QĐND
- Thời đại ngày nay được người ta diễn đạt bằng nhiều thuật ngữ khác
nhau - nào là “thời đại thông tin”; “thời đại toàn cầu hóa”, “thời đại cách
mạng khoa học công nghệ”, “thời đại kinh tế tri thức”…; hoặc có người còn gọi
thế giới ngày nay là “ thế giới phẳng”…
Tuy
nhiên, cho dù diễn đạt theo cách nào, dựa trên quan điểm gì thì cũng không thể
phủ nhận được một thực tế là, thế giới ngày nay vẫn là một cộng đồng gồm các
quốc gia, dân tộc với những khác biệt về hệ tư tưởng, truyền thống lịch
sử, bản sắc văn hóa, chế độ chính trị và thể chế quốc gia. Đồng thời, giữa các
quốc gia vẫn đang diễn ra các cuộc cạnh tranh, đấu tranh với nhau dưới các hình
thức chiến tranh nóng, chiến tranh lạnh, chiến tranh không có khói súng, các
cuộc “cách mạng sắc màu” và cả những cuộc chính biến hiện nay ở Trung
Đông, Bắc Phi, như có người gọi là “cách mạng hoa nhài”. Nếu người ta có cách
nhìn khách quan, sáng suốt thì đều nhận thấy rằng những mâu thuẫn,
xung đột và chiến tranh đó là vì các lợi ích vật chất và tinh thần của
mình, chứ đâu phải vì các giá trị dân chủ, nhân quyền chung chung của nhân
loại.
Theo
các chuyên gia nghiên cứu về nhà nước và pháp luật, hơn 190 quốc gia trên thế
giới ngày nay đang tồn tại với nhiều chế độ - thể chế khác nhau, như: Cộng hòa
dân chủ; Quân chủ; Quân chủ nghị viện; Cộng hòa tổng thống; Cộng hòa đại
nghị và Nhà nước tôn giáo (Va-ti-căng). Ở mỗi quốc gia, việc lựa chọn hệ tư tưởng
nào - chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội; thể chế chính trị nào - đa đảng
hay một đảng lãnh đạo, cầm quyền; mô hình kinh tế nào - chủ nghĩa tự do hay
kinh tế thị trường xã hội, cũng như việc định đoạt các nguồn tài nguyên, của
cải của mình đều thuộc quyền của mỗi dân tộc mà không ai có quyền can thiệp, kể
cả Liên hợp quốc. Mặt khác, ở các quốc gia, cho dù là quốc gia phát triển hay
đang phát triển, ở phương Tây hay ở phương Đông, trong chế độ chính trị, thể
chế quốc gia đều có những biểu tượng tinh thần của mình. Ví dụ như vai trò của
hoàng gia (như ở Vương quốc Anh, Nhật Bản, Đan Mạch, Thụy Điển, Thái Lan…) hoặc
vai trò của các chức sắc tôn giáo (nhất là đạo Hồi). Chế độ chính trị cùng với
những biểu tượng này hình thành trong lịch sử, được nhân dân tôn trọng, hiến
pháp và pháp luật bảo vệ.
Ở
Việt Nam, chế độ Dân chủ cộng hòa nay là Cộng hòa XHCN ra đời từ
cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo,
giành lại độc lập dân tộc, xóa bỏ chế độ thuộc địa, phong kiến kéo dài hàng
trăm năm. Chế độ đó được bảo vệ và củng cố bằng xương máu, sức lực của cả dân
tộc trong các cuộc chiến tranh xâm lược chống lại những đế quốc hung bạo
nhất thế kỷ. Thành quả của các cuộc đấu tranh với bao nhiêu hy sinh, mất mát
kéo dài trên một nửa thế kỷ đó được ghi nhận trong Hiến pháp. Hiến pháp 1992
không chỉ là đạo luật gốc, mà còn là giá trị tinh thần của dân tộc.
Thật
đáng tiếc, trong xã hội ta có một số ít người đã nhận thức lệch lạc về quyền
công dân và quyền con người. Người ta đã tuyệt đối hóa quyền của cá nhân mà
quên đi lợi ích của cộng đồng, của quốc gia, dân tộc. Mỗi khi quyền và lợi
ích của cá nhân bị xâm phạm thì người ta bức xúc, thậm chí có thể sử dụng ngay
cả bạo lực. Còn đối với lợi ích quốc gia, phẩm giá của dân tộc thì chẳng khác gì
câu tục ngữ “cha chung không ai khóc” hoặc “lắm sãi chẳng ai đóng cửa chùa”.
Thậm chí, có người còn không tiếc lời xúc phạm, phỉ báng, miệt thị chế độ
xã hội. Lợi dụng Điều 19 về quyền tự do ngôn luận, “Công ước quốc tế các
quyền dân sự, chính trị”, năm 1966, có người cho rằng mình có quyền tuyên
truyền các quan điểm cá nhân - mà thực chất là phỉ báng, bôi nhọ chế độ xã hội,
thể chế quốc gia. Về các cơ quan Nhà nước của Việt Nam họ nói: “Cả Lập pháp, Tư
pháp và Hành pháp chỉ là công cụ cai trị của Đảng Cộng sản”; “ Điều 4 Hiến pháp
Việt Nam là hoàn toàn phi lý vì vậy dứt khoát phải xóa bỏ”. Còn hệ thống
pháp luật Việt Nam thì họ dám gọi là “một quái trạng pháp luật”…(!)
Những
ai đã nghiên cứu các công ước quốc tế về quyền con người thì đều hiểu rằng,
Điều 19 (Công ước nói trên) còn cho phép các quốc gia thành viên có quyền đưa
ra những hạn chế luật định nhằm:
“
a) Tôn trọng uy tín và các quyền của người khác;
b)
Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức của công
chúng”.
Về
các quyền liên quan đến tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, pháp
luật Việt Nam đã có những quy định như sau: Điều 88, Bộ luật Hình sự, 1999,
về “ Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam:
Người
nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Tuyên
truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên
truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong
nhân dân;
c) Làm
ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Phạm
tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm”.
Điều
13, Luật An ninh quốc gia quy định như sau: "1. Tổ chức hoạt động câu kết,
xúi giục, khống chế, kích động,… nhằm chống chính quyền nhân dân, xóa bỏ vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Điều
14 Quy định nhiệm vụ bảo vệ an ninh như sau:
1.
Bảo vệ chế độ chính trị và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
2. Bảo
vệ an ninh về tư tưởng và văn hóa… quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân.
Điều
10, Luật Báo chí, quy định “những điều không được thông tin trên báo chí…:
“1.
Không được kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam…
3. Không
được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống xúc phạm danh dự, nhân phẩm của
công dân”...
Như
vậy là những quy định nói trên của pháp luật Việt Nam không trái với pháp luật
quốc tế.
Về
mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế, cho đến nay
các công ước quốc tế về quyền con người không chỉ có những quyền tuyệt đối mà
còn có những quyền bị hạn chế (trong đó có quyền tự do ngôn luận) đủ sự mềm dẻo
để cho các quốc gia, dân tộc vận dụng vào hoàn cảnh đặc thù của mình. Luật quốc
tế về quyền con người không phải là những quy định pháp luật trực tiếp áp đặt
cho các quốc gia - dân tộc. Đơn giản vì thế giới ngày nay không phải một quốc
gia, Liên hợp quốc không là chính phủ trung ương, các quốc gia không phải là
chính quyền địa phương. Tương tự như vậy, trên lĩnh vực pháp lý - pháp luật
quốc gia không phải là hương ước, lệ làng, đó là ý chí của cả dân tộc.
Luật quốc tế đối với các quốc gia thành viên trên thực tế đó là các
hiệp ước, nó chỉ phát sinh hiệu lực pháp lý khi quốc gia nào đó gia nhập,
ký kết, phê chuẩn công ước. Tôn trọng độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia luôn
là nguyên tắc hàng đầu của Liên hợp quốc.
Không
phủ nhận rằng xã hội ta đang còn nhiều vấn đề như nhiều quốc gia khác, thậm chí
còn là nhức nhối cần phải giải quyết - đó là phân hóa giàu nghèo, tình trạng
quan liêu, tham nhũng, suy thoái về đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ,
công chức; ở nơi này, nơi khác quyền của người dân còn bị vi phạm…
Song, để giải quyết những vấn đề đó cần phải dựa trên các nguyên tắc chính trị,
tư tưởng đúng đắn và nguyên tắc nhà nước pháp quyền, chứ không là việc tuyên
truyền các quan điểm cá nhân (thực chất là phỉ báng, bôi nhọ, miệt thị chế độ
xã hội). Nền dân chủ Việt Nam vẫn đang trên đường phát triển và hoàn thiện, tuy
nhiên, điều đó không thuộc về các “chiến sĩ dân chủ, nhân quyền dũng
cảm”, càng không phải là việc download (tải về) nền chính trị phương Tây như có
người đã nói, mà là công việc của cả hệ thống chính trị và của toàn dân.
Đối
với dân tộc ta, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, gắn liền với chế độ
xã hội, là giá trị cao nhất của dân tộc. Bảo vệ các nguyên tắc Hiến định,
trong đó có Điều 4, Hiến pháp 1992 quy định về vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã
hội của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là bảo vệ thành quả cách mạng mà
còn là tôn trọng phẩm giá của dân tộc.
Phương Nhi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét