(ThanhtraVietnam) - Năm 2012, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của cả nước tăng 2,72% so với năm 2011. Nhiều nhóm hàng nông sản tăng khá về lượng xuất khẩu: Sắn và sản phẩm sắn tăng 55,2%; cà phê tăng 37,9%; cao su tăng 23,8%; hạt điều tăng 25,6%; gạo tăng 13,1%; chè tăng 10,4%... Lần đầu tiên xuất khẩu gạo của Việt Nam vượt Thái Lan, đạt trên 8 triệu tấn, tương đương 3,7 tỷ USD.
Khẳng định vai trò và những đóng góp to lớn của nông thôn Thủ đô
Đó là một trong những thành tựu nổi bật trong công cuộc đổi mới ở nước ta do đồng chí Phạm Quang Nghị, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội cho biết tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình số 02 của Thành uỷ khoá XV về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015”.
Trên địa bàn Thành phố, hiện có 1.312 trang trại gia cầm; 724 trang trại gia súc. Trong đó có 15 hộ chăn nuôi tập trung, quy mô từ 15.000 đến 60.000 con gà; 2.000 đến 20.000 con lợn. Sản lượng bình quân của các hộ nuôi lợn từ 900-1200 tấn/năm; hộ lớn nhất đạt 3.000 tấn/năm; 12 khu nuôi trồng thuỷ sản với tổng diện tích 990 ha…
Trên toàn Thành phố, tổng số hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi ở cả 4 cấp: TW, Thành phố, huyện và cơ sở là hơn 190 nghìn hộ; trong đó cấp TW có 166 hộ; cấp Thành phố có 2.065 hộ; cấp huyện có 32.332 hộ.
Một trong những thành tựu nổi bật của Thành phố trong hai năm qua là công tác xây dựng nông thôn mới. Diện mạo của nông thôn ngoại thành, nhất là những địa phương đã triển khai xây dựng nông thôn mới có nhiều khởi sắc và thay đổi nhanh chóng. Nhận thức, tư duy của cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, yêu cầu, nội dung, giải pháp xây dựng nông thôn mới được nâng lên một bước. Công tác quy hoạch nông thôn mới được coi trọng, công tác bố trí, quản lý, sử dụng đất đai, nguồn nhân lực và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn ngày càng đi vào nền nếp và có hiệu quả hơn. Đến nay, đã cơ bản hoàn thành việc phê duyệt đồ án quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới trên toàn bộ 401 xã toàn Thành phố. Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả bước đầu các chương trình, đề án phát triển sản xuất nông nghiệp như: Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn; đề án phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; chương trình sản xuất lúa hàng hoá chất lượng cao; chương trình phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư; các dự án giết mổ gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản…
Trong những việc đã làm được, đồng chí Phạm Quang Nghị đặc biệt đánh giá cao những kết quả nổi bật của công tác dồn điền đổi thửa. Các địa phương đã tập trung chỉ đạo và đạt kết quả tốt (22,6 ngàn ha), vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (là 19,4 ngàn ha). Điển hình là các huyện: Sóc Sơn, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Phú Xuyên. Đây là việc làm rất khó, không phải chỉ khắc phục, vượt qua nếp nghĩ lâu đời nay của nông dân, làm ruộng phải có gần, có xa, có tốt, có xấu, có nông, có sâu, có lúa, có mầu, v.v... Mà còn phải vượt qua được những tính toán, lợi ích riêng tư đối với những hộ có ruộng tốt, ở vị trí thuận lợi, được giấu diện tích... Để làm được việc này, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải có quyết tâm cao và gương mẫu, phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Có thể nói, công tác dồn điền đổi thửa là một khâu đột phá để xây dựng nông thôn mới. Có dồn điền đổi thửa, mới quy hoạch được đồng ruộng; mới giải quyết tốt vấn đề giao thông, thuỷ lợi nội đồng; mới đưa tiến bộ kỹ thuật vào đồng ruộng; mới cơ giới hoá được sản xuất, thực hiện được thâm canh, chuyên canh, sản xuất hàng hoá; mới thuận lợi cho công tác phòng chống sâu bệnh, bảo vệ cây trồng, vật nuôi; mới sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đai... Có dồn điền, đổi thửa mới góp phần đổi mới được tư duy, khắc phục tư tưởng manh mún, tự cung tự cấp, tiến tới sản xuất hàng hóa để làm giàu.
Qua 2 năm thực hiện Chương trình 02 và phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, toàn Thành phố đã có 161/401 xã (40%) đạt và cơ bản đạt từ 10 - 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trong đó có 12 xã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí, 62 xã đạt và cơ bản đạt từ 14 - 18 tiêu chí, 87 xã đạt và cơ bản đạt từ 10 - 13 tiêu chí. Thành phố đã huy động được một nguồn lực rất lớn, trên 8,5 nghìn tỷ đồng, trong đó bước đầu đã huy động được những nguồn xã hội hoá tham gia xây dựng nông thôn mới. Cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn được quan tâm đầu tư. Đời sống nông dân được cải thiện và từng bước nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người 2 năm qua tăng từ 15 triệu đồng lên 17 triệu đồng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội nhận định Thủ đô Hà Nội sau khi mở rộng có khu vực nông thôn rất rộng lớn và giàu tiềm năng phát triển, với hơn 80% diện tích đất tự nhiên, số dân hơn 4 triệu người; có 401 xã trên tổng số 577 xã, phường, thị trấn; 18 huyện trên 29 quận, huyện, thị xã. Nhận thức rõ đặc điểm, vị trí, tầm quan trọng của vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Thủ đô, Thành uỷ đã cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ Thành phố bằng 9 chương trình công tác lớn; trong đó, Chương trình số 02 xác định: “Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa tập trung, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Xây dựng nông thôn mới phát triển theo quy hoạch, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái, cảnh quan sạch đẹp, gắn kết hợp lý giữa phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Từng bước nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nông dân…”
Vượt qua khó khăn để chung sức xây dựng nông thôn mới
Bí thư Thành ủy Hà Nội cho hay, trong bối cảnh tình hình kinh tế của đất nước hai năm gần đây, nhất là sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ gặp phải những khó khăn chưa từng có: Tốc độ phát triển kinh tế thấp hơn nhiều những năm trước (năm 2012 chỉ đạt 5,03%); công nghiệp - xây dựng tăng 4,52%; dịch vụ tăng 6,42%).
Năm 2012, trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, Đảng bộ và chính quyền Thành phố tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội; gắn với thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Với sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, MTTQ và các đoàn thể nhân dân, trong đó có sự đóng góp to lớn, hiệu quả của nông dân, Thành phố đã đạt được kết quả quan trọng và khá toàn diện trên các lĩnh vực: kiềm chế được lạm phát dưới 10%, kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 8,1%; thu ngân sách đạt 100,2% kế hoạch; văn hóa - xã hội phát triển; an sinh xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội có chuyển biến tích cực; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt được những kết quả đáng khích lệ. Một số lĩnh vực đạt được kết quả nổi bật, được nhân dân ghi nhận như: quy hoạch đô thị, trật tự an toàn giao thông, xây dựng nông thôn mới, hoạt động đối ngoại của Thành phố, tổ chức các hoạt động kỷ niệm 40 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”…
Trong những thành tựu của Thủ đô trong năm 2012, đồng chí Phạm Quang Nghị khẳng định vai trò và những đóng góp to lớn, rất quan trọng của nông thôn Thủ đô. Vượt lên những khó khăn do điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, dịch bệnh, giá vật tư tăng cao, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nông sản v.v.. Sản xuất nông nghiệp của Thủ đô tiếp tục có nhiều tiến bộ và đạt được những kết quả quan trọng. Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 199 triệu đồng/ha, tăng 5,3% so năm 2011.
Cơ cấu nội ngành nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản và dịch vụ nông nghiệp. Đã hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá với năng suất và chất lượng cao, như: sản xuất lúa, trồng rau an toàn, trồng hoa, cây cảnh... Chăn nuôi có bước phát triển đột phá theo hướng hình thành các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư; thuỷ sản phát triển theo hướng tập trung, thâm canh.
Những kết quả bước đầu đáng phấn khởi nói trên đã khẳng định tính đúng đắn của chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và Thành phố; là kết quả của tinh thần quyết tâm cao độ và sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành của Thành phố. Đồng chí Phạm Quang Nghị đánh giá cao vai trò chỉ đạo, tổ chức thực hiện của Ban Chỉ đạo Chương trình 02 và Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, đã thể hiện nhiệt tình, tâm huyết, gắn bó, sâu sát với đồng ruộng, với người nông dân; hoan nghênh sự đóng góp, tham gia tích cực, với tinh thần “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” của bà con nông dân, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp Thủ đô.
Từ một nước thiếu lương thực triền miên, phải nhập khẩu, nhận viện trợ về lương thực, hơn 10 năm nay Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thế giới cũng ca ngợi, đánh giá cao thành tích xoá đói giảm nghèo của Việt Nam. Mà nói đến thành công xoá đói, giảm nghèo, cũng có nghĩa nói đến thành công trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Xây dựng nông thôn mới là một chương trình lớn và là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; đồng thời đòi hỏi sự nhiệt tình, gương mẫu, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và sự tích cực hưởng ứng của mỗi người dân. Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng tin tưởng rằng, với nỗ lực và quyết tâm mới, Thành phố chúng ta sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong năm 2013 và những năm tiếp theo./.
Từ một nước thiếu lương thực triền miên, phải nhập khẩu, nhận viện trợ về lương thực, hơn 10 năm nay Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thế giới cũng ca ngợi, đánh giá cao thành tích xoá đói giảm nghèo của Việt Nam. Mà nói đến thành công xoá đói, giảm nghèo, cũng có nghĩa nói đến thành công trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Trả lờiXóaVượt qua Thái Lan là một nước có nền nông nghiệp mạnh trong khu vực Đông Nam Á và thế giới, đây đúng là điều đáng mừng và tự hào. Hãy xây dựng thương hiệu nông nghiệp Việt Nam để bạn bè khắp thế giới biết về đất nước tươi đẹp của chúng ta.
Tự hào và cảm kích vô cùng trước công lao của những người làm trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam, tất cả họ đã nỗ lực hết sức, làm việc hết mình để cho Việt nam chúng ta có vị thế số 1 thế giới.
Trả lờiXóaVẫn còn đó cuộc sống vất vả của người nông dân từ bao đời, nhưng giờ đây, người nông dân không còn ngây thơ chất phác nữa, họ đã biết học hỏi kĩ thuật mới, áp dụng công nghệ vào sản xuất chế biến, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, qua đó cải thiện dần cuộc sống của mình.
Chúc cho các bác nông dân luôn khỏe mạnh để giữ vững và nâng cao hơn nữa những thành quả đáng tự hào của mình