Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Nói về thị trường và danh nghiệp nhà nước




Vừa rồi Phương Thơ đăng tải trên mạng Internet bài nói xấu người đứng đầu hiện nay của ĐCSVN, qua đó đã đưa ra những quan điểm nhìn nhận xã hội và nền kinh tế nước ta một cách không đúng đắn, lẫn lộn đúng sai, thổi phồng mặt này hay mặt khác của tình hình.
Xây đựng kinh tế là nhiệm vụ trung tâm thì đòi hỏi TBT là người biết kinh doanh, là người có thực tiễn hoạt động kinh tế, là một đòi hỏi tốt, nếu TBT đáp ứng được đòi hỏi ấy thì càng tốt. Song TBT là người lãnh đạo, là nhà chiến lược, trước hết phải là người biết hoàn thiện và tổ chức thực hiện đường lối xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Một chiến lược đồng bộ là xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Đảng được nhân dân gửi gắm và trao cho sứ mệnh lãnh đạo đất nước và xã hội, thì Đảng phải lãnh đạo, phải tổ chức lãnh đạo xây dựng kinh tế. Thế thì TBT trước hết phải chăm lo công tác cán bộ, phải có trình độ làm công tác cán bộ, mà công tác cán bộ là yếu tố quyết định để xây dựng Đảng, yếu tố quyết định nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo xây dựng kinh tế.
Tác giả Phương Thơ nhận định TBT đã liều lĩnh áp đặt lên đất nước cái chủ thuyết kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là một nhận định sai về nhiều phương diện. Trước hết, phải nói chủ thuyết của chúng ta là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng cộng sản và nhân dân Việt Nam; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ là một mặt của xây dựng kinh tế, một mặt của vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ta. Về một phương diện khác, “xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” không phải do TBT hiện nay nêu ra, mà Hội nghị Đại biểu giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng tháng 1-1994 đã nêu ra, trong khi Đảng phê phán nguy cơ đưa nền kinh tế chệch hướng, không còn là nền kinh tế trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội nữa, mà con đường xã hội chủ nghĩa là con đường đã được Hiến pháp quy định.
Tác giả Phương Thơ đã rất sai lầm khi viết mỉa mai: “Đúng là bất hạnh và thiệt thòi cho người dân và doanh nghiệp tư doanh của Việt Nam, là không bao giờ ngóc đầu lên nổi bởi cái bóng quá lớn của những quả đấm thép doanh nghiệp quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, chỉ huy nền kinh tế.” Đó là những lời nói bịa đặt, không mảy may đúng với thực tiễn. Bất kể chế độ xã hội thế nào, kinh tế nhà nước cũng đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế. Ngay các nước tư bản phương Tây khi vấp phải cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 2008-2010 cũng đều đua nhau rời bỏ “chủ nghĩa tự do mới” để quay lại áp dụng học thuyết Keynes, theo đó duy trì các doanh nghiệp nhà nước, hạn chế cạnh tranh tự do, hạn chế tình trạng tự phát của thị trường. Cũng cần phân biệt doanh nghiệp nhà nước và kinh tế nhà nước, chứ không phải là một, tuy doanh nghiệp nhà nước là bộ phận nòng cốt, quan trọng nhất của kinh tế nhà nước. Ở nước ta kinh tế nhà nước là nhà nước sở hữu toàn bộ tài nguyên đất nước (đất, nước, rừng, biển, không phận…), sở hữu các hầm mỏ, sở hữu ngân hàng (ngân hàng nhà nước), chiếm lĩnh kinh doanh ngành điện, thép, hóa chất, dầu khí, công nghiệp quốc phòng, sở hữu toàn bộ đường giao thông lớn, huyết mạch… làm cơ sở cho sự ổn định nền kinh tế quốc dân, qua đó tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân. Cùng với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước thì chính sách của nhà nước rất rộng mở, ra sức khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân. Thực tế mấy năm qua đã phát triển hàng triệu doanh nghiệp tư nhân, hiện nay hàng tháng, hàng quý đã có thêm hàng trăm nghìn doanh nghiệp tư nhân ra đời. Kinh tế tư nhân đang góp phần to lớn vào GDP (cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cả doanh nghiệp tư nhân trong nước). Vì vậy thực tế cho thấy không thể nói doanh nghiệp nhà nước đè nén, làm cho doanh nghiệp tư nhân không ngóc đầu lên được.
Còn tình trạng kinh doanh kém hiệu quả, tồn tại nạn tham nhũng trong một số doanh nghiệp nhà nước thì đó là nhận xét đúng và cũng cần nhận xét đúng mức, đồng thời cần biết rằng Đảng và nhà nước ta chỉ ra từ lâu, hiện nay đang có những biện pháp mạnh để ngăn chặn răn đe, chấn chỉnh.
15-3-2018
Sơn Đông

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét