PGS,TS
Đàm Đức Vượng
Trong tháng
1-2018, trên mạng internet xuất hiện bài viết “Vì sao CNXH thất bại?” của tác
giả Paul Roderick Gregory.
Bài báo phân
tích về sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN còn lại như Trung Quốc, Triều
Tiên, Cu Ba, Venezuela đang trong đống đổ nát về kinh tế. “Những kỵ sĩ tệ hại
như Stalin, Mao Trạch Đông, Fidel, Pol Pót, Hugo Chavez đã chọn những chiến
thuật và chính sách dẫn con ngựa XHCN của họ đi trật đường. Nhưng trên thực tế,
một cái nhìn vào cách thức Liên Xô hoạt động lại bộc lộ rằng, chính bản thân
con ngựa lại có vấn đề”. Tác giả dẫn ra nguyên nhân của sự sụp đổ của CNXH ở
Liên Xô là hệ thống XHCN mắc nhiều chứng bệnh và cuối cùng đã làm nó ngã quỵ.
Bài báo phân
tích sau khi giành được quyền lực một thế kỷ trước và nắm quyền lực thông qua
một cuộc nội chiến, những người CS Liên Xô có ý định xây dựng một nhà nước XHCN
sẽ chôn vùi CNTB. Thay vì bóc lột giá trị thặng dư từ người lao động, nhà nước XHCN
sẽ lấy đồ cống nạp của các nhà tư sản để tài trợ cho công cuộc xây dựng CNXH
của họ… P.R.Gregory lập luận rằng, “vấn đề của CNXH không phải vì kỵ sĩ tồi mà
là chính con ngựa”.
Tệ hơn thế
nữa, P.R.Gregory dẫn lợi Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng Liên Xô năm 1930 Sergo
Ordzhonokidze: “Tôi đoán họ (Đảng CS) nghĩ rằng, chúng tôi là một lũ ngốc. Mỗi
ngày họ cho chúng tôi từ nghị quyết này đến nghị quyết khác mà không có cơ sở
nào cả”. P.R.Gregory viết tiếp: Một nửa thế kỷ sau, một nhà thầu quốc phòng ẩn
danh cũng đưa ra lời than phiền tương tự: “Họ (Đảng CS) nhúng mũi vào mọi vấn
đề. Chúng tôi bảo họ rằng, họ đã sai, nhưng họ vẫn đòi phải làm theo cách của
họ”.
Trong bài viết
này, tôi xin có đôi lời tranh luận với ông P.R.Gregory về CNXH và CM XHCN mà
trong bài viết của ông, ông đã nhận định một cách phiến diện, chủ quan,. Ông
nói rằng, vấn đề của CNXH không phải vì kỵ sĩ tồi mà là chính con ngựa? Có
chăng, ở đây, sự sụp đổ của Liên Xô là bởi kỵ sĩ tồi, chứ không phải tại con
ngựa.
CNXH trên thực
tế vẫn đang phát triển mạnh tại một số nước như Trung Quốc, Việt Nam,
Cu Ba, Lào. Nhân tố của CNXH đang nảy nở ở một số nước. Lịch sử thế giới vẫn
đang đi về phía CNXH. Trong tương lai nó sẽ xoay chuyển lại tình hình và trên
hành tinh của chúng ta sẽ sống trong bầu không khí của CNXH khoa học, thể hiện
bằng tự do, dân chủ, pháp luật.
Trong lịch sử của loài người đã từng xuất
hiện những cuộc CM mang hình ảnh XHCN. Công xã Pari năm 1871 cũng nổi lên như
một dạng thức của CNXH, nhưng nó bị đè bẹp mà nguyên nhân cơ bản là Công xã
không có những điều kiện kinh tế - xã hội cần thiết để cho cuộc CM XHCN thắng
lợi; giai cấp công nhân Pháp lúc ấy chưa trưởng thành. Mặc dù vậy, 72 ngày nổ
ra Công xã Pari nắm chính quyền đã để lại dấu ấn sâu sắc trong phong trào công
nhân quốc tế. Công xã Pari đã giáng đòn đầu tiên vào CNTB và là người báo trước
sự sụp đổ không thể tránh khỏi của nó.
Đến CM XHCN tháng Mười Nga năm 1917 đã trở
thành cuộc CM XHCN thắng lợi đầu tiên trên thế giới. Nó mở ra thời đại quá độ
từ CNTB lên CNXH. Nó đã làm lung lay sự vững chắc của sức sống của chế độ TBCN.
Từ đấy, thế giới từ một phía TBCN làm mưa làm gió trên chính trường quốc tế,
tách ra làm hai phía ngang nhau, mà có giai đoạn CNXH thắng thế, lấn át CNTB.
Chính bản thân sự tồn tại của CNXH thế giới đã phá hủy nền tảng của xã hội bóc
lột, đã CM hóa quần chúng lao động ở tất cả các nước.
CM XHCN
tháng Mười mang ý nghĩa quốc tế không phải chỉ ở chỗ nó trực tiếp tác động đến
tất cả các nước trên thế giới, mà con mang lại cho giai cấp công nhân và nhân
dân lao động trên thế giới một niềm tin vững chắc vào CNXH. Chính CM tháng Mười
đã làm nảy nở CM Trung Quốc, CM Việt Nam, CM Cu Ba, CM Lào.
Sự sụp đổ của Liên Xô năm 1990 là một hiện
tượng lịch sử của cuộc CM, chứ không phải bản chất của cuộc CM.
Nhân loại đang tiến hành cuộc CM XHCN trên
phạm vi toàn thế giới, xem đó là cuộc CM sâu sắc nhất trong lịch sử xã hội có
giai cấp và đấu tranh giai cấp. Đó là bước tiến lớn trong quá trình phát triển
xã hội. Nó bao gồm cả một tổng hợp những cuộc cải tạo chất lượng và có tính
chất quyết định trong cơ cấu chính trị, kinh tế - xã hội, phát triển nền dân
chủ xã hội và tiến hành CM văn hóa.
Khác với các
loại hình CM khác chỉ đưa đến sự thay đổi các hình thức bóc lột và không đụng
chạm đến nền tảng sâu xa của bóc lột là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. CM XHCN
chấm dứt chế độ bóc lột. Các Mác coi CM XHCN là cái mốc chấm dứt giai đoạn tiến sử lâu dài của loài người, một giai đoạn
đầy thảm họa xã hội bên trong và mở đầu lịch sử sáng tạo có ý thức của loài
người.
Cơ sở kinh tế
của CM XHCN là sự xung đột giữa tính chất xã hội của sản xuất và hệ thống quan
hệ sở hữu TBCN. Sự phát triển mạnh mẽ của LLSX xã hội, sự xã hội hóa ngày càng
tăng của những LLSX ấy, việc thiết lập các mối liên hệ chặt chẽ giữa các xí
nghiệp, các ngành sản xuất, các hệ thống kinh tế của các nước khác nhau,… đều
trở thành chật hẹp trong khuôn khổ các nước TBCN.
Giai cấp công
nhân, LLSX chủ yếu dưới chế độ TBCN ở vị trí người làm thuê và cũng là LLSX chủ
yếu dưới chế độ XHCN ở vị trí người làm chủ, đều gắn bó một cách hữu cơ với nền
đại sản xuất xã hội hóa, Sự liên minh
của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và nhân dân lao
động khác là những điều kiện tiên quyết để CM XHCN giành được thắng lợi.
Trong quá
trình chuẩn bị cho cuộc CM XHCN, vai trò to lớn thuộc về đảng CM chính trị chân
chính của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đảng đưa ý thức XHCN vào
phong trào công nhân và phong trào yêu nước, giáo dục và tổ chức quần chúng,
vạch ra chiến lược và sách lược đấu tranh giai cấp, bảo đảm sự lãnh đạo chính
trị đối với phong trào CM.
Bước thứ nhất của CM XHCN là giai cấp công nhân và
nhân dân lao động phải đấu tranh giành được chính quyền bằng con đường hòa bình
hoặc đấu tranh vũ trang, chủ yếu là đấu tranh vũ trang, vì trước sự ngoan cố
của giai cấp bốc lột.
Bước thứ hai là củng cố chính quyền CM, củng cố
quân đội CM, bảo đảm sự bảo vệ an toàn để chính quyền CM thực thi nhiệm vụ của
mình.
Bước thứ ba là sau khi giành được chính quyền, CM
sẽ chuyển từ CNTB lên CNXH ở thời kỳ quá độ. Ở giữa của hai chế độ xã hội này,
nhà nước XHCN sẽ thực hiện chuyên chính vô sản, một hình thức làm chủ của nhân
dân lao động đấu tranh vì lợi ích của giai cấp và của dân tộc.
Bước thứ tư là xây dựng chế độ mới, chế độ xã hội XHCN
tốt đẹp của đất nước mình; kiến tạo một nền văn minh, văn hóa ngay trên mảnh
đất của dân tộc mình.
Với tính chất
là một quá trình thế giới, CM XHCN mang tính chất phức tạp và lâu dài, đầy hy
sinh, gian khổ, khó khăn chồng chất. Đấy là chưa kể chủ nghĩa cải lương và cơ
hội xâm nhập vào trong lòng đảng CS để phá hoại, lật đổ chính quyền. Trong quá
trình phức tạp ấy đều xuất hiện những đặc thù của mình, những khó khăn và những
vấn đề riêng của mình, đồng thời, lôgích khách quan của lịch sử đã, đang và sẽ
có chiều hướng đoàn kết các lực lượng yêu nước và chính lại trở thành lực lượng
hòa bình của nhân loại.
Viện cớ thời
đại thay đổi, chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh từ bỏ những nguyên tắc cơ bản trong
lý luận về CM XHCN, làm lu mờ tính chất sâu sắc của cuộc CM XHCN.
Những người CS
vạch trần tính chất phản động của những kẻ mưu toan cho rằng, CNXH đã thất bại
trên phạm vi toàn thế giới. Nói đúng hơn là CNXH thế giới chỉ đang gặp những
khó khăn tạm thời trên bước đường phát triển toàn cầu.
Phương pháp
chủ yếu để vạch trần những quan điểm phản động xuyên tạc là phát triển hơn nữa
học thuyết về CM XHCN trong thời đại mới nhằm bảo đảm cho học thuyết này luôn
luôn phù hợp với thực tiễn của phong trào CM thế giới.
CM XHCN là một
học thuyết khoa học chân chính, học thuyết mở, mà một khi đã trở thành khoa
học, thì nó không bao giờ thất bại và nó phải được đối xử như một khoa học,
hoặc có chăng chỉ là thất bại tạm thời, còn về lâu dài, nó vẫn đang phát triển
không ngừng. Những người xem CNXH hiện nay đã thất bại là những người chẳng
hiểu gì về CNXH và CM XHCN.
“Con người” và
“tự do” là hai khái niệm của CNXH khoa học với đúng nghĩa của nó. Ánh hào quang
của CNXH sẽ bừng lên trong lòng các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới trong
tương lai.
Trên tinh thần đó, CNXH
nhất định sẽ chiến thắng!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét