Hồ Văn Tuấn
Tôi không phải là nhà khoa học, cũng không phải là một nhà chính trị,
thậm chí bị bạn bè gọi tôi là “người ngây thơ về chính trị”. Nói như vậy là vì,
bạn bè thấy tôi rất tâm huyết với công việc, chịu khó học hành, nghiên cứu,
tích lũy tri thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, nhưng cả một đời phấn
đấu vẫn không có chức sắc gì cả. Từng có nhiều thành tích, công hiến, nhưng đến
kỳ đề bạt, bổ nhiệm, chức vụ nhỏ nhất cũng không đến lượt mình. Đó cũng là một
lý do làm cho tôi không mặn mà với cái lý thuyết công bằng mà nhiều người giáo
huấn bấy lâu nay.
Tôi một đời cũng chỉ là ông giáo quèn cho đến tận lúc về hưu, cặm cụi lái
đò đưa biết bao thế hệ học sinh sang sông. Nhưng được cái là nhiều học trò mến
tôi, quý tôi, nể tôi và tình cảm lắm. Đôi khi tôi tự an ủi: có nhiều học trò là
tốt rồi, vì khối người đi dạy học chỉ có học sinh mà rất ít học trò. Làm cái
nghề dạy học, dốt về chuyên môn đã khổ, kém về đạo đức nữa thì lấy đâu ra học
trò! Sau khi về hưu rồi, tôi mới ngẫm lại, có lẽ do mình thẳng thắn, dám phê
bình, chỉ trích điều sai trái, nhất là phê bình người quản lý, lãnh đạo mình,
nên người ta không ưa.
Bây giờ về hưu, nhàn rỗi nên tôi hay đọc báo, rồi thi thoảng cũng làm thơ
gửi, bình báo cho vui. Thậm chí, khi đọc báo thấy bài viết hay, tôi tâm đắc là
tôi viết bài tán thưởng ngay; gặp bài báo viết không đúng sự thật, tôi cũng
viết bài mổ xẻ, góp ý ngay. Rồi những lúc thể dục thể thao, tôi cũng hay trò
chuyện về nhân tình thê thái, trong đó có những chuyện trước khi về hưu thì
không dám nói. Có một điều tôi thấy, không chỉ riêng tôi mà cũng có một số các
cụ hưu trí, đảng viên cao tuổi hay bình luận về mặt trái của xã hội, không dấu
diếm thói hư tật xấu đang diễn ra, nhất là tệ nạn tham ô, tham nhũng, suy
thoái, biến chất của cán bộ, đảng viên. Cá nhân tôi thường nhìn từ hai phía để
phán xét sự việc với mục đích là đánh giá khách quan hơn, thứ nữa là góp phần
lý giải về số phận của mình, chứ lúc nào cũng nhìn đời bằng màu hồng hặc màu
đen thì hỏng hết sự tình.
Trong số các báo mạng mà tôi đọc, tôi thấy ở trang Danlambao có
nhiều bài viết thiên về tính phê phán hơn là tán thưởng, ca ngợi. Các tác giả ở
tờ báo này rất chịu khó sưu tầm tư liệu, cập nhật thông tin, phản ánh kịp thời
các sự kiện. Có những bài viết về hiện trạng xã hội đang diễn ra cần phải
điều chỉnh cho phù hợp, như bài
“Khẩu
hiệu giáo dục tiểu học!?” của tác giả Đỗ Thành Nhân; có bài nêu ra vấn
đề mang tính cảnh báo, như bài “Hồ là tấm bình phong cho đám cháu lưu manh
lợi dụng thu tóm quyền tiền”của Le Nguyen. Nhưng có nhiều bài viết thì lại phản biện thái
quá, thậm chí thiếu khách quan, sai sự thật, làm cho người đọc có cảm nhận
giống như nội dung bài viết đang đả kích, bất mãn chế độ, như bài “Con cháu Hồ Bả Chó ăn... tiệc” của
Nguyên Thạch, bài “Con cháu của bả chó
cướng núi Ba Vì” của Dân Đen, “Chúng vẫn múa, hát trên những xác
người” của Vũ Đông Hà …
Bởi vậy, tuy có thể bài viết có ý tưởng hay nhưng vì cẩu thả,
hoặc chưa kiểm tra độ chính xác của thông tin đã viết ra đăng báo; hoặc vì lý
do nào đó đã dùng từ ngữ không khiếm nhã nên dễ làm cho bài báo phản tác dụng,
thậm chí tác giả bị bạn đọc chê chưởi oan. Tôi mong ban biên tập cẩn trọng hơn trong khâu kiểm duyệt, biên tập nội dung trước
khi cho đăng báo. Đặc biệt, vì báo chí là món ăn tinh thần nên trước khi quan
tâm đến nội dung, thì câu từ phải đảm bảo tính văn hóa. Tôi không hiểu vì sao
trong một số bài viết có nhiều từ ngữ thô tục mà ban biên tập vẫn không kiểm
tra, chỉnh sửa.
Ở đây tôi chỉ lấy bài “Hồ là tấm
bình phong cho đám cháu lưu manh lợi dụng thu tóm quyền tiền”của Le Nguyen để phân tích làm dẫn chứng. Tôi không đồng tình khi mọi người
chỉ khen HCM mà không dám chê, thậm chí ai đó chỉ ra một vài hạn chế của Bác Hồ
thì bị coi là phạm húy. Tôi thấy như thế là không công bằng. Đã là người, ai
không có ưu điểm và khuyết điểm. Mà có ưu - khuyết thì nhận được lời khen - chê
là điều tất nhiên. Thậm chí, cùng một nội dung mà có người cho là ưu điểm,
người khác lại cho là khuyết điểm.
Tôi thấy
tác giả Le Nguyen đặt tiêu đề bài viết
như vậy là có thể chấp nhận được, vì ít nhiều cũng phản ánh một thực tế hiện
nay. Tuy không nhiều nhưng ở đâu đó vẫn có người muốn nhờ danh Bác Hồ để trục
lợi cá nhân như: xin kinh phí xuất bản sách, báo về Bác với mục đích kiếm chác;
có người hô hào lấy việc học và làm theo Bác thành khẩu hiệu nhưng lại vi phạm
tiêu cực, tham nhũng, hạch sách, cửa quyền… Song, tôi không đồng tính với tác
giả ở mấy điểm sau đây:
1) Le Nguyen viết thái quá, có chỗ phản ánh không đúng sự thật, ví dụ
như: “Đa phần sách vở, tài liệu trưng dẫn, trích dẫn trong các bài
viết về HCM, có nguồn gốc đảng, nhà nước cộng sản VN… Chừng đó sách vở, tài
liệu đã phơi bày sự thật HCM là con quỷ khát máu, là cộng sản cuồng tín, là tay
sai của cộng sản quốc tế”. Viết như vậy, dễ làm người đọc hiểu
nhầm Le Nguyen là người không am hiểu gì về HCM, đẫn đến viết càn. Nếu tác giả
đọc nhiều, có đủ hiểu biết và có cái nhìn khách quan về cuộc đời hoạt động cách
mạng của HCM thì sẽ không thể phủ nhận đóng góp to lớn của Bác cho dân tộc VN
và cho nhân loại tiến bộ trên thế giới. Sự thật đó không chỉ có những người
cộng sản mà bất kỳ người thuộc đảng phái chính trị nào, thuộc chế độ xã hội nào
cũng đều thừa nhận. Việc UNESSCO vinh danh HCM là một bằng chứng.
2) Le
Nguyen bàn đến tư tưởng, đạo đức HCM nhưng hình như lại không hiểu về vấn đề
này, càng viết càng lộ rõ sự tuyên truyền nhảm nhí: “Tất cả tư tưởng của Hồ chỉ
là vay mượn hoặc là bệnh hoạn, quái đản được thể hiện qua các bài viết của Hồ
giả danh Trần Lực, C.B, Trần Dân Tiên, T.Lan… Ngoài ra đạo đức của Hồ trong
cuộc sống đời thường cũng nhớp nhúa…, là sự thật đáng ghê sợ, là câu chuyện đạo
đức vô đạo đức của Hồ, có một không hai trong lịch sử VN”. Xin nói thẳng, chỉ
có người thiếu đạo đức, hoặc không có năng lực cảm thụ đạo đức mới nói HCM là
vô đạo đức.
Tư tưởng,
đạo đức HCM không ai tự tô vẽ, tâng bốc lên để có được mà nó thể hiện qua thực
tiễn, có sảm phẩm, để lại trong trí nhớ, trong thực tế, trong văn hóa nhân
loại. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà rất nhiều người ngưỡng mộ, tôn kính HCM.
Chỉ có một bộ phận rất ít đi ngược lại với suy nghĩ của số đông, dùng từ ngữ
thô tục để chỉ trích HCM thì hẳn là người xa rời văn hóa dân tộc, hoặc là người
không cảm thụ được giá trị văn hóa đích thực, hoặc là bị một lý do nào đó mà cố
tình nói ngược, viết ngược, làm ngược thuần phong mỹ tục, ngược đạo lý làm
người của dân tộc VN.
3) Tại sao trong khi cả thế giới
công nhận công lao đóng góp, tầm cỡ văn hóa nhân loại của HCM thì Le Nguyen lại
phủ nhận một cách thiếu căn cứ, cố ý xuyên tạc, dùng từ ngữ thô tục để viết nên
những dòng như này: “Cuộc đời sự nghiệp của tên cộng sản Hồ nhòe nhẹt, bẩn
thỉu, nhem nhuốc nhưng nó đã được tuyên giáo trung ương đảng tô son trét phấn
theo quy trình tư tưởng, đạo đức bệnh hoạn, quái đản trong các tác phẩm hư cấu
bịa đặt, tự biên soạn, tự khen mình thánh thiện, tài giỏi của Hồ và do chính
ông ta bịa đặt, làm ra, phát tán để dẫn dắt cán bộ, đảng viên vào mê lộ, tin Hồ
là đạo đức, văn minh...”. Rõ ràng là tác
giả xuyên tạc với lời lẽ thiếu căn cứ, làm cho người đọc dễ nhận thấy tác giả
chưa bao giờ đọc tài liệu đó. Le Nguyen không chỉ suy diễn vu vơ để kết tội cho
HCM, mà còn phủ nhận giá trị lịch sử, phủ nhận ý nghĩa đoàn kết toàn dân tộc
đánh đuổi đế quốc, thực dân để giành độc lập, tự do cho dân tộc VN.
4) Cho đến nay, nếu là người am
hiểu lịch sử kể cả trong và ngoài nước, chưa có ai nói HCM lừa gạt nhân dân và
nhân dân tôn vinh Người cũng là tôn vinh một giá trị của nhân loại. Làm tượng
đài, xây dựng đền thờ cũng xuất phát từ nhu cầu tâm linh, tôn kính công lao anh
hung dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước. Tuy vậy cũng phải thừa nhận là ở
đâu đó cũng có một số vụ việc làm giảm ý nghĩa linh thiêng, nhưng không đến mức
như Le Nguyen viết: “không ai có thể lấp liếm che dấu nổi cho bộ mặt ghê tởm
của HCM”. “Với các các tài liệu lịch sử trưng dẫn đã làm sáng tỏ sự thật HCM
nên các đảng viên cộng sản mù đảng, các cháu ngoan ngu hồ mê muội, không thể
phủ nhận Hồ không phải là cộng sản quốc tế, kẻ làm theo chỉ đạo của Nga-Tàu đã
gây nhiều tội ác cho đất nước, dân tộc VN”. “Để thực hiện việc lừa gạt nhân
dân, thần thánh hóa Hồ, chúng tổ chức lễ hội mang tính mê tín dị đoan, đồng
bóng như dựng tượng đài, lập đền thờ miếu mạo, tổ chức lễ rước tượng Hồ vào các
đình chùa ngồi ngang hàng Phật, Thánh với các nghi thức tôn giáo có sư sãi gõ
mõ tụng kinh gọi vong nhập tượng khắp mọi miền đất nước, tiêu tốn không biết
bao nhiêu tiền thuế của người dân”.
5) Cần khẳng định là nhân dân không
ai thiếu thông tin sự thật về HCM cả. Nhân dân đều biết rõ HCM cống hiến cho
dân tộc là hết sức to lớn và nhân dân biết rõ những đảng viên suy thoái, biến
chất, tham nhũng, lãng phí làm tổn thất của đất nước. Bởi vậy, nhân dân rất vui
mừng, đồng tình ủng hộ và tin tưởng vào những quyết sách gần đây của Đảng cộng
sản về chống tham nhũng, xét xử các vụ án lớn, kể cả lãnh đạo cao cấp. Nhân dân
tuy còn vất vả, khó khăn trong điều kiện chung của đất nước liên tiếp trải qua
chiến tranh, nhưng nhân dân không kém cỏi như Lê Nguyen phải lo lắng để viết ra
những câu từ không hay ho gì: “vì một bộ phận thiếu thông tin về sự thật HCM
nên đã bị lãnh đạo gian manh lợi dụng lòng tin mù quáng phục vụ ý đồ đen tối
của họ”, “cháu ngoan ngu Hồ mê muội vẫn thiếu thông tin, hiểu lệch lạc HCM là
người VN yêu nước, còn bị lãnh đạo gian manh buôn bán xác chết Hồ”.
Viết về danh nhân không đơn giản.
Bình xét danh nhân càng không đơn giản. Khi đã thiếu hiểu biết, không công tâm
thì xin đừng bàn luận về danh nhân. Chớ có dại mà viết càn, bôi mỡ cho kiến nó
đốt!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét