Nhân dịp Hội nghị Khu vực Tây Thái Bình Dương lần thứ 63 của Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) lần đầu tiên diễn ra tại Việt Nam (từ 24 - 28/9).
|
Nhân dịp Hội nghị Khu vực Tây Thái Bình Dương lần thứ 63 của Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO) lần đầu tiên diễn ra tại Việt Nam (từ 24 - 28/9), TS.
Shin Young-Soo - Giám đốc WHO Khu vực Tây Thái Bình Dương đã có những chia
sẻ về những thành tựu y tế Việt Nam trong bối cảnh các mục tiêu
chung của toàn Khu vực Tây Thái Bình Dương?
PV: Ông có thể giới thiệu sơ lược về Hội nghị Khu vực Tây Thái
Bình Dương của WHO lần này, thưa TS?
TS. Shin Young-Soo: Hội nghị lần này nhằm đưa ra mục tiêu tổng thể
về sức khỏe cho 1,8 tỷ người ở Khu vực Tây Thái Bình Dương. Kể từ khi thành
lập (năm 1948) đến nay, WHO đã trở thành cơ quan hàng đầu để nâng cao sức
khỏe cho người dân toàn cầu. Với 194 nước thành viên, WHO được chia thành 6
khu vực trong đó có Khu vực Tây Thái Bình Dương.
Công tác tổ chức hội nghị của Việt Nam cho đến nay rất tuyệt vời. Bộ
Y tế Việt Nam
đã nỗ lực để hoàn thiện công tác tổ chức. Tôi đã đến đây từ 2 hôm trước và
dành thời gian thị sát, tôi nhận thấy các địa điểm và phương tiện cho kỳ họp
đều rất hoàn hảo.
PV: Ông đánh giá thế nào về những thành tựu y tế của Việt Nam trong bối
cảnh các mục tiêu chung của toàn Khu vực Tây Thái Bình Dương?
TS. Shin Young-Soo:
Trong việc hoàn thành Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG), WHO Tây Thái Bình
Dương đề ra thời hạn thanh toán bệnh sởi trong khu vực vào cuối năm 2012. 32
quốc gia, đặc biệt là Việt Nam
đã nỗ lực rất nhiều. Đến nay, Việt Nam đã thanh toán hoàn toàn bệnh
sởi.
Ngoài ra, khu vực cũng đề ra mục tiêu phải hoàn thành các MDG trong
thời hạn 2012-2015. Việt Nam
đã hoàn thành sớm trước thời hạn tất cả các MDG. Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1
tuổi, tỷ lệ tử vong mẹ đều thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia có cùng
điều kiện kinh tế.
Tuổi thọ bình quân của Việt Nam đạt 73-74 tuổi. Tuổi thọ bình
quân rất quan trọng, nó cho chúng ta thấy những bằng chứng về sức khỏe. Bản
thân tôi đã tới thăm vùng đồng bằng dân tộc thiểu số ở Việt Nam và nhận
thấy các trạm y tế hoạt động rất tốt, các cán bộ y tế đầy quyết tâm.
Tuy nhiên, Việt Nam
cũng đối mặt với thách thức là người dân cần chất lượng dịch vụ chăm sóc sức
khỏe cao hơn. Để làm điều này, Việt Nam đề ra chiến lược BHYT toàn
dân trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, Việt Nam đã đạt
độ bao phủ BHYT gần 65% và đề ra mục tiêu 90 - 95% trong tương lai. WHO đã
hợp tác chặt chẽ với Việt Nam
ở góc độ này.
PV: Ông đánh giá thế nào về mối quan hệ hợp tác giữa WHO và Bộ Y
tế Việt Nam trong hơn 50
năm qua?WHO có ưu tiên gì cho Việt Nam?
TS. Shin Young-Soo: WHO có mối quan hệ chặt chẽ với Việt Nam, đặc biệt
là Bộ Y tế và đặc biệt hài lòng với mối quan hệ hợp tác song phương. Văn
phòng WHO tại Việt Nam
với hơn 70 cán bộ làm việc là văn phòng lớn nhất tại khu vực. Tôi cảm thấy
rất hài lòng với mối quan hệ hợp tác với Việt Nam
và Bộ Y tế Việt Nam.
Trong bối cảnh này, WHO hết sức ủng hộ BHYT toàn dân và lộ trình đưa
ra. Bộ Y tế có nhiệm vụ nặng nề trên vai để hoàn thành sứ mệnh này. Việt Nam chi 7%
GDP cho y tế, Chính phủ huy động nhiều nguồn lực cho tài chính y tế. Tuy nhiên,
tiền chi cho y tế, nhiều khoản vẫn từ túi người bệnh. Đây không phải là một
nhiệm vụ của riêng Bộ Y tế, mà cần có sự hỗ trợ đa ngành và các tổ chức khác
nhau để cung cấp dịch vụ này cho các bệnh viện, trạm y tế xã. Đây quả thực là
một dự án rất lớn. Chính phủ Việt Nam cần thành lập một tổ chức, hệ
thống mới chuyên trách BHYT. Tại các bệnh viện lớn, dịch vụ y tế lồng ghép
tuy không dễ dàng nhưng không phải là không thể. WHO sẽ sát cánh cùng Việt Nam để đạt
mục tiêu này.
PV: Xin cảm ơn ông!
Theo Bích Vân
|
Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013
Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn Các mục tiêu Thiên niên kỷ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét