Theo tạp chí nổi tiếng thế giới Forbes thì "Việt Nam trở thành quốc gia hàng hải châu Á hung hãn nhất chỉ sau Trung Quốc".
Để chứng minh cho luận điểm này Forbes đã liệt kê ra các sự kiện sau:
1. Năm ngoái, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ cho
biết, Việt Nam đã mở rộng, bồi lấp nhiều đảo ở biển Đông hơn cả Trung
Quốc. Và Việt Nam giữ 21 đảo trong quần đảo Trường Sa, nhiều hơn bất
kỳ đối thủ nào trong khu vực.
2.Năm nay, Việt Nam đã ký hợp đồng với chi nhánh ONGC của Ấn Độ để thăm
dò dầu khí. Trung Quốc đã có động thái phản đối nhưng Việt Nam đã không
nhượng bộ.
3.Các tàu đánh cá của Việt Nam, chiếm một phần lớn
trong số 1,72 triệu tàu biển ở biển Đông , và các tàu cá của Việt Nam
đang bắt đầu tràn ngập vào lãnh hải của các quốc gia khác như Indonesia,
Thái Lan,.. và thậm chí đã có xung đột hàng hải với cả Phillipine .
4. Việt Nam luôn phản đối khi Đài Loan có các động thái trên các đảo
Trường Sa mà họ chiếm đóng. Phía Đài Loan cho rằng họ có ít tranh chấp ở
biển Đông , thậm chí họ còn giúp đỡ cả ngư dân Việt Nam bị nạn. Tuy
nhiên, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức phản đối ít nhất một lần vào
năm 2016 và một lần nữa vào tháng 3 năm 2017 khi Đài Loan có một cuộc
diễn tập quân sự. Huang Kwei-bo, phó chủ nhiệm của Trường Đại học Quốc
gia Chengchi, Đài Loan, cho biết . "Bất cứ khi nào Đài Loan có động thái
trên biển Đông, Việt Nam luôn phản đối. Lâu nay vẫn như vậy. Việt Nam
rất quyết tâm."
5. Trung Quốc cũng phải cẩn thận hơn. Trung Quốc
đang sử dụng các lợi ích kinh tế để hòa hợp với các quốc gia Đông Nam Á
khác, nhưng mọi việc vẫn tiếp tục đi ngược lại với Việt Nam. Tháng 6
vừa qua, một quan chức quân sự cao cấp của Trung Quốc đã cắt ngắn chuyến
thăm Việt Nam của ông vì Việt Nam đang tìm kiếm dầu ở vùng biển đang
tranh chấp và trong tháng 8, các bộ trưởng ngoại giao hai nước đã hủy bỏ
một cuộc họp - có lẽ là vì các tranh chấp hàng hải của họ - bên lề Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á tổ chức.
https://www.forbes.com/sites/ralphjennings/2017/10/05/vietnam-is-becoming-asias-most-aggressive-maritime-nation-after-china/#1964aea2737e
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét