợp của CN M-L”. “Ngày nay, cái “định hướng XHCN” vô hình và vô tâm đó đang phá sản! Kinh tế mắc nợ ngập đầu, vì thiểu số ăn trên ngồi chốc, ngân sách bị bội chi vì quá nhiều lãng phí cho bộ máy cầm quyền, nên người ta đòi giảm chi và tăng thuế trong khi XH trở thành cực kỳ bất công hơn, với đại đa số vẫn sống trong cảnh bần cùng. Hơn 40 năm sau khi được hứa hẹn thiên đường XHCN, những người u mê nhất cũng thấy rằng, đây là một cơn ác mộng”. “Hơn 40 năm sau, chiến tranh, VN vẫn là một nước tụt hậu sau nhiều lân bang Đông Nam Á, nhưng đứng trên danh mục tham nhũng nặng theo cuộc khảo sát của tổ chức Transparency International” (Minh bạch thế giới) … Ông ta phủ nhận sạch trơn nền KTTT định hướng XHCN ở VN, cho rằng, “cái định hướng XHCN đang thành vô nghĩa”. Một số người VN và  người nước ngoài thiếu thiện chí đã phụ họa những câu nói trên của ông NXN, cho rằng, “ông nói phải”.
2. Sự thật thì ông toàn nói trái, nói ngược, không đúng với tình hình thực tế ở VN trong những năm đất nước đổi mới. VN đã và đang trên đường đổi mới, được thế giới, nhất là Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá cao. Nhiều chính khách trên thế giới ca ngợi sự phát triển kinh tế của VN, an ninh của VN là đáng trân trọng. VN biết lắm chứ, còn rất nhiều việc ngổn ngang, bề bộn đang cần phải giải quyết. Dù sau, cũng phải ghi nhận kinh tế VN có tiến bộ rõ rệt, đời sống của nhân dân rõ ràng có được cải thiện nhiều so với thời kỳ bao cấp. NXN cho rằng, VN nếu nói là tốt, tại sao còn phải đổi mới? Câu trả lời là phải đổi mới thì mới thoát ra khỏi chế độ tập trung quan liêu bao cấp mà trước đó VN đã vấp phải. VN vẫn nói tuy đã đạt được một số thành tựu về kinh tế, nhưng vẫn còn nhiều khiếm khuyết do thời bao cấp để lại, cho nên cần phải đổi mới, đổi mới hơn nữa. Phải chăng đó là quy luật phát triển kinh tế của VN mà ông NXN không tính đến. Nhờ có đổi mới mà VN đã dần dần thoát ra được quan liêu, bao cấp, tình trạng đói nghèo.
Trước khi đổi mới, VN cũng đã tham khảo nhiều nền kinh tế thế giới, trong đó có nghiên cứu lý thuyết của Kênxơ, một trong những khuynh hướng chủ yếu của kinh tế chính trị học phương Tây. VN rất muốn tiếp thu tinh hoa kinh tế thế giới, mặc dù biết đó là kinh tế học tư sản. Cái tiến bộ là lý thuyết kinh tế của Kênxơ là khác với khuynh hướng cổ điển mới của kinh tế chính trị học tư sản đã chiếm vị trí thống trị vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế ký XX. Thuyết Kênxơ đã lấy nền kinh tế quốc dân nói chung là đối tượng phân tích. Quan điểm này gọi là quan điểm kinh tế vĩ mô, còn bản thân thuyết này được gọi là kinh tế học vĩ mô. Vấn đề trung tâm của kinh tế học vĩ mô là các nhân tố quyết định mức độ và sự biến động của thu nhập quốc dân. Tuy nhiên, học thuyết kinh tế của Kênxơ cũng có những hạn chế nhất định, mà VN không thể áp dụng.
VN mở cửa thông thoáng cho các nhà đầu tư tràn vào đất nước mình, làm ăn phát đạt, điển hình là hãng Sam Sung. VN muốn làm tất cả những gì mà cần phải làm, kể cả sự tranh thủ giúp đỡ về kinh tế từ bên ngoài.
Nói đến kinh tế là nói đến toàn bộ những mối quan hệ sản xuất nhất định trong lịch sử, cơ sở hạ tầng kinh tế của XH. Kinh tế còn là hoạt động kinh doanh của một nước nhất định, bao gồm các ngành và các loại hình sản xuất tương ứng. Mỗi một phương thức sản xuất đều có nền kinh tế riêng của nó. Nền tảng vật chất của sự phát triển nền kinh tế là lực lượng sản xuất, mà sự thay đổi của chúng dẫn đến những biến đổi tương ứng trong cơ sở hạ tầng kinh tế của XH. Trong điều kiện CNXH ở VN, chính sách của Đảng và Nhà nước VN phản ánh các lợi ích kinh tế của XH, của các nhóm XH nhằm củng cố và phát triển nền kinh tế của đất nước cả về bề rộng lẫn chiều sâu, xây dựng XH công bằng, dân chủ, văn minh. Nền kinh tế của VN được tập hợp với tính cách là toàn bộ các ngành kinh tế, phản ánh những nét đặc trưng của phương thức tương ứng với những điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước trong hiện tại và tương lai.
Nói đến thị trường là nói đến toàn bộ những quan hệ kinh tế hình thành trong lĩnh vực trao đổi và phân phối lưu thông, tiêu thụ hàng hóa. Vì vậy, nói đến thị trường thực chất là sự mua, bán hàng hóa. Trên thị trường, cầu và cung về hàng hóa hình thành và vận động. Tác động qua lại giữ cung và cầu về hàng hóa có ảnh hưởng đến sự thay đổi mức giá cả hàng hóa. Việc hạ giá hay tăng giá hàng hóa cũng tác động đến cung và cầu. Cơ sở khách quan của những dao động này là sự thay đổi của trình độ phát triển của nền sản xuất XH và của giá trị hàng hóa. Sự hình thành và phát triển của thị trường dựa trên cơ sở tăng cường sự phân công lao động XH và sản xuất hàng hóa. Thị trường có mối quan hệ hàng hóa - tiền tệ; là cái vốn có của các hình thái kinh tế - XH, trong đó, tồn tại những mối quan hệ hàng hóa - tiền tệ. Dưới nền kinh tế XHCN, quan hệ sản xuất chiếm địa vị thống trị của một phương thức sản xuất lịch sử cụ thể, đó là nhân tố quyết định sự phát triển của thị trường. Đặc diểm quan trọng nhất của thị trường là sức lao động, là cung luôn luôn vượt quá cầu về sức lao động, tình trạng này dẫn đến nạn thất nghiệp triền miên. Trong quá trình hoạt động của thị trường, VN không có đối kháng, gây ra những cuộc khủng hoảng tiêu thụ hàng hóa. Cạnh tranh trên thị trường ở VN được xác định rõ là cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh trên cơ sở chất lượng sản phẩm, chứ không phải số lượng sản phẩm. Đó là những ưu việt của thị trường VN hiện nay.
Tuy nhiên, thị trường VN còn phụ thuộc vào thị trường của những tập đoàn kinh tế nước ngoài sản xuất tại VN. Điều này phản ánh sự phát triển không chắc chắn của nền kinh tế VN.
Định hướng XHCN ở VN đã được xác định rõ trong văn kiện Đại hội IX của Đảng là xây dựng nền KTTT định hướng XHCN.
Như vậy, kinh tế quan hệ với thị trường và thị trường quan hệ với định hướng XHCN thành nền KTTT định hướng XHCN. Đó là mối quan hệ lôgích tác động vào nhau và cũng nhau tồn tại và phát triển. Ông NXN nói cái “định hướng XHCN đã thành vô nghĩa” là phản khoa học.
KTTT định hướng XHCN ở VN thực chất là một cơ chế quản lý kinh tế do Đảng Cộng sản VN đề xuất. Cơ chế này cũng được ghi trong Hiến pháp hiện hành.
Ông NXN thật mâu thuẫn trong tư duy, khi ông nói: “Nếu gọi là XHCN thì cũng được, nhưng phải ra khỏi bóng rợp của CN M-L?”. Ô hay! Vậy CNXHKH khác với CN M-L hay sao mà ông lại nói vậy? CN Mác -Lênin là cha đẻ của CNXHKH, thực chất đó là một hệ thống khoa học, phản ánh sự phát triển của XH loài người, nhằm giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng XH, giải phóng con người. CN M-L mang tính quốc tế, phạm vi phổ biến lý luận Mác - Lênin là toàn thế giới. Các luận điểm mang ý nghĩa phổ biến, nhưng không thể áp dụng một cách máy móc ở bất cứ nước nào và trong khi áp dụng lý luận Mác - Lênin phải tính kỹ các đặc điểm lịch sử, dân tộc,…, phải phân tích hoàn cảnh cụ thể trong một quốc gia cụ thể. Lý luận Mác - Lênin không khoan nhượng bất kỳ CN giáo điều nào. Có thể đến một ngày nào đó, do tình hình thay đổi, người lên cầm quyền sa vào CN cơ hội, không nói đến CN M-L nữa, nhưng trước, sau CN M-L vẫn sống mãi, vì đây là học thuyết khoa học và cách mạng, mà một khi đã thừa nhận nó là khoa học và cách mạng, thì nó phải được đối xử như một khoa học và cách mạng. Ông NXN chắc chưa bao giờ đọc CN M-L, cho nên mới ngộ nhận về CN M-L như vậy. Sách có câu: “Không biết gì cho nên mới nói liều như vậy”. Thật là “điếc không sợ súng”.
Lý luận CNXHKH đã được các nhà sáng lập CNXHKH bổ sung và được các nhà chính trị, nhà khoa học tiếp thu và phát triển sáng tạo. Đó là lý luận khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, giải phóng người lao động khỏi ách áp bức, bóc lột, giải phóng các dân tộc bị áp bức giành quyền tự do, ấm no, hạnh phúc.
Nguyên tắc cơ bản của CNXH là “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”, người có sức lao động mà lười biếng không làm, thì không được hưởng lợi ích. Nguyên tắc này vạch rõ bản chất mối quan hệ và phân phối dưới chế độ XHCN. Với nguyên tắc này, mọi thành viên trong XH đều có nghĩa vụ như nhau là lao động để làm cho tài sản XH phong phú thêm và đều được quyền nhận của XH sự thù lao và chất lượng lao động đã bỏ ra. Mục đích của nền sản xuất XHCN là thỏa mãn ngày càng đầy đủ hơn các nhu cầu vật chất và văn hóa của những người lao động. Có điều là nền sản xuất đó vẫn chưa thể thỏa mãn ngày càng đầy đủ mọi nhu cầu của các thành viên. Dưới CNXH, số lượng và chất lượng lao động như thế nào thì mức độ thỏa mãn các nhu cầu của mỗi người lao động tương xứng với kết quả lao động của họ, với sự đóng góp của họ vào tài sản chung của XH; ai làm việc nhiều hơn và tốt hơn, người đó nhận được nhiều tiền lương hơn do kết quả lao động của họ mang lại. Sự lao động của mỗi con người sống dưới chế độ XHCN còn phụ thuộc vào sự đóng góp lao động của một tập thể sản xuất nói chung. Như vậy, CNXH bảo đảm không chỉ sự khuyến khích lợi ích vật chất đối với từng cá nhân, mà còn có cả sự khuyến khích vật chất đối với tập thể nữa. Nó là cơ sở để thống nhất lợi ích của cá nhân với lợi ích tập thể và lợi ích của toàn XH nói chung. Nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động” còn là sự giáo dục nghĩa vụ lao động và rèn luyện tính tổ chức và tính kỷ luật, là phương tiện quan trọng để đấu tranh chống tệ ăn bám.
Đặc điểm của CNXH là từ một XH thoát thai trong lòng CN tư bản, trong đó, những gì thừa kế của quá khứ  lại quyện với những cái mới nảy sinh, trở thành cuộc đấu tranh giữa cái cũ với cái mới; là nhịp độ phát triển nhanh về kinh tế, chính trị, XH, tinh thần. Cái quyết định điều đó trước hết là những quan hệ XH, những quan hệ sản xuất mới đang tạo điều kiện phát triển những lực lượng sản xuất hiện đại.
Về mặt XH, CNXH là XH của mối quan hệ các giai cấp. Giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động tạo ra các giá trị vật chất trong công nghiệp và nông nghiệp. Số lượng tầng lớp (đội ngũ) trí thức thường xuyên tăng lên. Đây là tầng lớp XH lao động trí óc chuyên nghiệp, phát triển khoa học, kỹ thuật, văn hóa.
Thanh niên dưới CNXH là lực lượng hùng hậu, xung kích trên các lĩnh vực của đời sống XH.
Về mặt chính trị, là việc củng cố nhà nước, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế của nhà nước. Phát triển dân chủ XHCN là yếu tố có tính quyết định, thể hiện bản chất của nhà nước XHCN. Trình độ văn hóa và chính trị của nhân dân được nâng cao. Ý thức tư tưởng và CN yêu nước của nhân dân sẽ làm cho đời sống tinh thần của XH thêm lành mạnh. Hoạt động của đảng cộng sản và hệ thống chính trị của CNXH là những yếu tố quyết định bảo đảm xây dựng CNXH thành công.
Về mặt vật chất, CNXH bảo đảm cho mỗi người dân có nhà ở, cơm no, áo đẹp, học tập, đi lại thuận tiện, vui chơi giải trí, có chế độ bảo hiểm XH, người già, trẻ em, phụ nữ được chăm sóc chu đáo, mọi người dân đều được điều trị khi ốm đau.
Về mặt tinh thần, CNXH tạo ra mọt quá trình dân chủ hóa nền văn hóa, nâng cao dân trí, dân sinh, truyền thống văn hóa được phát huy, nét đẹp văn hóa được phát triển hài hòa với đời sống XH; giáo dục, khoa học, văn học, nghệ thuật phát triển với tinh thần xây dựng một XH phát triển toàn diện và đồng thuận.
Về quan hệ dân tộc dưới CNXH là những quan hệ hình thành và phát triển trên cơ sở tình hữu nghị giữa các dân tộc, sắc tộc trong cộng đồng XH; sự hợp tác toàn diện; sự tôn trọng lẫn nhau và giúp nhau phát triển. Các dân tộc sống dưới chế độ XHCN bao gồm các giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động, có chung mục đích xây dựng CNXH, sự thống nhất của XH về chính trị, tư tưởng, ý thức dân tộc XHCN, hành vi XHCN, sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích XH. Các mối quan hệ dân tộc được xây dựng dưới CNXH sẽ làm phong phú cho nhau về văn hóa giữa các dân tộc và sắc tộc, phát triển giáo dục tới trình độ cao.
CNXH tốt đẹp là như vậy, làm sao lại bỏ nó đi như một số người chống đối nó thường mong muốn. Vấn đề còn lại là ở chỗ những hậu sinh có biết biến những nguyên lý tốt đẹp của CNXH thành hiện thực trên đất nước VN hay không? Có biết phát triển CNXH vào công cuộc đổi mới hiện nay hay không? Người trả lời được những câu hỏi đó là lớp trẻ. Một câu hỏi nếu trả lời được sẽ làm cho CNXH ngày càng phong phú!
    



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét