QĐND - Phiên tòa phúc thẩm ba công dân Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải đã kết thúc hôm 28-12. So với phiên sơ thẩm cách đây 3 tháng, bản án dành cho bị cáo Nguyễn Văn Hải và Tạ Phong Tần là không đổi...
Cũng như lần trước, mang danh Giám đốc khu vực châu Á của cái gọi là tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, trên một số trang mạng thiếu thiện chí với Việt Nam, ông Phil Robertson lại viết rằng: "Không ai trong số ba thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo tự do - Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải - đáng bị bắt giữ, họ không đáng bị xử tù vì thực thi quyền biểu lộ quan điểm dưới các hình thức khác nhau…".
Cách nói của ông Phil Robertson chứng tỏ ông rất thiếu thông tin về chính sách và luật pháp Việt Nam. Bộ luật Hình sự hiện hành cũng như tất cả các đạo luật khác của Việt Nam đều được Quốc hội thông qua và được ban hành dựa trên các nguyên tắc, trình tự xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có việc lấy ý kiến của đông đảo tầng lớp nhân dân... Do đó, Bộ luật Hình sự của Việt Nam phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân, bảo đảm tính dân chủ và sự đồng thuận của xã hội. Quá trình xây dựng pháp luật, Việt Nam luôn nghiên cứu kỹ các công ước quốc tế đã tham gia để vận dụng. Do đó pháp luật Việt Nam luôn bảo đảm tính phù hợp với công ước quốc tế.
Điều 88 Bộ luật Hình sự của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định tội phạm gồm các hành vi: Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam... Điều 2 của Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền được thông qua ngày 10-12-1948 nêu rõ: “Mọi người đều được hưởng tất cả những quyền và tự do được công bố trong Bản tuyên ngôn này” nhưng phải “căn cứ trên cơ chế chính trị, nền tảng luật pháp hay quy chế quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ đó…”. Điều 19 của Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 16-12-1966 và có hiệu lực từ ngày 23-3-1976 quy định: "Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận". Nhưng cũng tại Điều 29 của Công ước này quy định: "... Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định, và những hạn chế này chỉ nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng nhân quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ."
Hành vi thành lập Câu lạc bộ Nhà báo tự do, tự thiết kế blog mang tên câu lạc bộ, sau đó thành lập thêm các trang phụ, thông báo cho các thành viên tham gia sử dụng; liên tục viết và đăng những bài có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc sự thật, bôi nhọ sự lãnh đạo, đả kích đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; đăng lại nhiều bài từ blog, trang web của các tổ chức hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam; trực tiếp tham gia khóa huấn luyện về phương pháp đấu tranh bất bạo động do Tổ chức phản động Việt Tân tiến hành… của các đối tượng là rất rõ ràng và đã vi phạm Điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Trong thực tiễn, trên thế giới không có quốc gia nào có quyền tự do ngôn luận tuyệt đối, quyền này thường bị hạn chế bởi các quy định của pháp luật. Tại Việt Nam, mọi công dân đều có quyền bày tỏ chính kiến của mình, song quyền này phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, không xâm phạm đến lợi ích của người khác và lợi ích quốc gia. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Hành vi lợi dụng tự do dân chủ để tuyên truyền chống Nhà nước của Nguyễn Văn Hải và các đối tượng là biểu hiện của chủ nghĩa tự do cực đoan, gây ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc. Hậu quả của tình trạng tự do vô chính phủ ấy là sự mất an ninh trật tự, gây rối loạn xã hội... Cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam bắt giữ, xét xử ba đối tượng trên về tội “tuyên truyền chống Nhà nước” là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng luật pháp Việt Nam và phù hợp với công ước quốc tế.
KIM NGỌC
Những quy định rõ ràng của luật pháp Việt Nam và công ước quốc tế đã nêu trên khẳng định 100% bản án dành cho những bị cáo Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải là hoàn toàn hợp lý và chính xác.
Trả lờiXóaMong rằng những tổ chức quốc tế hiểu rõ và không phát biểu thiếu thiện chí như ông Phil Robertson của tổ chức Human Right Watch
Vẫn là những luận điệu cũ của HRW nhằm can thiệp vào tình hình nội bộ của Việt Nam. Có thể với họ thì đó chỉ là nêu lên chính kiến, nhưng đã là người dân Việt Nam sống trên đất nước Việt Nam thì phải tuân thủ theo luật pháp của Việt Nam. Đã là công dân Việt Nam, khi vi phạm pháp luật thì xứng đáng phải chịu hình phạt của pháp luật. Điều cơ bản đó hi vọng là HRW sẽ hiểu trong thời gian tới
Trả lờiXóaBản án dành cho Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải là hoàn toàn đúng Luật pháp và phù hợp với yêu cần nguyện vọng của đại đa số nhân dân Việt Nam.
Trả lờiXóaĐảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam không bao giờ chấp nhận bất kì hành động chống phá nào gây mất đoàn kết dân tộc, bôi nhọ XHCN.
Hành vi lợi dụng tự do dân chủ để tuyên truyền chống Nhà nước của Nguyễn Văn Hải và các đối tượng là biểu hiện của chủ nghĩa tự do cực đoan, gây ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc. Hậu quả của tình trạng tự do vô chính phủ ấy là sự mất an ninh trật tự, gây rối loạn xã hội... Cơ quan bảo vệ pháp luật Việt Nam bắt giữ, xét xử ba đối tượng trên về tội “tuyên truyền chống Nhà nước” là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng luật pháp Việt Nam và phù hợp với công ước quốc tế.
Trả lờiXóaLời khẳng định quá chính xác, đúng người đúng tội quá rồi còn gì.