Trong một bài viết trên mạng gần đây, có người đã viết rằng:
Tổng Trọng, người- “đốt lò chống tham nhũng”, mới cho ra bộ sách “Vững
bước trên con đường đổi mới”…. Ông Trọng “muốn cho mọi người thấy mục đích là
làm vững mạnh và trong sạch Đảng” … “Tuy vậy đó chỉ là bề ngoài. Trong gốc gác
của tâm thức của ông Trọng có chứa đựng ý đồ nào khác?”.
Trở
lại bài viết: “Hiến kế cho Tổng bí thư”. Tác giả bài viết nhỏ này xin “trân
trọng” giới thiệu:
Trong phần đặt vấn đề, tác giả này “
bình luận về bộ sách” nói trên: “Thông tin lề phải thì ca ngợi hết lời, trong khi “thông tin lề
trái thì đưa ra những nhận định ngược lại, cho rằng: “Đó là tư duy cực kỳ bảo
thủ, giáo điều thâm căn cố đế, ... Đổi mới chỉ là giả vờ, là lừa bịp để ngăn
cản những cải cách dân chủ hóa. Đổi mới sao được khi ôm chặt chủ nghĩa
Mác – Lê (CNML) khi chế độ độc đảng toàn trị là trái ngược với nền dân chủ của
thời đại văn minh”.
Trong
phần tiếp theo, dưới đề mục “ Đoán ý ông Trọng”. Nội dung là:
“Trước mắt ( ông Trọng) là củng cố quyền lực cá nhân … Lâu dài là muốn lưu danh
thiên cố, được dựng tượng đồng bia đá”. Và đương nhiên tác giả còn đưa ra những
điều “răn dậy” về “quy luật” và “ Dân chủ đến cùng” mà tác giả đã “ cuỗm” được từ
chính CNMLN. Ông này viết: “Mưu sự tại người, thành sự tại Thượng Đế” , …Nếu
tuyệt đối tin vào duy vật, thì ý câu trên có thể thay thế bằng “Mưu sự tại người, thành bại tại Quy luật khách quan”.
Trong phần cuối, “ Hiến kế cho ông Trọng” tác
giả viết:
“Kế” 1- Hãy tiếp cận sự thật và quy luật. Đó là “Hãy
nhìn thẳng vào sự thật” ( được lấy từ văn kiện Đại hội VI, 1986 của ĐCSVN). Nhưng nay “Một số quy luật về xã hội
mà CNMLN công nhận, một thời đã chứng tỏ sai lầm, thế mà ông vẫn chưa thấy”.
Trong Kế này tác giả “bầy tỏ niềm tin” với ông Trọng: “Tôi tin ông vẫn còn
lương tri, vẫn muốn tiếp cận sự thật và hiểu đúng quy luật”... Và “xui” ông phải
“đối thoại với những người bất đồng chính kiến… trước mắt chưa cần công khai”. Có lẽ
đây mới là ý đồ dấu kín của tác giả bài viết!?
Kế 2, có
tiêu đề- “Hãy để lại một ấn tượng đẹp”. Trước khi viết về kế sách, tác giả bài viết
nhắc lại câu nói của Tổng Trọng: “Trăm năm nữa chưa chắc đã có CNXH”, còn tôi
xin khẳng định rằng “Chủ nghĩa Cộng sản chắc chắn sẽ sụp đổ,
không sớm thì muộn”. Nội dung của Kế sách này là Cải cách bầu cử và
thay đổi vị trí, chức năng của Quốc hội và của Đảng:
(a) Về bầu cử Quốc hội tác giả viết “Hướng
nhắm đến là bầu được những người thật sự xứng đáng đại diện cho dân, thể hiện
trí tuệ và nguyện vọng của dân”. Tuy rằng trong thời gian qua “ tầng lớp tinh
hoa của dân tộc bị mai một nhiều, … nhưng người tài giỏi trong dân vẫn còn” (
tất nhiên trong đó có người “Hiến kế”!?; “Không chọn người theo cơ cấu, bãi bỏ
việc Mặt trận độc quyền giới thiệu. ”.
(b) Về vị trí của Quốc hội và của Đảng,
tác giả viết: “Trong lúc chưa thay đổi Hiến pháp hoặc chưa xóa điều 4, thì cần
phải thực hiện được điều sau: “Quốc hội ít nhất ngang cấp với TW Đảng”. “Tôi
hình dung như trong các nước có chế độ 2 Viện thì ở Việt Nam hiện nay- TW Đảng đóng vai trò Thượng nghị viện và Quốc hội đóng vai trò Hạ
nghị viện. Hai Viện độc lập với nhau.”
Để kết luận tác giả “ khích lệ” và “răn đe”
ông Trọng rằng: “Mong cho ông tự chiến thắng được bản thân … Được như vậy thì
có khả năng ông được tượng đồng bia đá cả trên thực tế và trong lòng dân tộc.
Còn nếu ông vẫn kiên định như bây giờ thì chưa biết chuyện gì sẽ xẩy ra”.
Bây giờ Tác giả
bài viết này ( LC) xin có mấy lời bình về bài báo có tiêu đề khá hấp dẫn nói
trên.
1-Về đánh giá và hiểu biết CNMLN của tác giả.
Có lẽ chưa bao giờ như hiện nay- các
nhà “ dân chủ, nhân quyền” mạng lại có những ý kiến trái chiều như vậy. Cách
đây không lâu, một nhà “ dân chủ, nhân quyền” tự xưng là “macxit” viết rằng: “
Đảng công sản Việt Nam
ngày nay không còn theo CNMLN nữa…Bởi vì họ xây dựng Nhà nước Pháp quyền…, Xây
dựng nền kinh tế thị trường… “ trong khi CNMLN chủ trương xây dựng Nhà nước
Chuyên chính vô sản; xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung…với xóa bỏ các
thành phần kinh tế tư nhân và cơ chế thị trường…”. Còn tác giả bài báo nói trên
thì lại viết: “Đổi mới chỉ là giả vờ, là lừa bịp để ngăn cản những cải cách dân
chủ hóa. Đổi mới sao được khi ôm
chặt chủ nghĩa Mác – Lê.” (CNML)…”. Thực
ra quan điểm của cả hai tác giả (phê ĐCSVN từ bỏ CNMLN và “ôm chặt chủ nghĩa
Mác – Lênin”) chỉ là một. Đó xuyên tạc quan điểm đường lối của ĐCSVN. Nói
cách khác là nhằm “ hạ bệ” Đảng này để đưa Việt Nam sang con đường khác mà thôi.
Cũng có thể họ thiếu những tri thức về CNMLN.
Không phủ nhận rằng, có thời kỳ, ĐCSVN “ôm
chặt” mô hình xã hội XHCN kiểu cũ- xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản, nền
kinh tế “kế hoạch hóa” quan liêu, bao cấp…những đó là thời kỳ lịch sử đã qua (thời
kỳ 1975-1986). Như từ Năm 1986 đến nay, mà Hà Nội gọi là thời kỳ Đổi mới, ĐCSVN đã thực hiện xây dựng mô
hình xã hội XHN kiểu mới với Nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thị trường với “
cái đuôi XHCN”, vậy nếu vẫn cứ nói Hà Nội “ôm chặt” CNMLN thì là không trúng “
căn bệnh” của họ rồi.
Còn về nhận thức đối với Chủ nghĩa Mác, Lênin, thì Hà Nội
vẫn có lý- họ đi theo lý thuyết đó, vì họ cho rằng-Chủ nghĩa Mác…đòi hỏi và cho
phép người ta được vận dụng phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể…Ông Lênin đã
từng làm như vậy khi thực hiện kinh tế thị trường, mà ông gọi là “ học buôn,
học bán” (thời kỳ “chính sách kinh tế mới” (NEP).
2-Về “Hiến kế”!? bầu cử- “Không chọn người theo cơ cấu, bãi
bỏ việc Mặt trận độc quyền giới thiệu”. Đây là một “kế cùn” hết chỗ nói. Một cơ
quan đại diện cho toàn dân thì cần phải có tiếng nói của tất cả các giai,
tầng…sao lại không cần “cơ cấu”? Chẳng lẽ chỉ để cho mấy vị “dân chủ, nhân
quyền” chiếm hết ghế Quốc hội hay sao…Những người lao động bình thường chỉ chăm
lo công ăn, việc làm…họ đâu cần làm đại biểu…bởi vậy cần có “cơ cấu” và cơ quan
tổ chức giới thiệu họ.
3-Cuối cùng về vị trí của Quốc hội và Đảng- theo tác giả “…TW Đảng đóng vai
trò Thượng nghị viện và Quốc hội đóng vai trò Hạ nghị viện. Hai Viện độc lập
với nhau.”…Thì kế sách này quả là độc đáo…nhưng đúng là có vấn đề về tâm thần.
Trên thế giới chư có một quốc gia nào có thể chế như vậy- khi một đảng chính
trị lại nghiễm nhiên được trở thành cơ quan quyền lực…Cái thể chế từ kế sách
của tác giả tất yếu sẽ dẫn đến quan liệu độc tài toàn trị gấp trăm ngàn lần thế
chế hiện hữu do ĐCSVN lãnh đạo hiện nay.
Như nhiều người
thường nói: “ Nói Zdậy nhưng không phải Zdậy”, tác giả bài viết “Hiến kế” chỉ đưa ra những “ý tưởng” nhằm đánh lạc hướng dư luận,
còn thực tế thì ông nghĩ khác. Tuy nhiên ông đã “Giấu đầu hở đuôi” (chính trị
của mình) là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo, cầm quyền của ĐCSVN mà thôi.
(Lệ Chi)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét