Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Cuộc đấu tranh chống tham nhũng (CTN) hiện nay có phải là hậu quả của phe cánh, lợi ích nhóm (LIN) đấu đá lẫn nhau không?



PGS,TS Đàm Đức Vượng
Trên các trang mạng thường xuất hiện nhiều bài viết, cho rằng, cuộc đấu tranh CTN hiện nay chẳng qua chỉ là hậu quả của các phe cánh đấu đá lẫn nhau, nhóm lợi ích tiêu cực, tranh giành quyền lợi mà thôi. Dư luận tích cực hoàn toàn bác bỏ những nhận định mang tính vu cáo này. Khi Đảng chưa tiến hành mạnh cuộc đấu tranh CTN, thì họ rêu rao là Đảng nhu nhược, hữu khuynh. Đến khi Đảng tiến hành mạnh cuộc đấu tranh CTN, thì họ lại chuyển sang vu cáo đây là hậu quả của cuộc sát phạt lẫn nhau trong Đảng, LIN tiêu cực? Đúng là “lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”.
Thuật ngữ “tham nhũng” (TN) bắt nguồn từ thuật ngữ “tham ô”. “Tham ô” (TN) là lấy của công, đút vào túi tư, lợi dụng quyền hạn hoặc chức trách để ăn cắp của công. Có người cho rằng, TN không phải là một thảm họa tự nhiên. Đó là những khoản tiền ăn cắp của công của những kẻ tham lam có chức có quyền.
Hiện nay, chưa rõ nạn tham ô (TN) có từ bao giờ? Có ý kiến cho rằng, nó xuất hiện từ khi có giai cấp và đấu tranh giai cấp, từ khi hình thành nhà nước. Nó thường xuất hiện nhiều hơn từ các nước có nền kinh tế kém phát triển hoặc có mức thu nhập bình quân đầu người thấp; luật pháp lỏng lẻo, quản lý lỏng lẻo, chính sách không rõ ràng, tạo nhiều sơ hở để bọn TN “đục nước béo cò”. Tại những nước này, những người có chức có quyền thường lợi dụng cương vị lãnh đạo để đục khoét của công biến thành của tư. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (World Bank), hằng năm, trên thế giới có khoảng 1000 tỷ USD bị TN dưới dạng đưa hối lộ. Tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency International – TI) cho rằng, đã có tới 2/3 trong số gần 160 nước được thăm dò có tình trạng tham những nghiêm trọng. Thế giới đang trở thành “thế giới TN”. Nhiều người đứng đầu các quốc gia TN nặng. Đứng hàng đầu trong danh sách  là cựu Tổng thống Mobutu Sese Seko của Cộng hòa Cônggô, biển thủ 5,8 tỷ USD. Cựu Tổng thống Suharto của Indonesia, tài sản gần bằng nửa tổng sản phẩm quốc nội của Indonesia. Cựu Tổng thống Philippines F. Marcos biển thủ 100 tỷ USD. Cựu Tổng thống Pêru Alberto Fujimori biển thủ hàng trăm triệu USD… Nhiều bài nghiên cứu của các học giả trên thế giới cho rằng, TN là nguyên nhân chính của đói nghèo, đau khổ, của chết chốc và đau thương. Các giới thạo tin phân tích TQ và VN hiện nay là hai nước CTN mạnh nhất, có sức thuyết phục nhất, có hiệu quả nhất, đã làm lay động lòng người nhất. Các nước phương Tây bình luận rằng, tại VN, lò CTN mới chỉ âm ỷ cháy, chứ chưa bùng lên như ở Trung Quốc.
Tại VN, Cơ quan CTN là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, CTN (BCĐTWVPCTN) của ĐCSVN. Ngày 1-12-2013, Bộ Chính trị khóa XI ban hành Quyết định số 162-QĐ/TW, thành lập BCĐTWVPCTN do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng Ban. BCĐTWVPCTN chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, CTN trong phạm vi cả nước. Nguyên tắc làm việc của Ban là chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể thảo luận. Trưởng Ban kết luận và chỉ đạo thực hiện. Tôn trọng và không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Đảng và luật pháp của Nhà nước.
Từ khi thành lập BCĐTWVPCTN của ĐCSVN, theo nghiên cứu của tôi, không hề có chuyện phe cánh, đấu đá lẫn nhau, tất cả đều trên tinh thần vì sự trong sạch của chế độ XHCN VN. Nó xuất phát từ những vấn đề sau đây:
Trước hết, cần làm rõ khái niệm lợi ích, LIN, LIN tích cực, LIN tiêu cực.
Lợi ích kinh tế (vật chất) là lợi ích của nhóm xã hội hay của những người riêng biệt, do quan hệ sản xuất quyết định. Những quan hệ đó cũng quyết định nội dung, hình thức biểu hiện và thực hiện những lợi ích kinh tế. Ph.Ăngghen viết: “Các quan hệ kinh tế của mỗi một xã hội nhất định biểu hiện trước hết như là lợi ích” (C.Mác và Ăngghen: Toàn tập, bản tiếng Nga, tập 18, tr. 271). Những lợi ích kinh tế đều mang tính chất lịch sử và tính chất giai cấp. Những hình thức (nhóm) chủ yếu về lợi ích kinh tế thể hiện bằng tính chung và tính thống nhất, là lợi ích toàn dân, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân của những người lao động. Sự thống nhất các lợi ích kinh tế căn bản không loại trừ những mâu thuẫn trong phạm vi mỗi nhóm lợi ích.
LIN là lợi ích của một nhóm người này hoặc một nhóm người khác. LIN nhóm có thể là tích cực, nhưng cũng có thể là tiêu cực, tùy theo động cơ của một nhóm người khi thành lập LIN. LIN tự nó hình thành rồi thành nhóm, có khi trở thành băng đảng.
LIN tích cực là những người lập ra nó với ý nghĩa tích cực. Thí dụ, một số người chung sức chung lòng để thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ công cuộc xây dựng đất nước của họ. Cho nên quan niệm không đúng một khi nói đến LIN là nói đến tiêu cực.
LIN tiêu cực là lợi ích nhoàm của những phần tử cơ hội, lợi dụng kẽ hở của chính sách nhà nước mà đục khoét tiền bạc, của cải, vật chất của nhà nước đem bỏ vào túi của cá nhân mình. Vụ Đinh La Thăng cũng là một biểu hiện của LIN tiêu cực.
Trong cuộc đấu tranh CTN hiện nay không có biểu hiện của LIN, phe phái, mà nó xuất phát từ lợi ích của dân tộc, của nhân dân. Nếu TN, thì anh phải chịu tội trước luật pháp và pháp luật sẽ thi hành bản án đối với anh. Mọi luận điệu cho rằng, cuộc đấu tranh CTN hiện nay là hậu quả của phe cánh, LIN đấu đá lẫn nhau là xuyên tạc, không có cơ sở khoa học, là muốn bôi nhọ, vu cáo Đảng và Nhà nước, cần phải được phê phán.
Lợi ích của Nhà nước và nhân dân VN được thiết lập trên nền tảng bản chất và ý thức hệ XHCN. Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, suốt đời tận tụy đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, lợi ích của nhân dân. Đảng thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng XHCN, nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
ĐCSVN là đảng cách mạng chân chính, Đảng của đạo đức, của văn minh. Phẩm chất của Đảng là phẩm chất của dân tộc VN. Đạo đức của Đảng là đạo đức cách mạng. Đó là hình thức của ý thức xã hội và thực tiễn xã hội. Chức năng cơ bản của nó là bảo đảm năng lực hoạt động có tính chất lịch sử của xã hội; tạo sự hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội; điều chỉnh về mặt xã hội những hành vi của cá nhân, tạo nên sự phong phú, đa dạng về lối sống xã hội.
Không có LIN, phe phái trong cuộc đấu tranh CTN vì Đảng ngoài lợi ích của nhân dân, của dân tộc, không có lợi ích nào khác. Ở đây, nên tránh cài nhìn phiến diện, cho rằng, tổ chức CTN trừng trị những kẻ TN là hai phe phái, hai LIN khác nhau, sát phạt lẫn nhau.
Những năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã giành được những thành tựu quan trọng trong công cuộc tái thiết đất nước, nhưng bên cạnh đó, ta đã phạm nhiều sai lầm về nhân sự, đưa một số kẻ cơ hội lên nắm quyền để chúng tha hồ đục phá của Nhà nước và của nhân dân. Có nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng làm tới hai khóa 10 năm, do hữu khuynh, thả lỏng, “dĩ hòa vi quý”, ban ơn trong công tác nhân sự, cho nên đã đề bạt nhiều phần tử cơ hội chui vào trong Đảng, phá Đảng, gây bất bình trong đảng viên và trong xã hội mà ngày nay Đảng phải nai lưng ra để giải quyết. TN bung ra trong Đảng và trong Nhà nước làm sói mòn lòng tin của người dân đối với Đảng.  Có người làm Thủ tướng tới 10 năm (1906-1916) theo kiểu võ biền, thao túng Chính phủ, làm nhiều việc mang tính cá nhân, đề bạt, cất nhắc người thân quen, gian lận trong quản lý kinh tế, tài chính, để xảy ra nhiều vụ TN lớn nhất trong lịch sử, nay vẫn “hạ cánh an toàn”. Ở một khía cạnh khác, những kiểu “chạy giấy phép”, “chạy dự án” của các doanh nghiệp cũng có thể xem một phần của TN. TN ở VN được thực hiện một cách khéo léo, tinh vi dưới những “vỏ bọc hợp pháp” dưới danh nghĩa như là “lobby”. Đó là việc gián tiếp đưa hối lộ bằng nhiều hình thức: “Mời chú vào nhà trong, chị đang ở trong ấy”. “Cám ơn chú, chú là người có trước có sau”… 
Tất cả những hiện tượng đó một khi đã bị trừng trị theo pháp luật, giải quyết theo cán cân công lý, lại bảo phe cánh, LIN sát phạt lẫn nhau là sao? Phải chăng, họ muốn đánh lộn sòng, trắng đen lẫn lộn. Vì vậy, cuộc đấu tranh của Đảng và nhân dân ta CTN là cuộc đấu tranh vì lẽ phải, công lý, cuộc đấu tranh không khoan nhượng với những phần tử cơ hội và những kẻ tham lam. Cuộc đấu tranh này hoàn toàn không phải là cuộc đấu tranh giữa các phe phái, nhóm lợi ích tiêu cực mà là cuộc đấu tranh giữa chính nghĩa với phi nghĩa, giữa chân lý với bạo tàn, giữa luật pháp và những kẻ chà đạp lên pháp luật.
Giải pháp cho cuộc đấu tranh CTN chính là trong chính sách phải có sự minh bạch, nhất là sự minh bạch về ngân sách, tài chính của ngân hàng. Minh bạch là một giải pháp CTN hiệu quả nhất. Nhà lãnh đạo phòng, CTN phải rất dũng cảm, không bao giờ được phép đầu hàng kẻ TN, xem đó như một kẻ thù trong chiến tranh; phải đặc biệt quan tâm đến dư luận xã hội, xem đó là một kênh quan trọng để phát hiện TN; phải bỏ tù những kẻ TN và kiên quyết thu hồi lại những khoản tiền đã TN, không có chuyện chỉ bỏ tù mà không thu hồi tiền; chống rửa tiền, chống hối lộ. Có làm như vậy, bộ máy mới trong sạch được và nạn TN sẽ bớt đi.
Thế giới đã lấy ngày 9-12 hằng năm là ngày phòng, chống tham nhũng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét