Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Về Phúc trình tự do tôn giáo, 2017- Uỷ Hội Hoà Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ- Cái loa của Nguyễn Đình Thắng

 
                                                                                               
Hôm nay, 24/5/2018, Uỷ Hội Hoà Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) phát hành bản Phúc trình, năm 2017 về tình hình tự do tôn giáo trên thế giới. Trong phần về Việt Nam, USCIRF kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo (CPC). Đồng thời  USCIRF còn nêu đích danh những quan chức chức vi phạm tự do tôn giáo, và áp dụng biện pháp trừng phạt theo Luật Magnitsky Toàn Cầu (đối với các cá nhân liên can đến các hành vi đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng).
Điểm đặc biệt, bản Phúc trình năm nay đã nêu “Hội Cờ Đỏ” được gọi là tổ chức phi chính phủ (NGOS) với hoạt động “bạo lực” nhắm vào các giáo xứ Công Giáo ở Nghệ An và Đồng Nai”.
 Những người theo dõi Phúc trình năm 2017 đã bị hẫng hụt bởi người ta dường như không thấy văn bản Phúc trình đâu mà chỉ thấy câu chuyện về “ Hội cờ đỏ” qua cái “loa” Nguyễn Đình Thắng (NĐT). Không biết có NĐT là “ hacker” cướp trang Web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không, mà trong Phúc trình tôn giáo năm nay, người ta chỉ thấy NĐT “ bình luận”, “phân tích” và cả “ chỉ bảo” cho quan chức Hoa Kỳ cần phải làm gì, phải chọn đúng “ điểm nóng” như lưỡi dao “đâm thẳng” vào “trái tim của Việt cộng”. Để khuyến khích Hoa Kỳ đi sâu vào câu chuyện Hội cờ đỏ NĐT nói: “Như vậy, hiện tương Hội Cờ Đỏ sẽ được chính quyền Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm từ nay.”!
Trước đó, NĐT đã nêu vấn đề Hội Cờ Đỏ trực tiếp với Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam và đã nêu vấn đề Hội cờ đỏ ở Hội Nghị Thượng Đỉnh về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế do USCIRF tổ chức (ngày 18/4/2018) tại Hoa Kỳ. NĐT nói: “Mục tiêu của chúng tôi là “dứt điểm” sự hoành hành của các Hội Cờ Đỏ và những tác nhân phi chính phủ giống như Hội Cờ Đỏ”
NĐT còn gợi ý chúng ta cần “ lôi kéo quốc tế nhập cuộc” bằng cách  “chọn ra một số “điểm nóng” tiêu biểu: Đối với các cộng đồng Công Giáo, điểm nóng đang là “Hồ sơ Hội Cờ Đỏ”; Đó là chọn “Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ”. Đối với đạo Tin Lành, “điểm nóng là Mục Sư Nguyễn Công Chính và Bà Trần Thị Hồng” (vừa định cư tại Hoa Kỳ). Đối với Phật Giáo Hoa Hảo, là “cái chết trong đồn công an của anh Nguyễn Hữu Tấn”. Đối với Đạo Cao Đài, là “hồ sơ Chi Phái Tây Ninh 1997 đánh cắp căn cước của Đạo Cao Đài”  … NĐT còn gợi ý cho những kẻ “cùng hội cùng thuyền” rằng “Khi tiếp xúc với các giới chức Hoa Kỳ và quốc tế, chúng ta “không thể nói miên man mà cần rất tập trung, như một lưỡi dao sắc nhọn,” đâm trúng đích.
Để “khai thác các điểm nóng”, NĐT đã “gom” các hoạt động về tự do tôn giáo vào “một nỗ lực dài hạn” lấy tên là “Đề Án” Tự Do Tôn Giáo (Religious Freedom Project, hoặc RFP).  
Bây giờ chúng ta hãy xem NĐT là ai? Vì sao NĐT lại có thể làm cái loa cho Uỷ Hội Hoà Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF). Và cuối cùng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam như thế nào?
(1)-NĐT là ai? Theo từ điển mở Wikipedia, trước ngày 30/4/1975, Nguyễn Đình Thắng từng là học viên Trường Quốc gia hành chánh, sau đó NĐT là phó quận trưởng hành chánh của chính quyền Sài Gòn. Năm 1979, Nguyễn Đình Thắng vượt biên, qua nước thứ 3 rồi định cư ở Mỹ. Khi đứng ra thành lập B “Ủy ban cứu trợ người Vượt biển” (BPSOS). Thắng khoe là mình đã tốt nghiệp ngành cơ khí tại Học viện Massachusset Institute Technology (M.I.T) với học vị tiến sĩ, và đã làm việc cho Hải quân Mỹ suốt 15 năm… nhưng nhiều người Việt ở Mỹ biết rõ về Thắng đã nói rằng: Thắng chưa hề đặt chân vào giảng đường M.I.T ngày nào. Tờ Indochina Times xuất bản ở Mỹ, có bài viết khẳng định Nguyễn Đình Thắng chỉ theo học phân khoa “quản trị giáo dục” ở Đại học UCLA, mà là học theo hệ... đào tạo từ xa!”.
Với lý lịch này , người ta không ngạc nhiên vì sao NĐT là hận thù Hà Nội như vậy và nhân cách của y như thế nào, khi NĐT khai gian về văn bằng của mình. Đầu năm 1980, NĐT tham gia tổ chức chống cộng “ Đại Việt” nhưng không được bao lâu “ Đại Việt” tan rã vì ăn chia, đấu đá lẫn nhau. 
Thành lập BPSOS, Nguyễn Đình Thắng nhằm mục đích kiếm tiền, đồng thời kích động người dân trong nước bỏ Tổ quốc ra đi, chống lại chế độ Hà Nội. NĐT đã khôn ngoan dùn hai chữ “cứu người”, để vận động quyên góp tiền bạc trong cộng đồng người Việt, xin tài trợ của Quỹ NED (Fund NED) - mà người Việt ở hải ngoại thường gọi mỉa mai là Quỹ “phân”!  Theo tiết lộ của một số báo chí người Việt ở hải ngoại, trong 10 năm từ 1980 đến 1990, ước tính BPSOS của NĐT đã kiếm được hơn 2 triệu USD và số tiền này, ngoài việc ăn chơi nhảy múa, mua nhà, mua xe, mua cổ phiếu, Thắng thuê một chiếc tàu buôn đã gần hết “date” sử dụng, chạy lòng vòng ngoài biển. Hễ gặp được chiếc ghe của người vượt biên nào đó, Nguyễn Đình Thắng cùng tay chân cho quay phim, chụp hình, quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đánh bóng cho cá nhân mình. Trong dịp Uỷ Hội Hoà Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) phát hành bản Phúc trình năm 2017, NĐT gợi ý, lập “Đề Án” Tự Do Tôn Giáo (Religious Freedom Project, hoặc RFP) để xin tiền các ông chủ và những người Việt ở hải ngoại còn đang ngộ nhận về NĐT và BPSOS.
   (2)- Vì sao Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại chấp nhận làm “cái loa” cho NĐT? Câu trả lời khá đơn giản vì: Những quan chức được giao nhiệm vụ soan thảo Phúc trình không nắm được gì về tình hình tôn giáo Việt Nam. Lâu nay họ chỉ “trích chép” lại những thông tin từ những kẻ chống chế độ cộng thường là đã chạy trốn, hoặc được Hà Nội cho phép định cư ở nước ngoài, nhất là ở Mỹ, chẳng hạn như Nguyễn Công Chính (mục sư), Trần Thị Hồng… Một lý do nữa, vì những người được giao soạn thảo Phúc trình, dù sao họ cũng không có “ nhân cách” xấu xa như NĐT, trắng trợ xuyên tạc sự thật, bởi vậy để cho NĐT làm “cái loa” cho mình họ được cả hai: Thực hiệm được nhiệm vụ chống Cộng và chẳng phải làm gì mà vẫn giữ được đôi chút “lương tâm”.
(3) Và cuối cùng, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam như thế nào?
Theo thống kê điều tra dân số gần đây nhất đến nay, Việt Nam có 38 tổ chức tôn giáo, trên 24 triệu tín đồ, 80.000 chức sắc và hơn 26.000 cơ sở thờ tự. Đông đảo người có đạo đã và đang tham gia các hoạt động chung của xã hội, đoàn kết xây dựng cuộc sống tốt đời, đẹp đạo; nhiều chức sắc tôn giáo có uy tín đã được bầu vào Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được đưa vào Hiến pháp 2013, sau đó đã được thể chế hóa trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, 2016. Khác vớp Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo trước đây, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 đã mở rộng đối tượng thụ hưởng, kể cả người nước ngoài, người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành án vẫn có quyền cầu nguyện…, Viết Nam đã đơn giản hóa những thủ tục trước đây, như phải xin phép trước các lễ hội, nay chỉ gửi thông báo có hoạt động là được. Tuy nhiên ở Việt Nam, tôn giáo không phải là những tổ chức “ đặc biệt”, muốn làm gì cũng được mà phải tuân thủ pháp luật như các tổ chức xã hội khác, phải đăng ký, phải được chính quyền cho phép…
Chuyện “ Hội cờ đỏ” mà NĐT “ bức xúc” chẳng có gì lạ. Đó là do Hà Nội học được “ chiêu” của những kẻ chống “ Cộng” chuyên nghiệp, lợi dụng các tổ chức xã hội dân sự (NGOS, lợi dung hoạt động “ bất bạo đông” “ bất tuân dân sự” gây rối, chống chính quyền. Ở Nghệ An, Hà Tĩnh đôi khi cũng xuất hiện bọn “ Cờ ba sọc” chạy xe trên đường. Năm 2016, 2017, một vài linh mục, trong đó Nguyễn Hữu Nam đã lợi dụng Giáo đường tuyên truyền chống cộng sản vu cáo họ là “Tàn ác, tham lam”. Nhóm giáo dân ngộ nhận, theo Nguyễn Hữu Nam đã gây rối trật tự, lợi dụng vụ “cá chết  Fomosa” “ đi kiện Fomosa” khi họ đã xin lỗi và chịu bồi thường…Đám đông do Nguyễn Hữu Nam và Trần Đức Bình đã kéo nhau ra quốc lộ 1A gây ách tắc giao thông là những ví dụ.
Hội cờ đỏ là những người ủng hộ Nhà nước, xuống đường “phản biểu tình” là chuyện được đa số người dân ủng hộ. Họ không làm trái luật. Họ tham gia giúp Nhà nước khôi phục lại trật tự công cộng là điều tốt cho nhân dân. Chỉ có kẻ “có vấn đề về tâm thần” mới đề nghị Hoa Kỳ, can thiệp vào Việt Nam, “dứt điểm” sự hoành hành của các Hội Cờ Đỏ”.

 Lệ Chi





https://www.facebook.com/groups/1991578554503248/permalink/2209503786044056/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét