[(VTV News)-] Tại buổi làm việc với Ban Tôn giáo Chính phủ, ngày 26/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Đảng, Nhà nước luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; bảo đảm cho các tôn giáo hoạt động bình thường trong khuôn khổ pháp luật; coi nhiệm vụ đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, công tác vận động quần chúng trong đồng bào có đạo là hết sức quan trọng.
Theo Báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Nội vụ, hiện cả nước có 13 tôn giáo với 36 tổ chức tôn giáo và 1 pháp môn tu hành được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động với gần 24 triệu tín đồ, chiếm khoảng 27% dân số cả nước. Báo cáo đánh giá: Tình hình tôn giáo thời gian qua chuyển biến tích cực và ổn định; về cơ bản các tổ chức tôn giáo đồng thuận và các hoạt động tôn giáo tuân thủ pháp luật; các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia các hoạt động xã hội; mở rộng các hoạt động quốc tế góp phần làm cho thế giới hiểu về Việt Nam, về chính sách đổi mới đối với tôn giáo và chuyển biến đời sống sống tôn giáo ở Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn hiện tượng giảng đạo, truyền đạo trái phép diễn ra ở một số vùng; tình trạng chức sắc phong chui, tự nhận tuy có giảm nhưng vẫn tiếp diễn; xuất hiện hiện tượng tôn giáo mới, thường gọi là đạo lạ và tà đạo với các biểu hiện dị đoan…Trong khi đó, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo vẫn còn những tồn tại, hạn chế, như các văn bản pháp luật, pháp quy về tín ngưỡng và tôn giáo còn thiếu, nhiều quy định chưa theo kịp thực tiễn; tổ chức và cán bộ của hệ thống quản lý nhà nước về tôn giáo còn nhiều bất cập.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tái khẳng định tầm quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo cũng như vận động quần chúng trong đồng bào có đạo là hết sức quan trọng, vì đây là vấn đề liên quan đến hơn 1/4 dân số, đến sự ổn định chính trị - xã hội, đến nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc cũng như mục tiêu xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Thủ tướng cũng nhấn mạnh: Đây không chỉ là nhiệm vụ của ngành tôn giáo, mà là nhiệm vụ của các cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Chúng ta tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, không tôn giáo. Chúng ta coi đó là một thực tế khách quan, một nhu cầu khách quan về tinh thần của một bộ phận quần chúng và chủ trương của Đảng, luật pháp của Nhà nước ta đều thể hiện rõ điều này. Trên tinh thần đó, nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra đối với Đảng, Nhà nước ta đối với công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, công tác vận động quần chúng trong đồng bào có đạo là rất quan trọng”.
Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống, chính sách, pháp luật về tôn giáo; tăng cường sự thống nhất về nhận thức trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý về quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đồng thời với việc thực hiện nghiêm pháp luật trong thực tế. Nâng cao chất lượng công tác tham mưu; tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc gắn với việc đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ.
Tại cuộc làm việc cũng như tại buổi nói chuyện với cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị những người làm công tác tôn giáo bên cạnh việc thực hiện đúng, tạo điều kiện để bảo đảm nhu cầu chính đáng của người dân về tín ngưỡng, tôn giáo cần phải hết sức cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng vấn đề tôn giáo để bịa đặt, xuyên tạc, chống phá; âm mưu bạo loạn, gây rối, lật đổ, nhen nhóm hình thành các nhóm, tổ chức chống đối nhằm gây mất ổn định chính trị - xã hội; chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Bên cạnh đó, phải làm tốt công tác tuyên truyền, nhất là tuyên truyền đối ngoại nhằm cho nhân dân trong nước và quốc tế có đầy đủ thông tin về chính sách, pháp luật; về thực tế tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo; cũng như sự phát triển của đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam.
Đăng Học
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn hiện tượng giảng đạo, truyền đạo trái phép diễn ra ở một số vùng; tình trạng chức sắc phong chui, tự nhận tuy có giảm nhưng vẫn tiếp diễn; xuất hiện hiện tượng tôn giáo mới, thường gọi là đạo lạ và tà đạo với các biểu hiện dị đoan…Trong khi đó, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo vẫn còn những tồn tại, hạn chế, như các văn bản pháp luật, pháp quy về tín ngưỡng và tôn giáo còn thiếu, nhiều quy định chưa theo kịp thực tiễn; tổ chức và cán bộ của hệ thống quản lý nhà nước về tôn giáo còn nhiều bất cập.
Trả lờiXóaĐây đúng là những điều còn thiếu và yếu của công tác quản lý tôn giáo ở nước ta. Nếu quản lý không tốt và lỏng lẻo, nhiều thế lực chông phá sẽ lợi dụng vào đó để tấn công gây chia rẽ mất đoàn kết, phá hoại đất nước từ trong chính đất nước chúng ta
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Chúng ta tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, không tôn giáo. Chúng ta coi đó là một thực tế khách quan, một nhu cầu khách quan về tinh thần của một bộ phận quần chúng và chủ trương của Đảng, luật pháp của Nhà nước ta đều thể hiện rõ điều này. Trên tinh thần đó, nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra đối với Đảng, Nhà nước ta đối với công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, công tác vận động quần chúng trong đồng bào có đạo là rất quan trọng”.
Trả lờiXóaNhư vậy có thể thấy, vai trò của Đảng và Nhà nước ta là hết sức quan trọng và nặng nề. Chúng ta tuy đã đi đúng đường nhưng bên cạnh đó vẫn rất cần những sửa đổi sao cho phù hợp với tình hình xã hội hiện nay, đặc biệt và là chúng ta luôn phải đương đầu với những kẻ luôn nhăm nhe nhòm ngó hòng phá hoại và lật đổ nhà nước Việt Nam ta.
"Phải làm tốt công tác tuyên truyền, nhất là tuyên truyền đối ngoại nhằm cho nhân dân trong nước và quốc tế có đầy đủ thông tin về chính sách, pháp luật; về thực tế tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo; cũng như sự phát triển của đời sống tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam"
Trả lờiXóaĐây cũng chính là điều tôi nghĩ Việt Nam chúng ta còn thiếu và yếu khi liên tiếp trong thời gian qua, nhiều báo cáo sai sự thật của một vài tổ chức quốc tế đã nói Việt Nam chúng ta không hề có tự do tôn giáo.